Tàu ngầm phi hạt nhân mạnh nhất châu Á của Nhật Bản

20:50 09/11/2017
Chiếc tàu ngầm thứ 10 của lớp Soryu mang tên Dực Long(Shoreu) đã được hạ thủy tại nhà máy đóng tàu của Tập đoàn Công nghiệp nặng Kawasaki, Kobe vừa qua. Đây được coi là loại tàu ngầm phi hạt nhân mạnh nhất châu Á hiện nay.

Tàu ngầm Dực Long có tên mã là SS-510 sẽ có quá trình vận hành thử nghiệm trước khi được bàn giao cho Lực lượng Phòng vệ Nhật Bản vào tháng 3-2018. Con tàu được khởi đóng từ tháng 1-2015.

SS-510 có chiều dài lên 84m rộng 9,1 m, cao 10,5m, tổng trọng lượng lên tới 2.950 tấn khi nổi và 4.100 tấn khi lặn. Tàu được trang bị 2 động cơ diesel Kawasaki 12V 25 / 25SB, 4 động cơ điện (VNUU) V4-275R do Kawasaki Kockums sản xuất. Tốc độ tối đa của tàu khi nổi là 13 hải lý/giờ (24km/h) và 20 hải lý/giờ (37 km/h) khi lặn.

SS-510 được hạ thủy tại Kobe hôm 6-11.

Đây là 1 trong 2 loại tàu ngầm duy nhất đang hoạt động tại khu vực châu Á có động cơ đẩy không khí độc lập (AIP). 4 động cơ Kawasaki Kockums V4-275R Stirling (sản xuất theo giấy nhượng quyền của Thụy Điển) không những khiến tàu tăng công suất lên tới 8.000 mã lực mà còn giúp con tàu có thể lặn liên tục trong 2 tuần mà cần nổi lên nạp điện.

Nhật Bản cũng trang bị cho tàu ngầm cánh lái đuôi hình chữ X giúp nó cực kỳ cơ động ở vùng biển nông (vốn là cấm địa với các tàu ngầm hạt nhân do dễ bị phát hiện). Tàu ngầm lớp Soryu cũng có thể lặn tới độ sâu tối đa 649m vượt trội hơn cả tàu ngầm hạt nhân lớp Virginia chỉ là 450m.

Theo báo chí Mỹ, Nhật Bản trang bị cho tàu ngầm lớp Soryu radar ZPS-6F khiến những "cá mập thép" này có thể phát hiện các tàu hải quân hay máy bay tuần hải của đối phương.

Lớp tàu ngầm Soryu được coi là quả đấm thép của Lực lượng phòng vệ trên biển Nhật Bản.

Tàu ngầm lớp Soryu cũng có loại sonar Hughes / Oki ZQQ-7 (được coi là một trong các loại sonar tàu ngầm tiên tiến nhất hiện nay) có thể phát tất cả vật thể xung quanh tàu. Một dây kéo dò âm thụ động cũng được gắn ở đuôi tàu nhằm phát hiện kẻ thù qua âm thanh động cơ.

Dù to lớn nhưng để phát hiện ra một tàu ngầm Soryu không hề dễ khi nó được trang bị một lớp vỏ có khả năng cách âm cũng như được sơn một loại sơn đặc biệt cho khả năng hấp thụ sóng vô tuyến định vị của các tàu chống ngầm.

Trong tương lai các tàu ngầm Soryu sẽ có khả năng lặn liên tục lên tới 3 tuần.

Các tàu ngầm lớp Soryu có 6 ống phóng ngư lôi cỡ 533mm có thể phóng các loại ngư lôi Type 89 (cơ số 30 quả), hoặc tên lửa chống hạm Harpoon. Một thông tin không chính thức cho biết Soryu cũng có thể bắn các loại tên lửa hành trình Tomahawk giúp nó có khả năng tấn công mặt đất tầm xa.

Với tầm hoạt động lên tới 6.100 hải lý (11.000 km) đây được coi là phương tiện tuần tra tầm xa và là vũ khí mạnh nhất của xứ sở mặt trời mọc trên biển. Nhật Bản dự định đến năm 2025 sẽ sở hữu ít nhất 13 tàu ngầm loại này.

B.N

Ngày 21/11, phiên tòa sơ thẩm xét xử bị cáo Mai Thị Hồng Hạnh (cựu Giám đốc kiêm Chủ tịch HĐTV Công ty TNHH Thương mại Vận tải và Du lịch Xuyên Việt Oil - Xuyên Việt Oil), cùng 14 đồng phạm về những sai phạm nghiêm trọng liên quan đến lĩnh vực kinh doanh xăng dầu tiếp tục diễn ra với phần xét hỏi của đại diện VKS và các luật sư. 

Liên quan đến vụ việc nhóm học sinh vi phạm giao thông trên đường Nguyễn Trãi được Báo CAND đăng tải, chiều 21/11, Đội CSGT số 7 (Phòng CSGT Công an TP Hà Nội) phối hợp với Đội CSGT-TT Công an quận Thanh Xuân đã có buổi làm việc với Ban giám hiệu Trường THPT Huỳnh Thúc Kháng (quận Thanh Xuân, Hà Nội) cùng phụ huynh và các em học sinh.

Liên quan đến vụ tai nạn xe chở rác BKS 75C-044.83 khi đi qua cầu treo Bình Thành (xã Bình Thành, thị xã Hương Trà, tỉnh Thừa Thiên Huế) bất ngờ gặp tai nạn rơi xuống sông làm 2 người mất tích như Báo CAND đã thông tin, vào chiều 21/11, ông Phan Quý Phương, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Thừa Thiên Huế đã đến hiện trường chia sẻ, động viên gia đình 2 nạn nhân và chỉ đạo công tác cứu nạn, cứu hộ (CNCH).

©2004. Bản quyền thuộc về Báo Công An Nhân Dân.
®Không sao chép dưới mọi hình thức khi chưa có sự đồng ý bằng văn bản của Báo Công An Nhân Dân.
English | 中文