Trong hơn 3 thập kỉ qua, Tomahawk luôn giữ vai trò mở màn mỗi khi Mỹ muốn tuyên chiến hoặc phát động cuộc tấn công lật đổ tại một quốc gia nào đó. “Đích đến” của Tomahawk trong những năm gần đây có thể kể đến: Iraq, Afghanistan, Libya và mới nhất là Syria.
Các tên lửa Tomahawk của Mỹ có độ chính xác cao đến mức có thể đánh trúng không chỉ các tòa nhà mà cả những ô cửa sổ cụ thể. Chúng đã được phóng đi để tấn công một căn cứ quân sự Syria trong ngày 7-4.
|
Sau hơn 30 năm hiện diện trong kho vũ khí quân đội Mỹ, tên lửa hành trình Tomahawk vẫn là “ngôi sao” sáng nhất trong hệ thống tên lửa của Mỹ. |
|
Hôm 7-4, Mỹ đã phóng hơn 60 tên lửa Tomahawk từ 2 tàu USS Porter và USS Ross trên Địa Trung Hải nhằm vào “một số” mục tiêu trên lãnh thổ Syria, bao gồm một sây bay cạnh thành phố Homs. |
|
Tên lửa Tomahawk có thể được phóng từ máy bay, tàu ngầm hay thiết giáp mặt đất. Ảnh: RT |
|
Tomahawk là loại đạn tự hành tầm dài, có khả năng sống sót cao, rất khó phát hiện bằng ra đa, hay hồng ngoại. Ảnh: Wiki |
|
Trong các cuộc chiến được Mỹ phát động, Tomahawk luôn đóng vai trò mở màn nhằm tiêu diệt khả năng phòng không của đối phương. Ảnh: Twitter. |
|
Tomahawk có hệ thống dẫn đường tiên tiến bậc nhất thế giới với nhiều biến thể được nâng cấp liên tục. Ảnh: Wiki |
|
Tên lửa Tomahawk được sử dụng lần đầu trong Chiến tranh Vùng Vịnh lần thứ nhất. Nó nhanh chóng chứng tỏ uy lực tấn công phủ đầu đáng sợ khi đánh tan tác các căn cứ quan trọng của Iraq. Ảnh: Hải quân Mỹ. |
|
.Tomahawk cũng nổi tiếng là một sát thủ vô hình. Toàn thân tên lửa được bao phủ bởi một lớp hấp thụ sóng radar, có tính năng như một chiếc áo tàng hình. Ảnh: EPA |
|
Trong cuộc tấn công Iraq năm 2003, hơn 803 tên lửa Tomahawk đã được phóng vào các mục tiêu ở quốc gia này. 283 tên lửa khác được phóng đi trong chiến dịch thiết lập vùng cấm bay ở Libya năm 2011. Ảnh: Hải quân Mỹ. |
Phùng Nguyễn