"Soi" tên lửa S-200 giúp Syria bắn hạ máy bay F-16 của Israel

21:08 11/02/2018

Lực lượng phòng không Syria đã triển khai hệ thống tên lửa phòng không S-200 (NATO định danh là SA-5 Gammon) được Liên xô thiết kế trong những năm 1960 để bắn rơi một máy chiến đấu F-16I của Không quân Israel (IDF) hôm 10-2.

Chiếc máy bay bị trúng tên lửa rơi xuống thung lũng Jezreel ở miền Bắc Israel gần khu vực Cao nguyên Golan. Cả 2 phi công nhảy dù và tiếp đất thành công trong lãnh thổ Israel. 

Một người bị thương khá nặng, trong khi người còn lại chỉ bị thương nhẹ. Họ được một trực thăng UH-60 Blackhawk đưa đến bệnh viện cấp cứu, trang web Aviation Analysis Wing  đưa tin. Sau khi chiến đấu cơ rơi, còi báo động vang lên ở miền Bắc Israel.

Máy bay chiến đấu F-16I của Không quân Israel. Ảnh: Jerusalem Post

F-16I  là phiên bản tiêm kích F-16 hiện đại nhất của Không quân Israel - đây vốn là phiên bản nâng cấp của mẫu F-16/CD Block 52. F-16I trang bị 50% hệ thống điện tử hàng không do Israel chế tạo, có khả năng triển khai tên lửa không đối không Python 5, bổ sung thêm hai thùng nhiên liệu hòa nhập khí động học CFT tăng tầm bay.

Máy bay được trang bị radar khẩu độ tổng hợp AN/APG-68(V5) có chế độ tự động phát hiện và theo dõi mục tiêu, tầm trinh sát tối đa lên tới 296 km đối với phi cơ cỡ lớn và khoảng 85 km đối với tiêm kích hạng nhẹ.

Bên cạnh đó, động cơ F100-PW-229 đặc trưng của F-16 Block 52 có độ tin cậy rất cao và hệ thống chỉ thị mục tiêu tích hợp trên mũ phi công cho khả năng không chiến cực mạnh ở cả tầm xa lẫn tầm gần

Máy bay được vũ trang pháo M61A1 6 nòng 20 mm bố trí phía bên trái buồng lái. F-16 có 9 điểm treo vũ khí dưới cánh có thể mang tên lửa không đối không, đối đất, đối hải, bom thông thường, bom thông minh. Tổng tải trọng vũ khí mang theo khoảng 7,7 tấn. 

Nhưng vì sao một loại chiến đấu cơ hiện đại bậc nhất thế giới như F-16I vẫn bất ngờ bị “hạ đo ván” khi đối mặt với hệ thống phòng không S-200 “cổ lỗ sĩ”? Đó là vì, hệ thống S-200 có khả năng chiến đấu rất quái kiệt, hoàn toàn khác biệt so với những hệ thống phòng không khác.

S-200 là một hệ thống tên lửa đất đối không (SAM) có tầm xa, trần bắn từ trung bình đến cao, được thiết kế nhằm bảo vệ các mục tiêu lớn khỏi các máy bay ném bom hoặc các máy bay chiến lược khác của phương Tây (chẳng hạn như SR-71 "Blackbird"). 

Mỗi tiểu đoàn biên chế gồm 6 bệ phóng tên lửa đơn và đài radar điều khiển hỏa lực. Hệ thống còn có thể liên kết với các hệ thống radar tầm xa khác.

"Hỏa long" S-200 của Syria phóng từ mặt đất bắn hạ máy bay Israel

Mỗi tên lửa được phóng lên bởi 4 tên lửa đẩy phụ nhiên liệu rắn. Sau khi 4 tên lửa phụ này cháy hết và rời khỏi tên lửa (từ 3 đến 5.1 giây sau khi phóng), tên lửa khởi động động cơ chính của mình là loại động cơ 5D67 nhiên liệu lỏng (từ 51 đến 150 giây), động cơ này dùng loại nhiên liệu gọi là TG-02 Samin (50% xylidine và 50% triethylamine), sự ôxi hóa bởi một tác nhân ôxi hóa gọi là AK-27P Melange.

Tầm bắn tối đa đạt được của tên lửa từ 150 và 300 km,tùy thuộc và phiên bản tên lửa .Tên lửa sử dụng chiếu vô tuyến pha giữa để hiệu chỉnh đường bay, ở pha cuối tên lửa dùng radar bán chủ động của mình để bay đến mục tiêu. Tên lửa có thể tiêu diệt mục tiêu bay với tốc độ tối đa lên tới Mach 4.

Độ cao hiệu quả của tên lửa là 300 đến 20.000 m (Đối với các phiên bản tên lửa đời đầu và lên tới 35.000 m cho các phiên bản sau. Đầu nổ của tên lửa có thể là loại nổ phá mảnh 217 kg (có thể chứa 16.000 mảnh nhỏ 2 g và 21.000 mảnh nhỏ 3.5 g) kích nổ bằng ngòi nổ cận đích dùng radar hoặc tín hiệu điều khiển, hoặc một đầu đạn hạt nhân 25 kT kích nổ chỉ bằng tín hiệu điều khiển. Mỗi tên lửa nặng 7.018 kg khi phóng.

Tên lửa dùng hệ thống dẫn đường bán tự động với hiệu chỉnh đường bay pha giữa và dùng radar bán tự động ở pha cuối, đây là lần đầu tiên ở Nga dùng hệ thống dẫn đường kiểu như vậy ở pha cuối, kiểu dẫn đường dùng radar bán tự động pha cuối có độ chính xác cao hơn nhiều ở tầm xa lần so với kiểu dẫn đường chỉ huy sử dụng trên S-75 Dvina và các loại tên lửa khác. 

Tốc độ cực đại của tên lửa đạt khoảng Mach 8 và xác suất tiêu diệt mục tiêu với một đạn tiêu diệt là 0.85, có lẽ là các mục tiêu kiểu máy bay ném bom bay trên độ cao lớn.

Trúc Phạm

Thảm họa về ma túy quá khủng khiếp và nguy cơ hiện hữu về vấn nạn này luôn chực chờ cả bên trong và bên ngoài khu vực lãnh thổ Việt Nam. Dù đã có nhiều kết quả song công tác quản lý, giảm nguồn cầu vẫn gặp nhiều khó khăn phần lớn do vướng cơ chế. Chính vì vậy, yêu cầu phải đổi mới, nâng cao hơn nữa các cấp độ phòng, chống ma túy trong giai đoạn mới đặt ra hết sức cấp thiết.

Không khí lạnh đã ảnh hưởng đến hầu khắp các tỉnh thành ở miền Bắc khiến nền nhiệt hạ nhanh cùng với đó là mưa dông diễn ra ở nhiều nơi, trời lạnh.

Hơn 5 năm trước, Đề án quy hoạch phát triển và quản lý báo chí toàn quốc đến năm 2025 được Thủ tướng Chính phủ ký quyết định phê duyệt. Theo đề án, có 6 cơ quan báo chí được xác định xây dựng thành “Cơ quan truyền thông chủ lực đa phương tiện” gồm Đài Truyền hình Việt Nam, Đài Tiếng nói Việt Nam, Thông tấn xã Việt Nam, Báo Nhân dân, Báo Quân đội nhân dân và Báo Công an nhân dân (CAND). Đây là vinh dự và cũng là nhiệm vụ rất nặng nề của 6 cơ quan báo chí được nêu tên, nhất là trong bối cảnh đất nước ta đang bước vào giai đoạn phát triển mới - kỷ nguyên vươn mình của dân tộc Việt Nam...

Tại địa điểm kinh doanh nằm trên địa bàn thị trấn Trâu Quỳ, huyện Gia Lâm, Hà Nội, Phòng Nghiệp vụ 1, Cục Nghiệp vụ Quản lý thị trường (QLTT) phối hợp với các lực lượng chức năng phát hiện và thu giữ 25 chiếc xe điện loại 3 bánh và 4 bánh không rõ nguồn gốc xuất xứ. Đặc biệt, tại Nghị Quyết số 05 của Chính phủ ngày 4/2/2008, các loại phương tiện này không được phép lưu hành tại Việt Nam trừ những trường hợp đặc biệt.

20 học sinh mầm non ở huyện Tam Đường, tỉnh Lai Châu phải cấp cứu tại Bệnh viện Đa khoa tỉnh Lai Châu do nghi ăn nhầm thuốc diệt chuột. Bệnh viện Bạch Mai đã cử một kíp bác sĩ gồm nhiều chuyên khoa lên Lai Châu để hỗ trợ chẩn đoán, điều trị cho các cháu.

Giới chức Philippines ngày 5/11 ra lệnh sơ tán khẩn cấp người dân ở các khu vực hẻo lánh và đặt quân đội vào trạng thái trực chiến để chuẩn bị ứng phó với cơn bão Yinxing dự kiến sẽ đổ bộ trong tuần này.

Theo quyết định của Bộ trưởng Thông tin và Truyền thông (TT&TT), Thứ trưởng Bộ TT&TT Bùi Hoàng Phương được phân công thực hiện nhiệm vụ là người phát ngôn của Bộ thay cho nguyên Thứ trưởng Nguyễn Thanh Lâm vừa được Thủ tướng Chính phủ điều động, bổ nhiệm giữ chức Tổng giám đốc Đài truyền hình Việt Nam (VTV).

Trong vụ án liên quan đến cựu Bí thư Tỉnh ủy Lâm Đồng Trần Đức Quận; cựu Chủ tịch UBND tỉnh Lâm Đồng Trần Trần Văn Hiệp; cựu Bộ trưởng, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ Mai Tiến Dũng cùng nhiều bị can khác, có một nữ đại gia tự nguyện giao nộp 9 giấy chứng nhận quyền sử dụng đất (có giá trị khoảng 1.700 tỷ đồng) để phục vụ yêu cầu giải quyết vụ án. Người phụ nữ này là ai?

©2004. Bản quyền thuộc về Báo Công An Nhân Dân.
®Không sao chép dưới mọi hình thức khi chưa có sự đồng ý bằng văn bản của Báo Công An Nhân Dân.
English | 中文