Đến lượt tàu sân bay "ngấm đòn" chiến tranh thương mại Mỹ-Trung

15:17 27/11/2018

Việc đóng tàu sân bay mới nhất của Trung Quốc đã chậm lại vì căng thẳng thương mại với Mỹ và cải cách quân đội buộc phải dừng vì thiếu hụt ngân sách, các nguồn tin quân sự cho biết hôm 27-11.

Đánh giá được đưa ra sau một ngày Bắc Kinh xác nhận đang đóng tàu sân bay thứ 2.

Thông tấn Nhà nước Trung Quốc, Tân Hoa hôm 25-11 đăng tin hoạt động đóng tàu sân bay thế hệ mới của Trung Quốc, Type 002 đang diễn ra. Tàu sân bay thế hệ trước đó, Type 001A, tàu sân bay được đóng nội địa đầu tiên đã hạ thủy vào tháng 4-2017. Các nhà khoa học quân sự Trung Quốc dự kiến bàn giao tàu chiến cho Hải quân vào ngày 1-10 đúng dịp kỷ niệm 70 năm quốc khách Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa.

Tàu sân bay đầu tiên, Liaoning lớp Kuznetsov, bắt đầu thực hiện nhiệm vụ từ năm 2012 sau khi nó được mua từ Ukraina và tái trang bị thiết bị quân sự ở Trung Quốc.

Thông tin trên Tân Hoa là xác nhận truyền thông chính thức đầu tiên của Trung Quốc về việc đóng Type 002, tiết lộ này đồng nghĩa với lễ hạ keel bị ngưng lại, theo một nguồn tin thân cận giới quân sự Bắc Kinh.

Tàu sân bay Liaoning lớp Kuznetsov của Trung Quốc. Ảnh: SCMP

Tàu chiến mới nhất sẽ được trang bị hệ thống phóng tên lửa chống máy bay hiện đại nhất thế giới, hệ thống điện từ EMAL, là loại hệ thống tương tự sử dụng trên siêu tàu sân bay hạt nhân USS Gerald Ford của Hải quân Mỹ. EMAL giúp kéo dài tuổi thọ máy bay và giúp xuất kích nhanh chóng.

Một số người bên trong nền công nghiệp quân sự Trung Quốc tiết lộ với Báo Bưu điện Hoa Nam buổi sáng việc đóng tàu sân bay Type 002 bị chậm lại do ngân sách bị cắt giảm và chi phí liên quan đến máy bay chiến đấu J-15 tăng cao.

“Cho đến nay, Trung Quốc vẫn chưa thể phát triển máy bay chiến đấu hiện đại và mạnh mẽ hơn có thể phù hợp với tàu Type 002,” một nguồn tin hải quân cho hay.

Báo Bưu điện Hoa Nam buổi sáng trước đó đưa tin một số nguồn tin khẳng định Bắc Kinh  đang phát triển máy bay chiến đấu mới cho tàu sân bay để thay thế J-15, có nhiều lỗi kỹ thuật và liên tục rơi. Toàn bị phi đội J-15 không được phép cất cánh trong 3 tháng sau vụ tai nạn chết người vào năm 2016. Một cuộc điều tra quân sự tiết lộ dữ liệu không lưu liên quan đến hệ thống kiểm soát bay đã được khôi phục.

“Vấn đề khách làm chậm tiến độ đóng tàu sân bay Type 002 là tuổi thọ động cơ J-15 rất ngắn ngủi, tuy nhiên máy bay bây giờ được trang bị động cơ WS-10H Taihang hiện đại và mạnh mẽ hơn,” một người đang tham gia thực hiện dự án chia sẻ.

Công nghệ turbine mới kéo dài tuổi thọ động cơ WS-10 từ 800 lên đến 1.500 giờ bay, nhưng đây chỉ bằng 1 phần nhỏ so với  hơn 4.000 giờ bay của động cơ General Electric F414 được sử dụng cho máy bay F-18 Super Hornet trên tàu sân bay.

“WS-10H hiện đại và khỏe hơn, nhưng tuổi thọ của nó ngắn hơn so với công nghệ Mỹ, có nghĩa Trung Quốc cần có thêm động cơ để hỗ trợ hoạt động của J-15. Như vậy rất tốn kém mỗi một động cơ WS-10 có giá hàng triệu nhân dân tệ.

Động cơ WS-10 dùng cho máy bay J-15 của Trung Quốc. Ảnh: SCMP

Trung Quốc có kế hoạch lập 4 nhóm tàu sân bay sẽ bắt đầu phục vụ từ năm 2020, nhưng kế hoạch có thể phải thay đổi vì thiếu hụt ngân sách và một số cơ quan phải giảm biến chế vì cải cách quân sự chưa từng thấy. Các yếu tố chính trị và kinh tế cũng đang được cân nhắc đối với chương trình, theo nguồn tin bên trong nền công nghiệp quốc phòng Trung Quốc.

“Một nhà máy đóng tàu dự kiến xây dựng tàu sân bay Type 002, trong những ngày gần đây, nhưng kế hoạch phải ngưng lại giữa cuộc chiến thương mại với Mỹ. Bắc Kinh không muốn tiếp tục gây phiền phức với Mỹ, phát triển kinh tế chậm lại kể từ khi hai nước bắt đầu tranh chấp thương mại,” nguồn tin cho biết thêm.

Nguồn tin cũng thừa nhận vẫn còn khoảng cách rất lớn giữa Hải quân Nhân dân Trung Quốc và đối thủ Mỹ, có 11 nhóm tàu sân bay, trong đó có đến 8 nhóm tàu luôn sẵn sàng chiến đấu bất kỳ khi nào trong cùng thời điểm.

Phạm Trúc

Hơn 5 năm trước, Đề án quy hoạch phát triển và quản lý báo chí toàn quốc đến năm 2025 được Thủ tướng Chính phủ ký quyết định phê duyệt. Theo đề án, có 6 cơ quan báo chí được xác định xây dựng thành “Cơ quan truyền thông chủ lực đa phương tiện” gồm Đài Truyền hình Việt Nam, Đài Tiếng nói Việt Nam, Thông tấn xã Việt Nam, Báo Nhân dân, Báo Quân đội nhân dân và Báo Công an nhân dân (CAND). Đây là vinh dự và cũng là nhiệm vụ rất nặng nề của 6 cơ quan báo chí được nêu tên, nhất là trong bối cảnh đất nước ta đang bước vào giai đoạn phát triển mới - kỷ nguyên vươn mình của dân tộc Việt Nam...

Tại địa điểm kinh doanh nằm trên địa bàn thị trấn Trâu Quỳ, huyện Gia Lâm, Hà Nội, Phòng Nghiệp vụ 1, Cục Nghiệp vụ Quản lý thị trường (QLTT) phối hợp với các lực lượng chức năng phát hiện và thu giữ 25 chiếc xe điện loại 3 bánh và 4 bánh không rõ nguồn gốc xuất xứ. Đặc biệt, tại Nghị Quyết số 05 của Chính phủ ngày 4/2/2008, các loại phương tiện này không được phép lưu hành tại Việt Nam trừ những trường hợp đặc biệt.

20 học sinh mầm non ở huyện Tam Đường, tỉnh Lai Châu phải cấp cứu tại Bệnh viện Đa khoa tỉnh Lai Châu do nghi ăn nhầm thuốc diệt chuột. Bệnh viện Bạch Mai đã cử một kíp bác sĩ gồm nhiều chuyên khoa lên Lai Châu để hỗ trợ chẩn đoán, điều trị cho các cháu.

Giới chức Philippines ngày 5/11 ra lệnh sơ tán khẩn cấp người dân ở các khu vực hẻo lánh và đặt quân đội vào trạng thái trực chiến để chuẩn bị ứng phó với cơn bão Yinxing dự kiến sẽ đổ bộ trong tuần này.

Theo quyết định của Bộ trưởng Thông tin và Truyền thông (TT&TT), Thứ trưởng Bộ TT&TT Bùi Hoàng Phương được phân công thực hiện nhiệm vụ là người phát ngôn của Bộ thay cho nguyên Thứ trưởng Nguyễn Thanh Lâm vừa được Thủ tướng Chính phủ điều động, bổ nhiệm giữ chức Tổng giám đốc Đài truyền hình Việt Nam (VTV).

Trong vụ án liên quan đến cựu Bí thư Tỉnh ủy Lâm Đồng Trần Đức Quận; cựu Chủ tịch UBND tỉnh Lâm Đồng Trần Trần Văn Hiệp; cựu Bộ trưởng, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ Mai Tiến Dũng cùng nhiều bị can khác, có một nữ đại gia tự nguyện giao nộp 9 giấy chứng nhận quyền sử dụng đất (có giá trị khoảng 1.700 tỷ đồng) để phục vụ yêu cầu giải quyết vụ án. Người phụ nữ này là ai?

Sau khi Báo CAND ra ngày 24/10 thông tin về tình trạng hàng nghìn cư dân chung cư Saigon Gateway ở TP Thủ Đức, TP Hồ Chí Minh phải sống trong bất an, khổ sở vì chủ đầu tư chiếm giữ, không chịu bàn giao quỹ bảo trì cho đại diện cư dân. Ngày 31/10 Ban quản trị (BQT) chung cư và đơn vị sửa chữa thang máy cùng đại diện chủ đầu tư đã ký hợp đồng ba bên để sửa chữa 2 thang máy bị hư hỏng của chung cư. Ngay sau đó, đại diện chủ đầu tư đã chuyển số tiền tạm ứng gần 250 triệu đồng cho đơn vị sửa chữa thang máy…

©2004. Bản quyền thuộc về Báo Công An Nhân Dân.
®Không sao chép dưới mọi hình thức khi chưa có sự đồng ý bằng văn bản của Báo Công An Nhân Dân.
English | 中文