Tiết lộ sốc về lượng chiến đấu cơ F-35 Mỹ phải “đắp chiếu” vì lỗi kĩ thuật

21:17 30/01/2018
Lầu Năm Góc mới đây thừa nhận chỉ có khoảng 50% số máy bay F-35 Lightning II thích hợp để vận hành, số còn lại chưa thể đưa vào sử dụng vì còn khoảng một ngàn "khiếm khuyết chưa khắc phục được”.

Sputnik ngày 30-1 dẫn báo cáo của Lầu Năm Góc tiết lộ, khoảng 50% số máy bay F-35 Lightning II thích hợp để vận hành, số còn lại chưa thể đưa vào sử dụng vì còn cả “ngàn khiếm khuyết chưa khắc phục được”.

Hãng tin Nga sau đó dẫn bình luận của tờ Bloomberg khẳng định, so với tháng 10-2014, số lượng vấn đề của chiến đấu cơ F-35 dù đã giảm xuống, song các lỗi nghiêm trọng vẫn chưa được khắc phục đáng kể. 

Một dàn F-35 của quân đội Mỹ. Ảnh: ITN

Ngoài ra, một lượng lớn máy bay F-35 Lightning II khác cũng đang phải “đắp chiếu” để chờ đợi phụ tùng thay thế từ nhiều nhà thầu, vốn không có đủ năng lực sản xuất thay thế.

F-35 Lightning II là dòng chiến đấu cơ đa năng tàng hình thế hệ thứ 5 của Mỹ, chu trình phát triển và sản xuất được khởi động từ ​​năm 2001 do tập đoàn Lockheed Martin đảm trách.

Dự án F-35 từng được ca ngợi là kỳ tích công nghệ tạo ra sản phẩm có thể thống trị bầu trời. Nhà sản xuất tuyên bố loại chiến đấu cơ này có thể chiến thắng các loại tên lửa phòng không tối tân như S-300 của Nga.

Tiêm kích thế hệ 5 này được ứng dụng thiết kế module dựa trên bộ khung cơ sở, tạo ra những phiên bản khác nhau cho các quân binh chủng Mỹ, gồm F-35A, F-35B và F-35C.

Điều này được cho là sẽ cắt giảm chi phí chế tạo và bảo dưỡng, nhưng thực tế cho thấy dự án F-35 hiện đã trở thành chương trình vũ khí đắt nhất lịch sử, với tổng ngân sách đã chi và sẽ chi lên tới 1.500 tỷ USD.

Ngay khi đắc cử, Tổng thống Mỹ Trump đã từng bày tỏ hoài nghi về loại chiến đấu cơ này, đồng thời yêu cầu đối thủ của Lockheed Martin là Boeing đưa ra một “lựa chọn khác”.

Thiên Minh

Bộ Công an Việt Nam và các cơ quan chức năng Australia đang tiến hành các thủ tục để chuẩn bị tổ chức Đối thoại An ninh cấp Bộ trưởng Việt Nam - Australia lần thứ nhất vào cuối năm 2024. Đây là sự kiện quan trọng góp phần nâng tầm hợp tác hai bên trong lĩnh vực an ninh và thực thi pháp luật.

Từ thắng lợi Điện Biên Phủ chấn động địa cầu năm 1954 đến đại thắng mùa xuân năm 1975 là 21 năm đằng đẵng với bao mất mát, hy sinh của dân tộc Việt Nam. Trong hành trình ấy, nhân dân Việt Nam đã đoàn kết dưới sự lãnh đạo của Đảng cách mạng chân chính và vững niềm tin để thực hiện khát vọng cháy bỏng: Non sông liền một dải, hòa bình, độc lập và xây dựng đất nước hùng cường.

Trở lại Việt Nam vào những ngày cuối tháng tư, nữ nhà văn người Mỹ Lady Borton đang gấp rút duyệt bản thảo lần cuối cho cuốn sách mới bằng tiếng Anh viết về Điện Biên Phủ, Chủ tịch Hồ Chí Minh và Đại tướng Võ Nguyên Giáp. Gắn bó với Việt Nam hơn nửa thế kỷ, người phụ nữ 82 tuổi này đã chứng kiến nhiều thăng trầm của Việt Nam, coi đây là quê hương thứ hai của mình.

Một phụ nữ hôn mê gan cấp trên nền bệnh viêm gan B, cuộc sống chỉ tính bằng giờ đã may mắn được hồi sinh nhờ được ghép gan kịp thời từ nguồn hiến của người chết não vì tai nạn giao thông (TNGT).

LTS: Từ 2019 đến nay, hàng vạn tấm bằng Cử nhân, Thạc sĩ, Tiến sĩ, Kỹ sư… cùng nhiều văn bản, chứng từ khác của Trường Đại học Kinh doanh và Công nghệ Hà Nội (HUBT) được ký bằng chữ ký “khô” (chữ ký khắc dấu) hay còn gọi là dấu chữ ký khiến cho nhiều người không khỏi hoài nghi về giá trị pháp lý của nó. Ngoài việc sử dụng chữ ký “khô” để cấp các loại văn bằng, chứng chỉ, HUBT còn sử dụng trong công tác văn thư, tài chính kế toán… để duy trì mọi hoạt động của trường. Trước sự việc này, phóng viên Báo CAND đã có loạt bài phản ánh các vấn đề đã và đang diễn ra tại HUBT.

©2004. Bản quyền thuộc về Báo Công An Nhân Dân.
®Không sao chép dưới mọi hình thức khi chưa có sự đồng ý bằng văn bản của Báo Công An Nhân Dân.
English | 中文