Trực thăng Mi-35 và chiếc áo giáp vô hình

16:52 11/04/2016
Những chiếc trực thăng tấn công Mi-35 của Nga đã được phát hiện đang hoạt động tại Syria với bộ tác chiến điện tử Vitebsk EW


Hệ thống Vitebsk EW (Electronic warfare system) được hãng KRET của Nga phát triển để bảo vệ các trực thăng vận tải, trực thăng vận tải vũ trang, máy bay cường kích cỡ nhỏ hay trực thăng tấn công trước các mối đe dọa từ tên lửa phòng không.

Trực thăng tấn công Ka-52 với hệ thống Vitebsk EW .

Các hệ thống Vitebsk EW được gắn tại đầu cánh hoặc dưới cánh máy bay sẽ giúp nó nhanh chóng phát hiện tên lửa phòng không bay đến từ trong bán kính hàng trăm km (con số cụ thể vẫn chưa được nhà sản xuất công bố).

Chiếc Mi-35 và hệ thống Vitebsk EW được bắt gặp tại Syria.

Vitebsk làm việc trên nguyên tắc khi phát hiện tên lửa bắn tới máy bay cần bảo vệ nó sẽ dẫn tên lửa đó bắn vào một "mục tiêu ảo" cách xa đối tượng được nhắm ban đầu. Khả năng của Vitebsk phát huy trên cả tên lửa dẫn đường bằng radar hay tầm nhiệt hoặc sử dụng cơ chế hỗn hợp

Cường kích Su-25M3 cũng được trang bị hệ thống này ở đầu cánh.

Một ưu điểm nữa là Vitebsk không chỉ bao gồm máy bay mang nó mà còn cả các máy bay trong vòng bán kính hoạt động nên nó tạo thành một chiếc ô vô hình trên không cho một tốp máy bay.

Nga từng thử nghiệm thành công hệ thống Vitebsk trên trực thăng tấn công Ka-52 và có kế hoạch trang bị nó trên các loại máy bay trực thăng tấn công Mi-28N, cường kích Su-25, máy bay trực thăng vận tải vũ trang Mi-8AMTSh.

Bình Nguyễn

Ngày 3/11, một nguồn thông tin cho hay, Cục Cảnh sát hình sự - Bộ Công an (phía Nam) vừa phối hợp cùng một số đơn vị liên quan, bắt giữ Phạm Đức Bình (tức Bình “Kiểm”; SN 1970, quê Quảng Ninh). Đối tượng này được cho là đại ca giang hồ “nổi tiếng” một thời.

Lợi dụng sự phát triển của mạng xã hội, Lê Thị Huyền (SN 1979) và Kim Ngọc Anh (SN 1982, cùng ngụ TP Tây Ninh, Tây Ninh) đã tổ chức đường dây đánh bạc quy mô lớn hơn 50 tỷ đồng, gây bất an cho người dân. Chỉ trong thời gian ngắn xác lập chuyên án đấu tranh, những người lính hình sự Công an tỉnh Tây Ninh đã triệt phá được đường dây này.

Đất đai Nhà nước bị bỏ hoang, “biến tướng” dẫn đến thất thoát lãng phí, nhiều công trình, dự án kéo dài, đội vốn và không phát huy được hiệu quả… là những câu chuyện dài về lãng phí tài sản công khiến nhân dân bức xúc. Ai là người chịu trách nhiệm và cần phải xử lý tận gốc vấn đề này?

©2004. Bản quyền thuộc về Báo Công An Nhân Dân.
®Không sao chép dưới mọi hình thức khi chưa có sự đồng ý bằng văn bản của Báo Công An Nhân Dân.
English | 中文