Yếu điểm chết người của tàu ngầm Argentina mất tích cùng 44 thủy thủ
- Mạng sống 44 thủy thủ trên tàu ngầm Argentina mất tích chỉ còn tính bằng giờ
- Tàu ngầm Argentina phát tín hiệu lạ sau khi biến mất cùng 44 thuỷ thủ
- Sức mạnh huỷ diệt của siêu tàu ngầm hạt nhân mà Nga vừa hạ thuỷ
- Vệ tinh Mỹ phát hiện Triều Tiên đang chế tạo tàu ngầm chiến lược
CNN ngày 23-11, dẫn nguồn tin Hải quân Argentina cho biết thời gian đối với 44 thủy thủ trên tàu ngầm Ara San Juan mất tích từ ngày 15-11 không còn nhiều. Trong trường hợp xấu nhất, nếu tàu chưa thể nổi lên từ khi mất tích, lượng dự trữ oxy được cho là sẽ sớm cạn kiệt trong ngày hôm nay và đe dọa tính mạng của các thủy thủ đoàn.
Khác với những chiếc tàu diesel-điện hiện đại hoặc những tàu ngầm hạt nhân tối tân, tàu ngầm Ara San Juan của Argentina không được trang bị hệ thống tách oxy từ nước biển, khiến nó phụ thuộc hoàn toàn vào lượng oxy dự trữ, theo trang mạng Zerohedge.
Tàu Ara San Juan khi đang được "đại tu" vào năm 2011. Ảnh: ITN |
Người ta vẫn đang nói tới "phép màu" cho thủy thủ đoàn trên Ara San Juan, đó là trường hợp con tàu có thể nổi lên mặt nước một thời điểm nào đó từ khi mất tích để nạp oxy, khi đó, Argentina sẽ có thêm hàng tuần nữa để tiếp tục công tác tìm kiếm của mình bởi tàu Ara San Juan có khả năng mang theo một lượng lớn thực phẩm và nhiên liệu để hoạt động tới 70 ngày ngoài khơi.
Mặc dù vậy, theo giới chuyên gia quân sự, cơ may này rất khó xảy ra bởi tàu Ara San Juan đã mất liên lạc và dường như hoàn toàn mắc kẹt ở đâu đó dưới đại dương.
Ara San Juan là một trong hai tàu ngầm diesel - điện lớp TR-1700 do hãng Thyssen Nordseewerke của Đức chế tạo cho hải quân Argentina vào năm 1982 và hạ thủy vào năm 1983. Đây là một trong số ít những chiếc tàu ngầm do Đức chế tạo sau Thế chiến thứ 2 và nằm trong nhóm tàu ngầm Diesel – điện có tốc độ rất cao.
Bản vẽ kỹ thuật của tàu Ara San Juan. Ảnh: Elsnorkel |
Lớp Santa Cruz nổi bật nhờ khối lượng nhỏ do thiết kế ưu việt và nhẹ hơn so với những tàu ngầm phi hạt nhân cùng loại nên có thể di chuyển với tốc độ cao và dự trữ hành trình lớn so cùng khả năng sống sót cao. Tàu có lượng giãn nước tối đa đi nổi là 2140 tấn và khi lặn là 2336 tấn, tàu có chiều dài cơ sở hơn 65 m với bề ngang 8.3 m.
Bên cạnh Ara San Juan, Hải quân Argentina còn một tàu TR-1700 khác là Ara Santa Cruz (S-41). Hai chiếc tàu đều được trang bị 4 động cơ diesel MTU, 4 máy phát cho động cơ điện của hãng Siemens cùng 120 khối pin, cho phép nó đạt tốc độ tới 46 km/h khi lặn.
Về vũ khí, các chiếc tàu ngầm này được trang bị 6 ống phóng ngư lôi cỡ 533 mm, có thể mang theo 22 ngư lôi SST-4 và Mark 37 hoặc 34 quả thủy lôi. Hệ thống nạp tự động giúp bổ sung một quả đạn mới chỉ 50 giây sau khi phóng.
Kể từ khi Argentina xác nhận tàu Ara San Juan mất tích từ hôm 17-11, đến nay nhiều nước đã cùng trợ giúp tìm kiếm trên không và trên biển bao gồm Nga, Mỹ Brazil, Anh, Chile, Uruguay. Các đội tìm kiếm đang tranh thủ từng phút với hi vọng mong manh có thể cứu sống thủy thủ đoàn trên tàu Ara San Juan.