Vì sao hệ thống phòng không Nga bất lực trước đòn đánh lén của khủng bố ở Hmeymim?

15:51 05/01/2018
Người Nga đã quá tự tin với mạng lưới phòng không xung quanh sân bay quân sự Hmeymim, nên dường như không áp dụng các biện pháp giảm thiểu thiệt hại bên trong căn cứ này trong trường hợp bị tấn công.

Bộ Quốc phòng Nga ngày 4-1 chính thức xác nhận thông tin căn cứ không quân Hmeymim của nước này ở Syria đã bị khủng bố nã đạn cối vào đêm giao thừa 31-12-2017 khiến 2 quân nhân thiệt mạng.

Trong tuyên bố của mình, quân đội Nga bác bỏ thông tin đồn thổi về việc Nga mất 7 máy bay quân sự trong vụ tấn công, gồm 4 cường kích Su-24, hai tiêm kích Su-35S, một vận tải cơ chiến thuật An-72. Mặc dù vậy, Moscow đã không đề cập đến việc có hay không thiệt hại về vật chất do vụ pháo kích gây ra.

Hình ảnh thiệt hại của Nga ở căn cứ Hmeymim do nhà báo Saponkov chia sẻ.

Theo vài hình ảnh được nhà báo chiến trường Nga Roman Saponkov tiết lộ, vụ tấn công bằng pháo cối của khủng bố dù không phá hủy được máy bay Nga, nhưng đã gây hư hại nhiều chiến đấu cơ Nga ở Hmeymim.

Theo Saponkov, danh sách máy bay Nga bị ảnh hưởng gồm 6 chiếc cường kích Su-24, 1 tiêm kích đa năng Su-35S, 1 máy bay vận tải chiến thuật An-72, 1 máy bay trinh sát An-30 và 1 trực thăng Mi-8. Trong số này, 2 chiếc Su-24 cùng 1 chiếc Su-35S đã hoạt động bình thường trở lại, song những chiếc còn lại sẽ phải trải qua một đợt sửa chữa.

Dù thế nào, việc Nga xác nhận căn cứ Hmeymim bị pháo kích là một thông tin vô cùng bất ngờ, bởi theo các chuyên gia quân sự, sân bay quân sự này được coi là bất khả chiến bại. 

Nga triển khai ở đây nhiều hệ thống tên lửa phòng không S-400, S-300 và Pantsir-S1, đủ khả năng tiêu diệt các loại mục tiêu trên không như máy bay, tên lửa, rocket từ khoảng cách hàng trăm km đến dưới 1km.

Hệ thống phòng không Pantsir-S1 Nga từng lập nhiều chiến công bảo vệ căn cứ Hmeymim. Ảnh: Vitaly Kuzmin

Nếu các tiết lộ nói trên được xác nhận, đây sẽ là thiệt hại nặng nề nhất mà căn cứ không quân này phải hứng chịu kể từ khi Nga bắt đầu chiến dịch tiễu trừ khủng bố quy mô lớn ở Syria hồi tháng 9-2015.

Các chuyên gia quân sự cho rằng, sở dĩ Nga có thể bị thiệt hại nặng như vậy bởi họ đã vấp một sai lầm chết người: người Nga quá tự tin với mạng lưới phòng không và tuần tra xung quanh sân bay Hmeymim nên không áp dụng các biện pháp đề phòng để giảm thiểu thiệt hại bên trong căn cứ này trong trường hợp bị tấn công.

Trong các bức ảnh chụp căn cứ Hmeymim trong suốt 2 năm qua, những chiếc máy bay Nga đỗ rất sát nhau trên đường băng. Ngoài ra, để việc xuất kích diễn ra nhanh chóng, Nga đã bố trí kho đạn dược ngay sát dàn chiến đấu cơ này.

Máy bay Nga đỗ sát nhau ngay cạnh tường rào trong căn cứ Hmeymim. Ảnh: TASS

Bên cạnh đó, do căn cứ không quân Hmeymim ở phía Tây Syria, rất sâu trong lãnh thổ do quân đội Chính phủ Syria và các lực lượng vũ trang thân cận kiểm soát nên binh lính Nga đã lơ là công tác kiểm tra vòng ngoài xung quanh sân bay quân sự chiến lược này.

Theo The Drive, quân khủng bố đã phát hiện yếu điểm này của Nga, chúng đã liều lình thực hiện một cuộc tập kích sâu vào sát căn cứ Hmeymim.

Để dội pháo vào Hmeymim, các tay súng khủng bố đã bí mật luồn sâu vào khu vực do quân Chính phủ Syria kiểm soát, sau đó liều mình và vượt qua thành công các chốt tuần tra xung quanh căn cứ Hmeymim, trước khi áp sát sân bay này ở khoảng cách dưới 4km – tầm bắn khả thi của các loại đạn cối.

Và đúng đêm giao thừa, lợi dụng trời tối và sự lơ là của các lực lượng bảo vệ. Quân khủng bố đã tấn công, với hàng trăm quả đạn cối có thể đã được nã đi, chỉ cần 1 quả lọt qua lưới lửa phòng không Pantsir-S1 và rơi trúng máy bay hoặc kho đạn, nó sẽ kích hoạt phản ứng dây chuyền và gây thiệt hại nghiêm trọng cho dàn chiến đấu cơ Nga.

Thiện Nhân

Chiều 10/1, cơ quan CSĐT Công an tỉnh Bạc Liêu khởi tố bị can, lệnh bắt tạm giam đối với ông Phạm Quốc Nam, cựu Giám đốc Sở TN&MT tỉnh Bạc Liêu về hành vi vi phạm quy định về bồi thường, hỗ trợ, tái định cư khi nhà nước thu hồi đất.

Tiếp tục mở rộng điều tra vụ án “Mua bán trái phép hóa đơn GTGT, trốn thuế, vi phạm quy định về đấu thầu gây hậu quả nghiêm trọng" xảy ra tại Công ty Cổ phần xi măng Hạ Long, Cơ quan Cảnh sát điều tra, Công an tỉnh Quảng Ninh đã bắt tạm giam nguyên Tổng giám đốc của công ty này.

Viện KSND tối cao vừa ban hành cáo trạng vụ án “Vi phạm quy định về nghiên cứu, thăm dò, khai thác tài nguyên”, “Đưa hối lộ”, “Nhận hối lộ”, “Lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong khi thi hành công vụ”, “In, phát hành, mua bán trái phép hóa đơn, chứng từ thu nộp ngân sách nhà nước” và “Rửa tiền” xảy ra tại Công ty Trung Hậu 68, Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh An Giang và các đơn vị liên quan.

Theo điều tra, Công ty CP đầu tư xây dựng Hùng Phát Group (có địa chỉ tại phường Vạn Phúc, quận Hà Đông), nay đổi tên thành Công ty CP tập đoàn đầu tư Hùng Phát Group (địa chỉ số 6 phố Hoàng Sâm, phường Nghĩa Đô, quận Cầu Giấy, TP Hà Nội) do Lê Phú Long (SN 1989, quê quán tỉnh Thanh Hóa, trú tại huyện Ứng Hòa, TP Hà Nội) là đại diện pháp luật.

Cơ quan CSĐT Bộ Công an xác định, Chủ tịch HĐTV Công ty Vận tải thủy bộ Hải Hà (Hải Hà Petro) Trần Tuyết Mai đã sử dụng sai Quỹ bình ổn giá xăng dầu (BOG) gây thiệt hại hơn 317 tỷ đồng. Ngoài ra, bị can Mai còn dùng hai hệ thống sổ sách kế toán để không đóng hàng chục tỷ đồng thuế bảo vệ môi trường.

Ngày 10/1, đại diện VKSND Cấp cao tại TP Hồ Chí Minh tiến hành luận tội và đề nghị mức hình phạt đối với 144 bị cáo có đơn kháng cáo tại phiên tòa phúc thẩm vụ án xảy ra tại Cục Đăng kiểm Việt Nam) ĐKVN), 11 trung tâm đăng kiểm trên địa bàn TP Hồ Chí Minh và 3 trung tâm đăng kiểm tại Long An, Bến Tre, Sóc Trăng.

Ngày 10/1, TAND TP Hồ Chí Minh đã tuyên án đối với bị cáo Phạm Thị Tuyết Nhung (Giám đốc Công ty Angel Lina và Công ty Thương mại Dịch vụ Hoàng Gia), Trần Thị Hồng Hạnh (Giám đốc Công ty Hoàng Kim Land) cùng 7 đồng phạm về tội "Lừa đảo chiếm đoạt tài sản".

©2004. Bản quyền thuộc về Báo Công An Nhân Dân.
®Không sao chép dưới mọi hình thức khi chưa có sự đồng ý bằng văn bản của Báo Công An Nhân Dân.
English | 中文