Quảng Bình:

Lớp học đặc biệt trong thung lũng bản Đòng

21:40 19/11/2014
Phải vượt qua chặng đường đầy đá núi lởm chởm len lỏi giữa rừng Quốc gia Phong Nha-Kẻ Bàng hùng vĩ mới đến được bản Đòng, xã Tân Trạch, huyện Bố Trạch, Quảng Bình. Khó khăn là vậy, song để đánh thức con chữ cho đồng bào ở bản Đòng, hàng ngày có 2 thầy giáo trẻ vẫn miệt mài với công việc trồng người.

Cách đây độ mươi năm cả bàn Đòng chẳng ai biết chữ, nhiều lần lên xã họp thấy những người xung quanh cầm tờ báo, cầm tờ giấy để đọc, trưởng bản Đòng thấy lạ và thích thú lắm. Nhiều đêm trưởng bản không ngủ chỉ ao ước đọc được chữ, rồi bày cái chữ cho dân bản. Nhưng giữa núi rừng heo hút bên dãy Trường Sơn của bản Đòng, người dưới xuôi lên chẳng ai ở lại được quá vài hôm thì nói gì đến việc dạy chữ. Nghĩ vậy, trưởng bản buồn lắm.

Năm 2004, cả bản Đòng uống rượu ăn mừng suốt đêm không ngủ vì có thầy giáo già ở dưới xuôi lên hứa ở lại dạy chữ cho bản. Thầy giáo già giới thiệu với dân bản mình tên Vinh, ở Nghệ An vào đây giúp dân bản biết cái chữ. Thầy chỉ giới thiệu ngắn gọn vậy thôi, nhưng dân bản Đòng biết cái bụng của thầy quý hóa lắm. Lớp học của thầy Vinh có đêm có gần cả trăm bà con dân bản, nhưng có lúc chỉ có vài người. Lớp học của thầy Vinh cũng di động theo việc làm của bà con dân bản, khi thầy dạy bên bờ suối, khi thầy dạy bên sườn đồi…Cứ vậy, gần 2 năm trời miệt mài thầy giáo Vinh đã dạy cho cả bản biết đọc, biết viết. Khi đám trẻ trong bản đã biết cầm cái bút, người dân bản đã biết đọc tờ giấy thì thầy giáo Vinh chia tay dân bản. Không ai biết thầy đi đâu, làm gì, dân bản chỉ biết ôm nhau khóc khi tiễn chân thầy khuất sau rặng núi. Thầy Vinh rời bản, ít năm sau đám trẻ trong bản lớn lên lại có nguy cơ mù chữ.

Lớp học đặc biệt ở bản Đòng, xã Tân Trạch, Bố Trạch, Quảng Bình.

Năm 2007, lãnh đạo huyện Bố Trạch, Quảng Bình sau hơn 1 ngày quăng quật với đường núi đến với bản Đòng. Nhìn những đứa trẻ tồng ngồng trước hiên nhà, huyện quyết định mở lớp học tại bản Đòng. Quyết định là vậy, song cũng phải mất 3 năm sau đến năm 2010, lớp học đầu tiên ở bản Đòng mới được mở với 4 học sinh lớp 1, và buổi khai giảng lớp học đầu tiên này được tổ chức ở…hiên nhà anh Nguyễn Văn Chiều, một người con của bản. Sau hai năm đánh vật với con chữ ở hiên nhà anh Chiều, dân bản đã góp công, góp sức làm một lớp học lợp lá cọ, thưng phên tre, cây rừng cho các em có lớp.

Để dạy các em cái chữ, 2 thầy giáo Hoàng Văn Sáu và thầy Trần Văn Linh của Trường Dân tộc bán trú tiểu học và Trung học cơ sở Tân Trạch được phân công lên đây cắm bản. Hàng ngày, ngoài việc dạy chữ cho các em, các thầy lại xắn quần, lội suối cùng dân bản xuống suối bắt cá, lên rừng đào măng để phục vụ sinh hoạt. Nhìn chiếc giường ngủ được kê ngay trong góc lớp học của các thầy, chúng tôi hiểu các thầy đã chấp nhận bao khó khăn với việc dạy chữ nơi đây. Hiện nay lớp học ở bản Đòng có 7 học sinh, trong đó lớp 1 một em, em học lớp 3 và lớp 5 có bốn em. Để dạy được tất cả các em, thầy Sáu và thầy Linh thay nhau lên lớp ngay trong cùng lớp học. Và tấm bảng đen được chia làm 3 phần để học sinh 3 lớp học chương trình khác nhau.

Giữa mù mịt thung lũng núi rừng, không điện thắp sáng, không sóng điện, thoại, không trạm y tế, không nước sạch…hàng ngày hai thầy chỉ biết lấy niềm vui khi mỗi trò của mình biết thêm được một chữ, làm thêm được một phép tính. “Sang năm 4 em học lớp 5 sẽ được về xuôi học nội trú trường cấp 2, rồi các em học cấp ba, biết đâu vào đại học…” nghe thầy Sáu nói về các học trò của mình trong sự vui mừng hi vọng, thiết nghĩ chỉ có tận tâm với nghề các thầy mới vượt qua được những khó khăn thường nhật hôm nay. Đã mấy năm thầy Sáu, thầy Linh gắn bó với các em học sinh bản Đòng từ bữa ăn, giấc ngủ. Những ngày đầu thầy dạy trò tiếng Việt, trò dạy thầy tiếng dân tộc. Giờ đây, cả thầy và trò đều biết tiếng nói của nhau và quý hơn là hiểu cái bụng nhau đang nghĩ gì, làm gì

Dương Sông Lam

Lịch sử không xoay vòng để những người di cư tìm lại câu hỏi nên đi hay ở của bối cảnh quá khứ. Điều quan trọng và mang tính thời sự hiện nay là làm thế nào để việc hòa hợp dân tộc được thực hiện thiết thực, người Việt dù ở bất cứ đâu trên thế giới, bất cứ thành phần, địa vị nào cũng đều hướng về Tổ quốc, đoàn kết vì sự phát triển của quê hương, đất nước.

Việc xây dựng và ban hành cơ chế, chính sách đặc thù, đặc biệt để áp dụng chung cho đầu tư xây dựng các dự án đường sắt là rất cần thiết và cấp bách để tháo gỡ “điểm nghẽn” về thể chế, hiện thực hóa mục tiêu đầu tư hoàn thành mạng lưới đường sắt quốc gia, đường sắt đô thị theo quy hoạch.

Trong những năm qua, lực lượng Công an xã đã có sự chuyển mình mạnh mẽ, từ một lực lượng bán chuyên trách trở thành trụ cột vững chắc trong hệ thống bảo đảm ANTT tại cơ sở. Với quyết tâm chính quy hóa lực lượng, Công an xã ngày nay không chỉ đảm nhận các nhiệm vụ hành chính mà còn trực tiếp đối mặt với những thách thức an ninh ngày càng phức tạp, từ tội phạm hình sự, tội phạm công nghệ cao, an ninh tại các khu công nghiệp, đến phòng, chống buôn lậu tại biên giới.

Trong suốt chiều dài lịch sử nhân loại, hòa bình luôn là khát vọng thiêng liêng và bất tận. Đó không chỉ là trạng thái không có chiến tranh, mà còn là điều kiện tiên quyết để mọi dân tộc phát triển bền vững, để con người có thể sống, học tập, lao động và yêu thương...

Thông tin từ Trung tâm dự báo khí tượng thủy văn Quốc gia, ngày hôm nay (7/5), khu vực Bắc Bộ tiếp tục có nắng nóng cục bộ với nhiệt độ cao nhất có nơi trên 35 độ; độ ẩm tương đối, thấp nhất phổ biến 50-55%.

Từ ngày 1/3, Thượng uý Nguyễn Như Hải, bác sĩ của Bệnh xá Công an tỉnh Phú Thọ được điều động về Cơ sở cai nghiện ma tuý tỉnh Phú Thọ. Trước đó, công việc của anh là chăm sóc các bệnh nhân là cán bộ Công an; hiện được giao những “bệnh nhân” đặc biệt là những người nghiện. Từ sự bỡ ngỡ ban đầu, anh đã nhanh chóng thích nghi với công việc.

Chiều 6/5, để phục vụ Kỳ họp thứ 9, Quốc hội khóa XV, Bộ Công an tổ chức buổi làm việc với các đại biểu Quốc hội trong lực lượng CAND. Thượng tướng Trần Quốc Tỏ, Ủy viên Trung ương Đảng, Thứ trưởng Bộ Công an và Trung tướng Lê Tấn Tới, Ủy viên Trung ương Đảng, Chủ nhiệm Ủy Ban Quốc phòng, An ninh và Đối ngoại của Quốc hội cùng Thiếu tướng Đặng Hồng Đức, Thứ trưởng Bộ Công an đồng chủ trì buổi làm việc.

Ngày 6/5, Tổ địa bàn Ba Đình, Phòng Cảnh sát hình sự Công an TP Hà Nội cho biết vừa điều tra, làm rõ và đã bắt khẩn cấp Nguyễn Việt Duy (SN 1990), trú tại xã Tiên Dược, huyện Sóc Sơn, Hà Nội và Nguyễn Trung Hiếu (SN 1996), trú tại huyện Kinh Môn, Hải Dương là hai đối tượng gây ra vụ cướp 16 cây vàng của chủ một nhà nghỉ ở phố Ngọc Hà, phường Đội Cấn (Hà Nội).

Trả lời tại Họp báo Chính phủ thường kỳ chiều 6/5, liên quan các vụ sữa giả, thuốc giả và trách nhiệm của ngành y tế, Thứ trưởng Bộ Y tế Trần Văn Thuấn cho biết, tình trạng sản phẩm sữa giả, thuốc giả và quảng cáo sai sự thật thực phẩm chức năng là rất nghiêm trọng, đặc biệt khi các sản phẩm bị làm giả liên quan trực tiếp đến trẻ nhỏ, người bệnh - những đối tượng cần dinh dưỡng đặc biệt.

©2004. Bản quyền thuộc về Báo Công An Nhân Dân.
®Không sao chép dưới mọi hình thức khi chưa có sự đồng ý bằng văn bản của Báo Công An Nhân Dân.