5 giải pháp cấp bách nhằm đảm bảo cung cấp điện

13:51 23/10/2021

Trước tình hình nhiều nước trên thế giới đối mặt với cuộc khủng hoảng nhiên liệu, nguy cơ thiếu điện không chỉ ở Trung Quốc, Anh, Ấn Độ mà kéo sang nhiều quốc gia, Bộ trưởng Bộ Công Thương Nguyễn Hồng Diên vừa có văn bản báo cáo Thủ tướng Chính phủ về tình hình cung ứng điện; đồng thời đưa ra các giải pháp cấp bách nhằm đảm bảo cung cấp điện, đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế đất nước cũng như đời sống sinh hoạt của nhân dân.

Trong báo cáo Bộ Công Thương xác định 3 nguyên tắc chính đối với việc đảm bảo cung cấp điện trong năm 2022 và các năm tiếp theo, bao gồm: Tập trung thực hiện các giải pháp đồng bộ đảm bảo đáp ứng nhu cầu điện cho phát triển kinh tế xã hội của đất nước và sinh hoạt của nhân dân, trong mọi tình huống không để xảy ra thiếu điện;

Bám sát tăng trưởng nhu cầu điện, tình hình khôi phục và phát triển kinh tế để cập nhật dự báo phụ tải theo các kịch bản phụ tải cơ sở, kịch bản phụ tải phát triển cao trong điều kiện bình thường và điều kiện bất lợi nhất của năm 2022 và các năm tiếp theo để chỉ đạo, điều hành;

Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) giữ vai trò chủ đạo, chịu trách nhiệm chính trong đảm bảo cung ứng đủ điện cho phát triển kinh tế - xã hội và các nhu cầu xã hội.

Bộ Công Thương sẽ tập trung chỉ đạo không để thiếu điện trong bất cứ tình huống nào.

Căn cứ trên đánh giá về tình hình cung cấp điện trong thời gian tới, Bộ Công Thương và EVN đã đưa ra 5 giải pháp chính nhằm đảm bảo cung cấp điện:

Thứ nhất, thực hiện rà soát các dự án điện đang xây dựng và đưa vào vận hành trong giai đoạn 2021-2025, đưa ra các giải pháp nhằm đảm bảo tiến độ đã đề ra, chủ động tháo gỡ các khó khăn, vướng mắc trong đầu tư xây dựng và vận hành các công trình nguồn và lưới điện.

Bộ Công Thương dự kiến tổng công suất nguồn mới bổ sung năm 2022 đạt 3.164 MW, bao gồm: 1.930 MW nhiệt điện, 1.244 MW thủy điện, trong đó 1.132 MW thủy điện nhỏ. Bộ cũng đang chỉ đạo Tập đoàn Dầu khí quốc gia Việt Nam tập trung toàn lực, thúc đẩy dự án nhiệt điện Thái Bình 2 (1.200 MW) phấn đấu hòa lưới điện tổ máy số 1 vào tháng 5 năm 2022.

Thứ hai, rà soát các dự án có khả năng đẩy sớm tiến độ xây dựng và đưa vào vận hành để bổ sung khả năng cấp điện sớm trong giai đoạn từ nay đến năm 2025. Trước mắt sẽ rà soát trước các công trình thuộc khu vực miền Bắc để chống thiếu nguồn.

Thứ ba, khẩn trương triển khai xây dựng các đường dây, trạm biến áp giải tỏa công suất các dự án hiện hữu, nhất là các công trình năng lượng tái tạo. Bộ Công Thương sẽ tổ chức rà soát, chỉ đạo EVN đẩy nhanh tiến độ tất cả các công trình lưới điện đảm bảo việc giải tỏa công suất các nguồn điện đã xây dựng, trong đó có các nguồn điện từ năng lượng tái tạo.

Thứ tư, chỉ đạo EVN đẩy nhanh tiến độ đàm phán, ký kết và triển khai thực hiện các hợp đồng nhập khẩu điện từ Trung Quốc, Lào.

Thứ năm, Bộ Công Thương tiếp tục chỉ đạo EVN triển khai các giải pháp bảo đảm an toàn vận hành, bao gồm việc chỉ đạo chủ đầu tư các nhà máy điện đảm bảo công tác quản lý, bảo dưỡng các tổ máy phát điện vận hành an toàn, ổn định.

Tuy nhiên, để đảm bảo đủ điện cho phát triển kinh tế - xã hội của đất nước, Bộ Công Thương kiến nghị Chính phủ sớm phê duyệt Quy hoạch phát triển điện quốc gia giai đoạn 2021-2030, tầm nhìn đến 2045 (Quy hoạch điện VIII).

Đây được cho là giải pháp quan trọng góp phần giảm nguy cơ thiếu điện trong thời gian tới, đáp ứng yêu cầu phát triển của nền kinh tế đất nước, hậu COVID-19.

 

Lưu Hiệp

Phòng Cảnh sát phòng cháy chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ (PCCC và CNCH) Công an TP Hà Nội phối hợp UBND phường Trung Hoà (quận Cầu Giấy, Hà Nội) và lực lượng chức năng thành lập 6 tổ công tác liên ngành thực hiện tổng kiểm tra việc chấp hành pháp luật đối với các loại hình nhà ở nhiều căn hộ (thường gọi là chung cư mini); nhà trọ, nhà cho thuê để ở địa bàn phường Trung Hòa.

Tìm kiếm sự ảo diệu bằng nấm thức thần, nấm ma thuật hoặc tem giấy chứa chất LSD (còn gọi là "bùa lưỡi") đang trở thành trào lưu ngấm ngầm lan truyền trong giới trẻ hiện nay. Cảm giác vi diệu của chất kích thích cực độc này đã tàn phá hệ thần kinh con người, khiến họ rơi vào tình trạng không thể làm chủ được cảm xúc, tự nhận mình như một bậc “giác ngộ”.

Ở địa bàn Lai Châu, trong tín ngưỡng, phong tục của người dân ở các bản vùng cao, khi có người trong nhà đổ bệnh, hoặc gặp chuyện không đúng ý, họ thường làm lễ, làm lý, yểm bùa, cúng ma... nên nơi đây có nhiều vụ trọng án khởi phát từ niềm tin tín ngưỡng mù quáng.

Theo chỉ huy giám sát lực lượng hải quân Mỹ ở Trung Đông, nước này đang trong trận chiến hàng hải lớn đầu tiên kể từ Thế chiến II. Thế nhưng, đây không phải là sự đọ sức giữa các cường quốc thế giới, mà là trận chiến giữa một siêu cường và một nhóm vũ trang biệt lập đang kiểm soát một trong những khu vực nghèo nhất và thiếu tài nguyên nhất trên trái đất.

Khu vực Bắc Cực đang ngày càng trở thành một “điểm nóng” mới cho cuộc cạnh tranh địa chiến lược giữa các cường quốc. Moscow và Bắc Kinh nhất trí về sự cần thiết phải bảo tồn Bắc Cực là "lãnh thổ hòa bình, căng thẳng chính trị-quân sự thấp và ổn định", như chuyến thăm cấp nhà nước của Tổng thống Vladimir Putin tới Trung Quốc đã nhấn mạnh.

Ngày 25/5, Công an tỉnh Phú Thọ cho biết, Cơ quan CSĐT Công an huyện Hạ Hoà đã ra quyết định khởi tố vụ án, khởi tố bị can và ra lệnh bắt bị can để tạm giam đối với 4 đối tượng về hành vi “Mua bán trái phép hoá đơn".

Một chiếc lông vũ quý hiếm từ loài chim Huia tuyệt chủng ở New Zealand mới đây đã được nhà đấu giá Webb's của New Zealand “chốt đơn” với giá 28.000 USD (hơn 700 triệu đồng), khiến nó trở thành chiếc lông vũ đắt nhất thế giới từng được bán đấu giá.

©2004. Bản quyền thuộc về Báo Công An Nhân Dân.
®Không sao chép dưới mọi hình thức khi chưa có sự đồng ý bằng văn bản của Báo Công An Nhân Dân.
English | 中文