Áo ấm “cháy” hàng nhờ thời tiết giá rét

16:13 22/01/2011
Trong khi không khí sắm Tết mới chỉ bắt đầu từ một vài ngày nay thì các cửa hàng bán áo ấm, và phụ kiện mùa lạnh đã tấp nập từ hai tuần qua, dưới cái rét 10 độ C của Hà Nội.

Lỗi mốt vẫn bán hết

Đi khắp các tuyến phố chuyên bán quần áo cho giới trẻ như Hàng Bông, Hàng Gà, Hàng Nón, phố Huế, Chùa Bộc… đâu đâu cũng thấy trưng biển hiệu “Hàng mới về”, bày bán các loại áo phao, áo dạ, dáo da ấm áp. Và với cái lạnh thấu xương này, người bán hàng không cần “dài cổ” đợi khách, ngược lại khách hàng luôn trong cảnh chen chúc tấp nập để thử đồ, mua đồ.

Trời lạnh kéo dài, áo khoác bình thường không đủ ấm, nhiều người dân phải tăng cường các loại áo phao, áo phao da thì các mặt hàng càng dày, càng ấm càng hút hàng. Shop K. ở Hàng Lược thừa nhận hàng về 5 ngày một lần và nhập số lượng nhiều hơn hẳn vì “rét thế này bán được”.

Nhiều cửa hàng, quần áo ấm lỗi mốt của năm ngoái năm nay đưa ra bán vẫn “chạy” như thường, và khách hàng không phân biệt được mẫu mới, mẫu cũ.

Nhiều người chọn mua các loại khăn lỗi mốt trên phố Hàng Đào.

Shop Đ.H. ở Giảng Võ chuyên bán các loại áo phao đợt rét này cũng nhập thêm khá nhiều mẫu mã. Đồng thời chủ quán cũng bày bán cả mẫu áo của mùa rét trước nhưng với giá thấp hơn một chút. Một nhân viên ở đây giới thiệu: “Thường những mẫu này năm trước bán 500 – 600 nghìn nhưng do để qua một năm nên chỉ bán 400 nghìn. Không hợp mốt nhưng vẫn còn mới, chưa qua sử dụng nên vẫn nhiều người mua”.

Ở Hàng Ngang, Hàng Đào mấy ngày qua người đi đường dễ dàng bắt gặp cảnh quần áo ấm được đổ đống, bày bán trước các cửa hiệu. Chủ quán thường quảng cáo đây là quần áo thanh lý giảm giá nhân dịp Tết, “toàn hàng mới tinh nhưng giảm giá bán nhanh để nhập lô hàng mới”… Tuy nhiên thực chất trộn lẫn trong đấy có cả hàng cũ, hàng dùng rồi. Chị Hải Lý ở Chùa Láng sau một hồi chọn lựa thì nhận ra mẫu áo mình từng mua năm ngoái: “Áo này ở nhà mình cũng có một chiếc mua năm ngoái. Phải chọn cẩn thận chứ nhiều áo phao còn bị nhăn, không bóng chứng tỏ mặc rồi và giặt rồi”.

Một chủ quán cà phê trên phố Hàng Cá thêm vào: “Trời rét thế này thì các chủ hiệu quần áo còn lời nhiều. Có nhà năm ngoái bán không hết, phải thuê 2 nhà để gửi hàng, thế mà năm nay lôi ra bán hết. Tài thật, bao nhiêu áo rét từ mấy năm trước, từ hàng lỗi mốt… đều bán được tuốt”.

Ngoài lý do trời lạnh khiến người dân cần nhiều áo ấm để mặc thay đổi thì hiện tượng cháy hàng còn có nguyên nhân khác. Nhân viên cửa hiệu quần áo Gongeorous trên phố Hàng Nón tiết lộ: “Trời lạnh nên thường khách hàng không quá khó tính, thấy ưng mắt là mua ngay. Rồi với tâm lý gần Tết hàng không về nữa, sợ hết hàng nên mọi người chen nhau mua”.

Hét giá bao nhiêu cũng đắt hàng

Bên cạnh việc xả được bao nhiêu hàng tồn kho, hàng lỗi mốt thì cái lạnh 10 độ còn là dịp để các shop thời trang, các cửa hàng quần áo, phụ kiện “mượn gió bẻ măng” kiếm lời.

Bạn Nguyên Anh, SV trường ĐH Khoa học Xã hội & Nhân văn nhận xét: “Giá áo khoác năm ngoái so với năm nay tăng đáng kể. Năm ngoái một cái áo dạ dáng dài mình mua chỉ 500 – 700, thế mà năm nay phải 1 triệu đến 1 triệu rưỡi”.

Các cửa hàng đua nhau tăng giá phụ kiện mùa lạnh để kiếm lời.

Một số cửa hàng chuyên bán áo phao cũng mạnh tay nâng giá từ 700 lên 900 nghìn đồng. Ở Hàng Đào nhiều shop quần áo bán các loại khăn, túi, áo khoác khuyến mại. Mặc dù giá các loại khăn quàng mỏng 35 nghìn đồng, dày từ 50 – 60 nghìn đồng không rẻ hơn bình thường là bao nhưng vẫn rất hút khách. Nhiều người chọn mua năm, ba cái về quê làm quà. “Giá thế này cũng rẻ hơn được một chút, tuy hàng cũ nhưng còn tốt và về quê cho bà con họ hàng thì mới hết”. Một phụ nữ trung niên đang chọn mua khăn thú nhận.

Không chỉ quần áo mà các loại quần tất, găng tay, bịt tai… cũng bán chạy những ngày cận Tết. Mỗi chiếc bịt tai loại mỏng có giá 45 nghìn đồng, loại dày là 60 – 80 nghìn đồng. Bác Tâm ở Hàng Điếu tiết lộ: “Mình quen được mua với giá buôn có 30.000 đồng thôi chứ bán cho bọn trẻ toàn 45.000 – 50.000 đồng. Mỗi ngày cửa hàng lãi từ 10 – 15 nghìn/chiếc mà còn không có hàng mà bán ấy chứ”.

Với tâm lý mua tặng họ hàng ở quê, hoặc mua mặc ở nhà, mặc đi đường nên nhiều khách hàng thấy áo “tàm tạm” và giá mềm là mua ngay, đặc biệt là trong cái lạnh kéo dài của Hà Nội. Tuy nhiên mỗi người cần tỉnh táo khi mua sắm, đừng nên ham của rẻ, hàng khuyến mãi mà xách về nhà những thứ “chẳng bao giờ dùng”

Quỳnh Vinh

Nếu có cơ hội đến Điện Biên dịp kỷ niệm 70 năm Chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ, nhất định bạn không thể bỏ qua các di tích lịch sử gắn liền với một “thiên sử vàng” của dân tộc Việt Nam; là nơi các thế hệ đi trước đã  hy sinh của bao máu xương để làm nên chiến thắng “Lừng lẫy năm châu, chấn động địa cầu”.

Là đơn vị chủ công trong công tác bảo vệ tuyệt đối an ninh, an toàn các hoạt động kỷ niệm chiến thắng Điện Biên Phủ nói chung, Lễ diễu binh, diễu hành nói riêng; thực hiện nhiệm vụ bảo vệ vòng trong cùng, các đơn vị của Bộ Tư lệnh Cảnh vệ đã chủ động triển khai lực lượng, trang thiết bị, phương tiện phục vụ công tác bảo vệ.

Ngày 5/5, Cơ quan CSĐT Công an TP Hồ Chí Minh hoàn tất kết luận điều tra, chuyển hồ sơ sang Viện KSND cùng cấp đề nghị truy tố Nguyễn Thanh Tâm (SN 1997, ngụ huyện Củ Chi) về tội: "Giết người" và "Cướp tài sản".

Ngày 4/5, Thượng tướng Nguyễn Duy Ngọc, Ủy viên Trung ương Đảng, Thứ trưởng Bộ Công an đã có Thư khen gửi Giám đốc Công an tỉnh Hải Dương; đồng chí Cục trưởng Cục An ninh mạng và phòng chống tội phạm sử dụng công nghệ cao về thành tích triệt phá nhóm đối tượng hoạt động thu thập, tàng trữ, trao đổi, mua bán trái phép thông tin tài khoản ngân hàng nhằm mục đích lừa đảo chiếm đoạt tài sản, rửa tiền với quy mô rất lớn, lên đến hàng nghìn tỷ đồng.

Hướng tới 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ (7/5/1954 - 7/5/2024), 66 năm Ngày Truyền thống lực lượng An ninh chính trị nội bộ (10/5/1958 - 10/5/2024), từ ngày 3 - 5/5, Công an tỉnh Nghệ An tổ chức giao lưu, học tập kinh nghiệm giữa lực lượng làm công tác An ninh chính trị nội bộ các tỉnh Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Trị, Thừa Thiên Huế và TP Hà Nội.

Sau khi tìm đến các mỏ khai thác đá trái phép, Phạm Ngọc Hùng cùng đồng bọn đã tự xưng là nhà báo, có mối quan hệ quen biết với nhiều lãnh đạo nên đã đòi bảo kê, thu mua đá rồi chiếm đoạt số tiền hơn 500 triệu đồng.

Trước năm 1954, Sân bay Điện Biên vốn là sân bay dã chiến của quân đội Pháp. 70 năm sau, qua nhiều lần nâng cấp, Sân bay Điện Biên đã trở thành sân bay dân dụng hiện đại, đáp ứng khai thác máy bay cỡ lớn, là cầu nối kinh tế tại 6 tỉnh biên giới Tây Bắc.

©2004. Bản quyền thuộc về Báo Công An Nhân Dân.
®Không sao chép dưới mọi hình thức khi chưa có sự đồng ý bằng văn bản của Báo Công An Nhân Dân.
English | 中文