Áo ngực có chất "lạ": Vẫn chờ các nhà khoa học "lên tiếng"

11:04 11/11/2012
Người tiêu dùng phát hiện áo ngực có chất lạ, chuyển thông tin đến các cơ quan chức năng. Ngay lập tức, lực lượng Công an, Quản lý thị trường vào cuộc, thu giữ áo không nguồn gốc, nghi có chất độc hại. Hiện đã có kết quả giám định của Viện Khoa học hình sự (Bộ Công an) và Viện Hóa học (Viện Khoa học và công nghệ Việt Nam). Tuy nhiên, chất lạ trong áo ngực đó có ảnh hưởng đến sức khỏe người sử dụng như thế nào vẫn là câu hỏi chờ các nhà chuyên môn.

Sẽ tiêu hủy áo không nguồn gốc

Ngày 8/11, Chi cục Quản lý thị trường (QLTT) Hà Nội công bố kết quả giám định chất lạ trong áo ngực đã gửi đến Viện Khoa học hình sự, Bộ Công an. Mẫu gửi phân tích là hai chiếc áo lót nữ mang nhãn mác chữ Trung Quốc và chữ Yalichun do Đội QLTT thu được tại một cửa hàng kinh doanh trang phục lót trên phố Hàng Ngang, Hà Nội. Bên trong mỗi chiếc áo có 2 túi dung dịch lỏng sánh không màu trong suốt, mỗi túi có 3 hạt tròn màu trắng.

Mẫu áo ngực được Viện Hóa học kiểm nghiệm.

Dầu khoáng có loại tinh chế được phép sử dụng công nghệ sản xuất bao túi nilon, bao bì chứa thực phẩm, dầu massage không ảnh hưởng tới sức khỏe con người. Dầu khoáng trắng công nghiệp có nhiều loại, phân loại dựa vào tỷ trọng từ 0,83-0,877. Thường dầu khoáng công nghiệp do các quá trình cất phân đoạn từ dầu mỏ có nhiều tạp nhất là nhóm chất polycylic aromatic hydrocarbon (PAH). PAH gồm các chất có thể gây ung thư: Anthracene, Benzopyrene, Chrysene, Coronene, Tetracene, Phenantherne, Pyrene, Pentacene, Triphenylene, Ovalene. Vì vậy, dầu khoáng sử dụng trong y học và thực phẩm cần kiểm nghiệm chặt chẽ các thành phần này theo quy định quốc tế.

Phóng viên Báo CAND đã đi khảo sát ở một số điểm bán áo ngực ở phố Gia Ngư, Hàng Ngang, Hàng Đào, chợ Đồng Xuân... quận Hoàn Kiếm, Hà Nội.

Do thông tin về loại áo có chất lạ được đưa ra khá rầm rộ, cộng với việc lực lượng Công an và QLTT kiểm tra gắt gao nên người bán rất thận trọng. Khi hỏi đến áo có hạt massage, người bán đều lắc đầu rằng không có. Nhưng, họ cảnh giác với chúng tôi nên thì thầm nhắc nhau đóng cửa kho lại. Trong khi trước đó, người tiêu dùng khi tìm mua áo đều được tiếp thị loại áo có “silicon, có thể massage giúp cho ngực săn chắc và nở nang…”. Trong khi đó, trên thị trường hiện đang có vô số sản phẩm áo ngực không nguồn gốc, xuất xứ, là hàng trôi nổi, nhập lậu không có nhãn phụ. Đa phần chị em phụ nữ chọn mua áo chủ yếu là chọn dáng, độ bền và màu sắc chứ ít quan tâm đến vấn đề ảnh hưởng tới sức khỏe, hoặc nguồn gốc, thương hiệu. Bởi, thị trường Việt Nam hiện cũng có nhiều thương hiệu áo ngực nổi tiếng, chất lượng. Tuy nhiên, giá của các sản phẩm đó lại quá đắt, không phù hợp với mức chi tiêu của số đông người lao động.

Nói về hướng xử lý các sản phẩm áo ngực gây xôn xao dư luận hiện nay, ông Trịnh Quang Đức, Trưởng phòng Nghiệp vụ, Chi cục QLTT Hà Nội cho biết, những sản phẩm kinh doanh không có hóa đơn chứng từ, không nguồn gốc xuất xứ sẽ bị tiêu hủy.

Cần câu trả lời chính thức của nhà khoa học, nhà quản lý

Người tiêu dùng đang chờ đợi một kết quả được xem là chung nhất về cuộc giải mã hiện tượng áo ngực có chất lạ từ phía cơ quan chức năng. Nhưng cho đến thời điểm này, theo chúng tôi được biết, có 3 cơ quan nghiên cứu về chất lạ trên nhưng chưa đưa ra được một kết luận chung. Bởi theo như Tiến sĩ Vũ Đức Lợi, Phó Viện trưởng Viện Hóa học (Viện Khoa học và Công nghệ Việt Nam) thì các cơ quan mới chỉ phân tích, nghiên cứu mang tính manh mún. Về cơ bản, cả 3 cơ quan nghiên cứu đều xác định được thành phần chính của túi hạt nhựa có trong áo ngực là dịch lỏng và hạt nhựa. “Nhựa PS không có vấn đề gì nguy hiểm” - TS Vũ Đức Lợi khẳng định.

Dung dịch và hạt nhựa trong áo ngực.

Theo ông Lợi, để có thông tin chính xác cho người tiêu dùng thì các cơ quan nghiên cứu cần phải tiếp tục làm rõ thành phần của dầu khoáng xem nó gồm những chất gì, định lượng bao nhiêu và sản phẩm phụ đi kèm là gì?. “Theo tôi phải nghiên cứu, đánh giá hoàn toàn có hệ thống về áo nịt ngực như: sử dụng loại vải gì, vải có tẩm hóa chất không, thuốc nhuộm vải có những thành phần gì…? Túi dịch lỏng được sử dụng bao lâu,  khi vỡ các hạt nhựa nó ảnh hưởng thế nào đến sức khỏe con người. Phải nghiên cứu tổng thể thì mới đưa ra kết luận. Muốn thế thì không thể nghiên cứu đơn lẻ, manh mún như hiện nay, mà phải có sự vào cuộc phối hợp của cơ quan liên Bộ như Bộ Y tế, Bộ Khoa học và Công nghệ, Bộ Công Thương” - TS Vũ Đức Lợi nêu ý kiến. 

Hàng triệu phụ nữ Việt Nam sử dụng áo nịt ngực đều rất mong đợi vào một kết quả phân tích và khuyến cáo từ phía cơ quan chức năng. Thiết nghĩ, để giải tỏa lo lắng này, rất cần sự vào cuộc từ các Bộ.

Kết quả phân tích của Viện Khoa học hình sự cho thấy: Các hạt tròn màu trắng trong các túi dung dịch không màu, trong suốt trong mẫu gửi đến phân tích đều là nhựa PS (polystyrene composit). Hạt nhựa PS trong các túi dung dịch trên các áo lót đều không ảnh hưởng tới sức khỏe con người. Dung dịch không màu, không mùi, trong suốt trong các túi polyme dẻo đều là dầu khoáng (Mineral seal oil) có tỷ trọng 0,84, không tìm thấy các chất độc và các chất có hại với sức khỏe con người.

Trong quá trình nghiên cứu các mẫu áo ngực được gửi đến Viện Hóa học, nhóm nghiên cứu của TS Vũ Đức Lợi đã tìm thấy dịch bên trong túi hạt nhựa là dầu khoáng. Vậy dầu khoáng này có thành phần phụ đi kèm và có ảnh hưởng đến sức khỏe người sử dụng hay không, theo ông Lợi thì nhóm nghiên cứu đã tìm thấy 2 chất thuộc nhóm PAH. Hàm lượng PAH được kiểm soát rất nghiêm ngặt bởi các tiêu chuẩn quốc tế về y tế và thực phẩm.

Đối với việc sử dụng chất này vào trong áo ngực, ông Lợi cũng chưa  khẳng định được mức độ độc hại và nguy hiểm của nó cho người sử dụng vì các ông mới chỉ nghiên cứu định tính chứ chưa nghiên cứu định lượng. “Bây giờ phải xác định định lượng của nó là bao nhiêu, ở ngưỡng nào thì mới biết có độc hại đến sức khỏe hay không” - ông Lợi cho biết.

PAH có 16 chất nên phải có một Bộ tiêu chuẩn quy định về hàm lượng, nồng độ PAH trong dầu khoáng ở Việt Nam. Nhưng hiện nay, nhóm nghiên cứu của TS Lợi vẫn đang mày mò đi tìm Bộ tiêu chuẩn này!

Việt Hà - Trần Hằng

Chiều tối 1/5, sau kỳ nghỉ lễ 30/4 kéo dài, dòng người từ các tỉnh miền Đông, miền Tây sử dụng phương tiện cá nhân, đi xe khách… bắt đầu trở lại TP Hồ Chí Minh làm việc. Không như những ngày đầu nghỉ lễ, ghi nhận trong chiều tối 1/5, dòng người di chuyển trên đường khá lớn nhưng không gây ùn ứ nghiêm trọng…

Việc phát triển điện mặt trời mái nhà (ĐMTMN) đáp ứng nhu cầu phát triển điện sạch, sử dụng được nguồn năng lượng tái tạo (mặt trời) mà Việt Nam có nhiều tiềm năng. Tuy nhiên, theo các chuyên gia, để việc cung cấp điện cho các hộ sử dụng điện có đầu tư ĐMTMN ổn định, thì phải tính đến hoạt động của ĐMTMN trong hoạt động chung của toàn hệ thống điện.

Ngày 1/5, ngày cuối cùng của kỳ nghỉ Lễ 30/4 - 1/5, trái với dự đoán về tình hình ùn tắc có thể xảy ra thì giao thông tại khu vực cửa ngõ phía Nam Thủ đô lại rất thông thoáng. Người dân trở về Hà Nội di chuyển một cách thuận lợi qua các "điểm nóng".

Quá trình ông N.V.C. đốt lửa lấy mật ong rừng, ngọn lửa nhanh chóng cháy lan sang các bụi cây rậm dẫn đến cháy rừng. Vụ cháy rừng khiến ông C. bị bỏng nặng và người này được lực lượng chữa cháy cõng ra khỏi rừng để đưa đến bệnh viện cấp cứu.

Công an quận Hoàn Kiếm, TP Hà Nội cho biết, qua xác minh, chưa có cơ sở xác định người phụ nữ bán hàng rong trên phố cổ “chặt chém” du khách nước ngoài với việc bán 3 quả dứa giá 500.000 đồng (như mạng xã hội và báo chí phản ánh mấy ngày qua), tuy nhiên, cơ quan chức năng cũng đã lập biên bản xử phạt hành chính 150 nghìn đồng đối với người này về hành vi bán hàng rong không đúng quy định. 

Để đảm bảo TTATGT trên các tuyến đường, trong những ngày lễ 30/4 và 1/5, không quản ngại nắng nóng gay gắt, lực lượng CSGT các địa phương vẫn “đội nắng”, “bám đường”, nghiêm túc thực hiện nhiệm vụ tuần tra, kiểm soát xuyên đêm, xuyên lễ.

©2004. Bản quyền thuộc về Báo Công An Nhân Dân.
®Không sao chép dưới mọi hình thức khi chưa có sự đồng ý bằng văn bản của Báo Công An Nhân Dân.
English | 中文