Đau đáu chuyện quản lý đất rừng Tây Nguyên

Bài 1: Nhiều bất thường trong việc giao khoán đất rừng ở Gia Lai

12:20 28/06/2013
Ban Quản lý rừng phòng hộ Nam Phú Nhơn đã giao đất cho 177 hộ, vượt quy định 44 hộ, nhưng trong đó có tới 121 hộ không nằm trong phương án nhận khoán. Số diện tích giao khoán đúng quy định chỉ hơn 400ha, còn lại trên 860ha hợp đồng giao khoán không theo phương án. Nhiều trường hợp chỉ có hộ khẩu tạm trú, hoặc nhập khẩu để hợp lý hóa hồ sơ nhận khoán...

Các tỉnh Tây Nguyên có tổng diện tích tự nhiên 54.461km², dân số khoảng 5,1 triệu người, là địa bàn chiến lược quan trọng cả về kinh tế, chính trị, an ninh, quốc phòng; đồng thời là tiềm năng lớn về tài nguyên rừng và nhiều lợi thế về phát triển kinh tế, phát triển lâm nghiệp. Tây Nguyên có hàng trăm công ty lâm nghiệp Nhà nước và các ban quản lý rừng phòng hộ, với tổng diện tích đất lâm nghiệp được giao quản lý hàng trăm ngàn hécta, nhưng trong tổ chức quản lý sản xuất, kinh doanh và bảo vệ rừng còn nhiều lỏng lẻo, kém hiệu quả, việc giao khoán đất và rừng không hợp lý để lại nhiều hậu quả đến nay rất khó giải quyết…

Có dấu hiệu trục lợi?

Theo quyết định phê duyệt phương án giao khoán đất rừng của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Gia Lai vào năm 2007, tổng diện tích đất lâm nghiệp giao khoán thuộc Ban Quản lý rừng phòng hộ Chư Sê là 95ha. Theo xác định hiện trạng đất lâm nghiệp ở đây không có rừng, thuộc trạng thái IA, IB, với tổng số 14 hộ xin nhận khoán, gồm 35ha trồng cây bạch đàn, 60ha trồng cao su.

Cách thức khoán ổn định theo chu kỳ trồng bạch đàn 15 năm, trồng cao su 30 năm, nguồn vốn đầu tư do các hộ tự nhận khoán, đối tượng nhận khoán là các hộ cư trú tại địa bàn xã Bar Maih, các hộ là công nhân, gia đình người đang công tác tại Ban Quản lý rừng phòng hộ Chư Sê.

Thế nhưng trong quá trình kiểm tra, cơ quan chức năng đã phát hiện có 19 hộ nhận khoán sử dụng trồng cao su. Trong tổng số 14 hộ nhận khoán theo phê duyệt thì có tới 11 hộ chuyển nhượng đất, vườn cây, thanh lý hợp đồng với Ban Quản lý rừng phòng hộ Chư Sê và được giao khoán lại cho các hộ khác sử dụng với tổng diện tích trên 68ha. Trong đó có trường hợp chuyển nhượng số tiền lớn hoặc giao đất cho những cá nhân không đúng quy định...

Tại Ban Quản lý rừng phòng hộ Nam Phú Nhơn, diện tích đất rừng phê duyệt giao khoán năm 2007 là 1.269ha, với tổng số hộ nhận khoán 133 trường hợp, trong đó phân định cụ thể 362ha điều, 145ha bạch đàn, 761ha cao su; đối tượng giao khoán là hộ đồng bào dân tộc thiểu số nghèo tại xã Ia Le và người dân địa phương...

Qua kiểm tra cho thấy, Ban Quản lý rừng phòng hộ Nam Phú Nhơn đã giao đất cho 177 hộ, vượt quy định 44 hộ, nhưng trong đó có tới 121 hộ không nằm trong phương án nhận khoán. Số diện tích giao khoán đúng quy định chỉ hơn 400ha, còn lại trên 860ha hợp đồng giao khoán không theo phương án. Nhiều trường hợp chỉ có hộ khẩu tạm trú, hoặc nhập khẩu để hợp lý hóa hồ sơ nhận khoán chứ thực tế không cư trú tại địa phương.

Ban Quản lý rừng phòng hộ Nam Phú Nhơn còn giao khoán diện tích rừng vượt ra ngoài diện tích quy hoạch hàng trăm hécta nhưng không được cấp thẩm quyền phê duyệt; nhiều trường hợp chuyển nhượng trái quy định để thu lợi...

Thảm cảnh phá rừng ở Tây Nguyên.

Nhiều bất minh...

Ngay từ khi mới thực hiện việc giao khoán đất rừng ở các ban quản lý rừng đã có thông tin phản ánh sai phạm, UBND tỉnh Gia Lai đã chỉ đạo quyết liệt các cơ quan chức năng vào cuộc nhưng đến nay vẫn chưa xử lý rốt ráo vấn đề.

Năm 2008, UBND tỉnh Gia Lai đã giao Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Gia Lai cùng UBND huyện Chư Sê kiểm tra làm rõ trách nhiệm của Ban Quản lý rừng phòng hộ Nam Phú Nhơn và Ban Quản lý rừng phòng hộ Chư Sê trong việc mua bán đất giao khoán..., nhưng sau đó Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Gia Lai không kết luận sai phạm mà đề nghị cho phép tiếp tục thực hiện.

Năm 2012, Đoàn kiểm tra liên ngành tỉnh Gia Lai có biên bản đánh giá việc triển khai phương án giao khoán đất lâm nghiệp ở các ban quản lý rừng phòng hộ trên là chưa đúng với phương án đã được phê duyệt... nhưng đề nghị bổ sung thủ tục...

Ban Quản lý rừng phòng hộ Chư Sê đã giữ lại diện tích 3ha không đưa vào danh sách giao khoán. Theo lý giải của lãnh đạo ban này là diện tích 3ha còn lại ở thời điểm đó không có người nhận khoán nên lãnh đạo Ban đi huy động người để đầu tư trồng cao su... Sau đó, ông Tào Văn Lang nhận khoán và giao trả 64 triệu đồng vốn đầu tư ban đầu lại cho Ban Quản lý rừng phòng hộ Chư Sê.

Tuy nhiên, thực tế hồ sơ tại thời điểm đó có tên Đinh Hyot (52 tuổi), ở xã Bar Maih xin nhận khoán nhưng không được giao đất. Trong khi đó diện tích đất 3ha này được giao cho một tên khác là Đinh Men không rõ địa chỉ, rồi lập hợp đồng giao khoán lại cho ông Tào Văn Lang ở thôn 7, xã Ia Blang, Chư Sê, Gia Lai...

Hai Ban Quản lý rừng phòng hộ Chư Sê và Nam Phú Nhơn, thuộc tỉnh Gia Lai đã có nhiều sai phạm trong việc giao khoán đất rừng nhưng đến nay chưa được xử lý nghiêm. Đã có nhiều quyết định thanh tra, xử lý nhưng không hiểu sao các sai phạm vẫn chưa được xử lý đến nơi, đến chốn?

Ngọc Như

Hơn 40 cán bộ, chiến sĩ (CBCS) Tiểu đoàn 2 thuộc Trung đoàn Cảnh sát cơ động (CSCĐ) Nam Trung bộ đã nỗ lực dập tắt đám cháy tại nơi tập kết vật liệu tranh tre trong xưởng chế biến gỗ của doanh nghiệp ở TP Nha Trang (Khánh Hòa).

Chỉ cách đây ba năm, nickel còn được coi là “ngôi sao” của ngành khoáng sản toàn cầu. Nickel, một thứ kim loại trước đây chỉ được dùng trong luyện thép không gỉ, bất ngờ tìm được vị thế mới khi thế giới đổ dồn sự chú ý vào những chiếc pin nickel-lithi (Ni-Li).

An toàn vệ sinh lao động đang là câu chuyện rất nóng và nhận được sự quan tâm lớn của dư luận sau vụ việc 7 công nhân tử vong và 3 người bị thương do tai nạn lao động tại Công ty cổ phần Xi măng và Khoáng sản Yên Bái. Đây chỉ là một trong những vụ việc điển hình liên quan đến tai nạn lao động, khi từ đầu năm 2024 đến nay đã xảy ra không ít tai nạn lao động nghiệp trọng. Theo thống kê 3 năm gần đây, có khoảng trên dưới 7.000 vụ tai nạn lao động/năm, làm khoảng 700 người chết/năm và hàng nghìn người khác bị thương. Có thể nói, tai nạn lao động để lại không ít hậu quả đau lòng. Pháp luật về an toàn vệ sinh lao động có rất nhiều quy định chặt chẽ, vấn đề an toàn vệ sinh lao động cũng được tuyên truyền thường xuyên vậy tại sao vẫn có những vụ việc thương tâm xảy ra, chúng ta cần thêm những giải pháp gì để bảo vệ sức khoẻ, an toàn cho người lao động? Xung quanh câu chuyện này, PV đã có cuộc trao đổi cùng TS Nguyễn Anh Thơ, Viện trưởng Viện Khoa học an toàn và vệ sinh lao động.     

Sáng 28/4, Công an huyện Phước Sơn (Quảng Nam) cho biết, vừa phối hợp lực lượng Công an xã, Dân quân, Xã đội xã Phước Thành, huyện Phước Sơn và cán bộ chuyên trách bảo vệ rừng kiểm tra, truy quét tình trạng khai thác vàng trái phép tại bãi 5A, xã Phước Thành.

Sáng 28/4, Thượng tá Võ Văn Thái - Phó Trưởng Công an TP Quảng Ngãi, tỉnh Quảng Ngãi cho biết, sau thời gian củng cố tài liệu, chứng cứ, Cơ quan CSĐT Công an thành phố, đã khởi tố 11 đối tượng về tội “Gây rối trật tự công cộng” và tội “Cố ý gây thương tích”.

Sáng 28/4, trên đường dẫn cao tốc TP Hồ Chí Minh - Trung Lương, đoạn qua xã Thân Cửu Nghĩa, huyện Châu Thành, tỉnh Tiền Giang, xảy ra ùn ứ ở nhiều hướng, do gần trăm két bia trên xe đầu kéo rơi xuống đường.

Chỉ ít ngày nữa, chương trình nghệ thuật đặc biệt chào mừng 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ - “Điện Biên Phủ - Không bao giờ quên” sẽ chính thức diễn ra tại Nhà hát Hồ Gươm, Hà Nội. Với gần 300 nghệ sĩ tham gia biểu diễn, chương trình được kỳ vọng sẽ tái hiện Chiến thắng Điện Biên Phủ đầy sống động qua ngôn ngữ âm nhạc, đồng thời tiếp tục khẳng định ý nghĩa, tầm vóc, giá trị lịch sử, tri ân, tôn vinh những cống hiến, đóng góp của các tầng lớp nhân dân trong chiến thắng này.

Tối 27/4, Đội CSGT số 1 (Phòng CSGT Hà Nội) triển khai tổ công tác lập chốt đảm bảo TTATGT, kiểm soát các phương tiện lưu thông trên đường mà người điều khiển phương tiện có sử dụng bia rượu tại khu vực đường Trần Quang Khải (quận Hoàn Kiếm, Hà Nội) theo hướng đi Nguyễn Khoái.

©2004. Bản quyền thuộc về Báo Công An Nhân Dân.
®Không sao chép dưới mọi hình thức khi chưa có sự đồng ý bằng văn bản của Báo Công An Nhân Dân.
English | 中文