Chống giặc lửa - chuyện muôn đời không cũ

Cháy nhà mới ra… lỗi chủ quan

10:13 08/07/2015
Gần 40 năm làm giám định viên cháy nổ, Thượng tá Nguyễn Viết Nội, Phó Trưởng phòng Giám định kỹ thuật pháp lý, Viện Khoa học Hình sự, Bộ Công an nhận định, tỷ lệ các vụ cháy do tội phạm rất ít. Vậy nguyên nhân cháy do đâu? Do chủ quan. Chủ quan trong sử dụng điện; do hàn cắt kim loại; do sang chiết, sử dụng khí gas. Trong số đó, chiếm tỷ lệ lớn là do điện.
>> Chống giặc lửa – chuyện muôn đời không cũ

Từ chuyện của giám định viên cháy nổ…

Đi tìm nguyên nhân gây cháy là thách thức đối với cơ quan điều tra. Bởi tất cả thành tro bụi rồi, còn đâu dấu vết? Thế nên, mới cần đến các giám định viên cháy nổ. Nhưng dù với người có thâm niên mấy chục năm lăn lộn với các vụ cháy nổ trên toàn quốc nhưng với Thượng tá Nội, vụ cháy nào cũng đặt ra những thách thức.

Ngay như vụ cháy ki ốt 26 chợ Phùng Khoang hồi tháng 5, thì việc có mặt ngay tại hiện trường khi xảy ra hoả hoạn, kỹ càng xem xét toàn khu vực, các ki ốt lân cận, không bỏ sót từng chi tiết nào trong ki ốt 26 nhưng anh cũng phải mất cả chục tiếng đồng hồ để tìm ra điểm gây cháy, xác định nguyên nhân cháy. “Thủ phạm” chính là chiếc tủ bảo ôn đặt dưới chân cầu thang lên gác xép. 

Ki ốt 26 nằm ở mặt đường Phùng Khoang, có diện tích hơn 10m² được chủ nhà dùng để kinh doanh bánh mì. Gác xép được cơi nới thêm làm nơi ngủ của 4 thành viên trong gia đình. Do hở điện từ chiếc tủ bảo ôn, phát lửa và bén vào các vật dụng xung quanh. Ngọn lửa cao dần, leo lên gác xép nơi các nạn nhân đang ngon giấc. Người vợ và 3 đứa con đã lao qua ngọn lửa, bám ở cầu thang và được người dân phá cửa cứu ra ngoài trong tình trạng bỏng nặng, còn người chồng thì chết ngạt.

Thượng tá Nội cho biết, tủ bảo ôn thường hoạt động 24/24h, kéo dài từ ngày này sang ngày khác. Môi trường ẩm thấp, chỉ cần thừa gas hoặc thiếu gas hay bộ lok hở, kẹt, quá tải… hoặc khi năng lượng điện không biến thành cơ năng mà biến thành nhiệt năng thì dễ gây cháy. 

Đấy còn chưa kể, các thiết bị điện dùng lâu dễ bị hỏng hóc, sự cố… Tốt nhất, nên kiểm tra và bảo dưỡng định kỳ. Được biết, chiếc tủ bảo ôn trong gia đình chị Phạm Thị Duyên, chủ ki ốt 26 mấy hôm trước khi xảy vụ hoả hoạn đã gặp sự cố. Giá như, việc sửa chữa được làm tốt thì… 

Cũng theo Thượng tá Nội, vụ hoả hoạn khiến 5 người tử vong ở khu dân cư số 11, phường Tương Mai, quận Hoàng Mai cũng do thiết bị điện. Đó là chiếc quạt điện treo tường bị hỏng, gây chập điện…

Giám định viên Viện Khoa học Hình sự đi tìm nguyên nhân cháy tại hiện trường.

Ngay cả vụ cháy gây thiệt hại 500 tỷ đồng ở Trung tâm Thương mại Hải Dương cũng do điện. Điện không có lỗi, mà lỗi bởi những người bảo vệ đã không tắt nguồn điện kinh doanh, bật nguồn điện bảo vệ nên mới dẫn đến sự cố điện lúc giữa đêm. 

Để tìm được câu trả lời nguyên nhân gây ra vụ cháy ở Trung tâm thương mại lớn nhất tỉnh Hải Dương, Thượng tá Nội cùng đồng đội của mình đã mất gần một năm trời khám nghiệm, giám định bổ sung 6 lần. Những người bảo vệ đã phải trả giá bằng án phạt tù. Tuy nhiên, hậu quả do sự bất cẩn gây ra khiến địa điểm kinh doanh sầm uất bị thiêu trụi, 500 hộ kinh doanh mất sạch hàng hoá.

Nhiều năm làm công tác giám định, trực tiếp “va” với hàng trăm vụ cháy nổ, Thượng tá Nội buồn bã đưa ra nhận định: Số lượng các vụ cháy nổ trong cả nước ngày càng có xu thế tăng về số lượng và mức độ thiệt hại. Nguyên nhân dẫn đến các vụ cháy nổ trong nhà máy, chợ, cơ quan, nhà dân và phương tiện cơ giới khác nhau nhưng sự cố do điện và con người bất cẩn gây ra vẫn chiếm tỷ lệ lớn. Nghĩ sâu xa hơn thì sự kém hiểu biết, cùng sự cẩu thả, không tuân thủ các quy định về PCCC đã gây ra hậu quả đáng tiếc.

Giữa ban ngày, giữa chốn đông người nhưng cháy lớn vẫn xảy ra. Điển hình phải kể đến là những vụ trong các điểm kinh doanh dịch vụ như karaoke, bar, vũ trường… Hầu hết nguyên phần lớn liên quan đến hàn cắt kim loại. Vụ cháy ở điểm vui chơi tại Trung tâm thương mại ITC tại TP HCM năm 2002 làm 60 người chết là điển hình. 

Hoả hoạn phát lửa khi công nhân hàn cắt kim loại thi công sửa chữa trong Trung tâm thương mại khi hoạt động ở đây đang rất nhộn nhịp. Hay vụ câu lạc bộ EZ Club 55 Mã Mây, Hà Nội năm 2011 do 2 công nhân đang hàn xì, vẩy hàn rơi vào vật liệu dễ cháy, gây hoả hoạn. Hay vũ trường điểm hẹn ca nhạc Đêm Tây Hồ, Hà Nội bị thiêu rụi, khiến 1 người chết gần đây cũng bởi do hàn cắt kim loại…

… Đến việc của  “tướng, quân” trên mặt trận chống cháy

Cháy xảy ra ở mọi nơi, mọi hoàn cảnh chứ không hề phân biệt… giàu, nghèo. Thiết bị sử dụng điện dùng lâu bị hỏng hóc, dây điện bị ô xi hoá, chuột gặm… Hay sự chủ quan của người công nhân khi hàn cắt kim loại… đều rất dễ xảy ra. Thế nên, để hạn chế các vụ hoả hoạn, bắt buộc phải tăng tính chủ động trong phòng cháy. Và việc này hoàn toàn do ý thức chủ quan của từng cá nhân, chủ hộ, chủ doanh nghiệp, cơ sở kinh doanh dịch vụ.

Tiếp xúc với những người trực tiếp làm công tác PCCC, chúng tôi hiểu thêm đặc thù trong nghề cũng như muôn vàn lý do để xảy ra cháy. Thiếu tướng Lê Quốc Trân, Giám đốc Sở Cảnh sát PCCC Hải Phòng cho biết, Hải Phòng là thành phố tập trung đông dân cư, có cảng biển, nhiều khu công nghiệp nên thời gian gần đây diễn tiến về cháy nổ cũng theo chiều hướng phức tạp. 

Năm 2014, thành phố xảy ra 66 vụ cháy. Hè năm nay, nóng nắng diễn biến phức tạp, với nhiều đợt kéo dài cũng ảnh hưởng không nhỏ đến PCCC. Chỉ trong 6 tháng đầu năm, Hải Phòng xảy ra 16 vụ cháy, 1 vụ nổ. Ngoài ra còn xảy ra 120 vụ việc liên quan đến cháy nổ, thống kê để theo dõi (cháy chủ yếu là hệ thống điện trên cây cột điện và thảm thực bì rừng, cỏ tranh). Nguyên nhân gây cháy chủ yếu là cháy các thiết bị kỹ thuật điện ở cơ quan, doanh nghiệp và khu vực dân cư. Đây là nguyên nhân cần được chú trọng phòng ngừa, đấu tranh ngăn chặn.

Người đứng đầu cơ quan PCCC thành phố cảng cho biết, công tác này tại địa phương đang tồn tại một số bất cập như: việc chấp hành pháp luật về công tác PCCC của các quận, huyện, xã, phường… không đồng đều; chưa làm rõ vai trò của người lãnh đạo đơn vị, địa phương trong công tác PCCC; chế tài xử lý những hạn chế trong công tác PCCC còn nhiều bất cập; trang thiết bị PCCC cũ ảnh hưởng đến hiệu quả khi có tình huống xảy ra.

Khi làm việc với Đại tá Nguyễn Danh Thuy, Trưởng phòng Cảnh sát PCCC, Công an tỉnh Hải Dương, chúng tôi được đồng chí cho biết, trong 6 tháng đầu năm 2015, trên địa bàn tỉnh xảy ra 17 vụ cháy, làm 1 người chết và 2 người bị thương. Nguyên nhân gây cháy chủ yếu là do chập điện, bất cẩn khi sử dụng lửa. 

Từ đầu năm 2015 đến nay, tình hình cháy trên địa bàn có chiều hướng gia tăng. Các vụ cháy chủ yếu xảy ra tại các hộ gia đình và cơ sở sản xuất, kinh doanh nhỏ lẻ nằm xen kẽ trong khu dân cư, việc xác định nguyên nhân gây cháy gặp nhiều khó khăn.

Trong buổi đi thực tế với Trung úy Nguyễn Văn Đại, cán bộ PCCC quản lý địa bàn khu phố cổ Hà Nội, chúng tôi được tận mắt chứng kiến những cái khó trong phòng cháy lẫn chữa cháy ở khu dân cư có mật độ dân số đông nhất cả nước. Nhà chật, phố nhỏ, hạ tầng cũ kỹ khiến hiểm họa cháy luôn rình rập, chỉ cần một chút bất cẩn là hoả hoạn xảy ra. Và khi xảy ra cháy, thì việc chữa cháy là thách thức.

Để tránh hoả hoạn, ý thức chủ quan của mỗi cá nhân phải đặt lên hàng đầu. Chủ hộ chú ý đến hệ thống điện, trang thiết bị sử dụng trong gia đình; anh bảo vệ làm hết trách nhiệm; chủ doanh nghiệp chịu… chi và chịu trách nhiệm trong phòng cháy; chính quyền đầu tư hạ tầng, phương tiện trong PCCC… Khi ý thức chủ quan được nâng lên, sẽ hạn chế thấp nhất các vụ hoả hoạn.

44,2%  vụ cháy  do sự cố điện và thiết bị điện

Thượng tá Đỗ Thanh Hải, Trưởng phòng Tuyên truyền, Cục Cảnh sát PCCC và cứu nạn cứu hộ, Bộ Công an: Trong tổng số 1.510 vụ cháy 6 tháng đầu năm trên cả nước thì đã điều tra làm rõ nguyên nhân xảy ra cháy 1.039 vụ (chiếm 73,6%). Trong đó, nguyên nhân do sự cố hệ thống điện và thiết bị điện là 623 vụ (chiếm 44,2%); sơ suất do sử dụng lửa, xăng dầu, khí đốt chiếm 22,5% với 318 vụ, còn lại là các nguyên nhân khác. Đặc biệt, số vụ cháy tại 5 thành phố trực thuộc Trung ương là Hà Nội, Hải Phòng, TP Hồ Chí Minh, Đà Nẵng, Cần Thơ chiếm tới hơn 30%.

Cao Hồng - Việt Hà - Đăng Hùng

Hơn 5 năm trước, Đề án quy hoạch phát triển và quản lý báo chí toàn quốc đến năm 2025 được Thủ tướng Chính phủ ký quyết định phê duyệt. Theo đề án, có 6 cơ quan báo chí được xác định xây dựng thành “Cơ quan truyền thông chủ lực đa phương tiện” gồm Đài Truyền hình Việt Nam, Đài Tiếng nói Việt Nam, Thông tấn xã Việt Nam, Báo Nhân dân, Báo Quân đội nhân dân và Báo Công an nhân dân (CAND). Đây là vinh dự và cũng là nhiệm vụ rất nặng nề của 6 cơ quan báo chí được nêu tên, nhất là trong bối cảnh đất nước ta đang bước vào giai đoạn phát triển mới - kỷ nguyên vươn mình của dân tộc Việt Nam...

Tại địa điểm kinh doanh nằm trên địa bàn thị trấn Trâu Quỳ, huyện Gia Lâm, Hà Nội, Phòng Nghiệp vụ 1, Cục Nghiệp vụ Quản lý thị trường (QLTT) phối hợp với các lực lượng chức năng phát hiện và thu giữ 25 chiếc xe điện loại 3 bánh và 4 bánh không rõ nguồn gốc xuất xứ. Đặc biệt, tại Nghị Quyết số 05 của Chính phủ ngày 4/2/2008, các loại phương tiện này không được phép lưu hành tại Việt Nam trừ những trường hợp đặc biệt.

20 học sinh mầm non ở huyện Tam Đường, tỉnh Lai Châu phải cấp cứu tại Bệnh viện Đa khoa tỉnh Lai Châu do nghi ăn nhầm thuốc diệt chuột. Bệnh viện Bạch Mai đã cử một kíp bác sĩ gồm nhiều chuyên khoa lên Lai Châu để hỗ trợ chẩn đoán, điều trị cho các cháu.

Giới chức Philippines ngày 5/11 ra lệnh sơ tán khẩn cấp người dân ở các khu vực hẻo lánh và đặt quân đội vào trạng thái trực chiến để chuẩn bị ứng phó với cơn bão Yinxing dự kiến sẽ đổ bộ trong tuần này.

Theo quyết định của Bộ trưởng Thông tin và Truyền thông (TT&TT), Thứ trưởng Bộ TT&TT Bùi Hoàng Phương được phân công thực hiện nhiệm vụ là người phát ngôn của Bộ thay cho nguyên Thứ trưởng Nguyễn Thanh Lâm vừa được Thủ tướng Chính phủ điều động, bổ nhiệm giữ chức Tổng giám đốc Đài truyền hình Việt Nam (VTV).

Trong vụ án liên quan đến cựu Bí thư Tỉnh ủy Lâm Đồng Trần Đức Quận; cựu Chủ tịch UBND tỉnh Lâm Đồng Trần Trần Văn Hiệp; cựu Bộ trưởng, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ Mai Tiến Dũng cùng nhiều bị can khác, có một nữ đại gia tự nguyện giao nộp 9 giấy chứng nhận quyền sử dụng đất (có giá trị khoảng 1.700 tỷ đồng) để phục vụ yêu cầu giải quyết vụ án. Người phụ nữ này là ai?

Sau khi Báo CAND ra ngày 24/10 thông tin về tình trạng hàng nghìn cư dân chung cư Saigon Gateway ở TP Thủ Đức, TP Hồ Chí Minh phải sống trong bất an, khổ sở vì chủ đầu tư chiếm giữ, không chịu bàn giao quỹ bảo trì cho đại diện cư dân. Ngày 31/10 Ban quản trị (BQT) chung cư và đơn vị sửa chữa thang máy cùng đại diện chủ đầu tư đã ký hợp đồng ba bên để sửa chữa 2 thang máy bị hư hỏng của chung cư. Ngay sau đó, đại diện chủ đầu tư đã chuyển số tiền tạm ứng gần 250 triệu đồng cho đơn vị sửa chữa thang máy…

©2004. Bản quyền thuộc về Báo Công An Nhân Dân.
®Không sao chép dưới mọi hình thức khi chưa có sự đồng ý bằng văn bản của Báo Công An Nhân Dân.
English | 中文