Bám biển, giữ ngư trường

11:48 07/06/2011
Tất cả ngư dân chúng tôi gặp đều cho rằng họ không sợ và vẫn tiếp tục bám biển. Tuy vậy, ai cũng cho rằng Chính phủ cần hỗ trợ đội ngũ tàu đánh bắt xa bờ, cho vay vốn ưu đãi để đóng mới tàu công suất lớn, có giải pháp bảo vệ ngư dân khi sản xuất tại các khu vực nhạy cảm...
>> "Biển của mình, mình đi đánh bắt cá và bảo vệ chủ quyền"

Cũng như ngư dân các địa phương khác, thời gian gần đây, việc đánh bắt hải sản của ngư dân Đà Nẵng liên tục bị tàu Trung Quốc (TQ) uy hiếp, cản trở ngay trên vùng biển Việt Nam, có tàu bị cướp hết hải sản.

Có mặt tại Đồn Biên phòng 248 (Bộ chỉ huy Bộ đội Biên phòng Đà Nẵng) vào chiều 3/6, chúng tôi được Thiếu tá, Đồn trưởng Trần Hữu Thanh cung cấp thông tin nóng hổi vừa nhận từ ngư dân trên biển báo về: Vào 15h20' ngày 3/6, tàu Đna 90095 TS do ông Trương Văn Chín, ở phường Thanh Khê Đông (Thanh Khê), làm thuyền trưởng, cùng các tàu Đna 90198, Đna 90025, Đna 90042, Đna 90350, Đna 90288, Đna 90036… đang hành nghề lưới cảng tại tọa độ 17,1 vĩ độ Bắc, 109,3 kinh độ Đông, trên vùng biển Việt Nam, có khoảng 15-20 tàu quân sự của TQ, sơn màu ghi bạc, trên tàu có súng pháo, chạy vào khu vực tổ đội đang đánh bắt, uy hiếp cản trở việc sản xuất bình thường của ngư dân. Trên trời, máy bay của TQ quần thảo  tầm thấp.

Bộ đội Biên phòng Đồn 248 thường xuyên cập nhật thông tin từ ngư dân trên biển.

Thiếu tá Thanh cho biết thêm: Thời gian gần đây, ngư dân liên tục báo về tàu của họ bị tàu TQ cản trở việc sản xuất, thậm chí có chiếc bị lấy hết hải sản đánh bắt được. Cụ thể như vào 15h ngày 7/5, tàu Đna 90361 do ông Hồ Ngọc Hiệp ở phường Thanh Khê Đông, làm thuyền trưởng đang đánh bắt tại tọa độ 17,2 vĩ độ Bắc, 111,5 độ kinh Đông, bị 1 tàu TQ cập mạn, nhiều người nhảy sang buộc 12 thuyền viên đứng trên boong tàu để họ chụp ảnh. Trước khi bỏ đi, số người đó đã lục soát lấy đi toàn bộ hải sản vừa đánh bắt gồm 800kg cá và 15kg mực.

5h ngày 25/5, tàu Đna 66036  của bà Nguyễn Thị Tới, ở phường Nại Hiên Đông, do ông Nguyễn Hậu làm thuyền trưởng đang đánh bắt tại tọa độ 17,4 vĩ độ Bắc, 111,4 kinh độ Đông trên vùng biển nước ta, bị 1 tàu quân sự của TQ, số hiệu 44621 cập mạn, nhiều người nhảy lên tàu và chỉ bỏ đi sau hàng chục phút lục soát không phát hiện có hải sản.

Ngoài các vụ nêu trên, ngư dân Đà Nẵng cũng cho biết nhiều tàu TQ tràn sang vùng biển nước ta đánh bắt trộm hải sản, có khi cách bờ chừng 80-90 hải lý. Tàu của họ lớn gấp 2-3 lần tàu của ngư dân ta, đa số tàu sắt, thường hoạt động đội hình 10-15 chiếc, có tàu quân sự hộ tống. Mặc dù hoạt động trên vùng biển nước ta, nhưng tàu TQ cố tình chạy qua chạy lại trên khu vực ngư dân ta đang đánh bắt hòng làm hỏng lưới và xua đuổi tàu ngư dân đi sang nơi khác.

Nhiều ngư dân vừa trở về từ biển và cho biết khá cụ thể việc sản xuất liên tục bị tàu TQ cản trở, uy hiếp. Ông Trương Văn Hay, ở tổ 36, phường Thanh Khê Đông (Thanh Khê), thuyền trưởng tàu câu mực số Đna 90235, tâm sự: “Từ trước đến nay, các tàu câu mực đều bám biển Hoàng Sa để đánh bắt. Vùng này nhiều mực, đánh bắt rất hiệu quả. Chuyến vừa rồi, hơn 2 tháng, đưa về 20 tấn mực khô, bán được 2 tỷ đồng. Trừ chi phí 500 triệu, chủ tàu thu nhập 300 triệu, bạn trên tàu mỗi người từ 45 đến 55 triệu đồng. Có điều, không còn bình yên như trước, thời gian gần đây, tại khu vực ngư dân đánh bắt liên tục bị tàu TQ gây khó dễ. Hễ tàu TQ đến là chúng phá hết phao và cờ hiệu ngư dân ta thả xuống biển phục vụ cho việc khai thác mực và xua đuổi. Không có cách nào khác, chúng tôi phải di chuyển đi nơi khác, khi chúng đi lại trở về ngư trường cũ đánh bắt như thường”. Hỏi ông, trước tình thế gay go như vậy, ngư dân có sợ? Lão ngư này tự tin: “Không sợ. Mình đánh bắt trên biển của mình có gì phải sợ. Bao đời nay vẫn đánh bắt ở đó, có việc gì đâu”.

Từ năm 2010 đến nay, tàu Đna 90323 do ông Lê Dũng, ở phường Thanh Khê Đông làm thuyền trưởng, ít nhất 3 lần bị tàu TQ quậy phá. Ông kể về chuyến mới nhất, khi đang đánh bắt ở tọa độ 17,3 vĩ độ Bắc, 111,2 kinh độ Đông cách bờ khoảng 150 hải lý, bị một số tàu của TQ đến. Thấy mình chần chừ, chúng cho tàu chà lên lưới của mình, thậm chí cho tàu đâm thẳng vào tàu của ngư dân ta. Ông Đặng Văn A, ngư dân trên tàu Đna 7747, cho biết: Hễ ra biển là gặp tàu TQ. Tàu họ và tàu mình cùng đánh bắt trong một khu vực thuộc vùng biển của Việt Nam. Chuyện bị tàu TQ uy hiếp quậy phá xảy ra như cơm bữa.

Ông Lê Dũng (người bên phải) cùng ngư dân vá lưới.

Tất cả ngư dân chúng tôi gặp đều cho rằng họ không sợ và vẫn tiếp tục bám biển. Tuy vậy, ai cũng cho rằng Chính phủ cần hỗ trợ đội ngũ tàu đánh bắt xa bờ, cho vay vốn ưu đãi để đóng mới tàu công suất lớn, có giải pháp bảo vệ ngư dân khi sản xuất tại các khu vực nhạy cảm...

Trao đổi về thực trạng an ninh trên biển đang rất phức tạp, sản xuất của ngư dân liên tục bị tàu của TQ uy hiếp, cản trở, Thiếu tá Trần Công Thành, Phó tham mưu trưởng Bộ đội Biên phòng Đà Nẵng cho rằng: Tích cực bám biển tại ngư trường xa bờ là giải pháp tốt nhất để bảo vệ lãnh hải thiêng liêng của Tổ quốc. Đơn vị đang đẩy mạnh việc tuyên truyền động viên ngư dân bám biển, phối hợp Sở NN&PTNT củng cố các tổ đội đánh bắt, tăng cường hướng dẫn ngư dân thực hiện nghiêm Luật Biển và Luật Thủy sản…

Nguyễn Cầu

Nếu có cơ hội đến Điện Biên dịp kỷ niệm 70 năm Chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ, nhất định bạn không thể bỏ qua các di tích lịch sử gắn liền với một “thiên sử vàng” của dân tộc Việt Nam; là nơi các thế hệ đi trước đã  hy sinh của bao máu xương để làm nên chiến thắng “Lừng lẫy năm châu, chấn động địa cầu”.

Là đơn vị chủ công trong công tác bảo vệ tuyệt đối an ninh, an toàn các hoạt động kỷ niệm chiến thắng Điện Biên Phủ nói chung, Lễ diễu binh, diễu hành nói riêng; thực hiện nhiệm vụ bảo vệ vòng trong cùng, các đơn vị của Bộ Tư lệnh Cảnh vệ đã chủ động triển khai lực lượng, trang thiết bị, phương tiện phục vụ công tác bảo vệ.

Ngày 5/5, Cơ quan CSĐT Công an TP Hồ Chí Minh hoàn tất kết luận điều tra, chuyển hồ sơ sang Viện KSND cùng cấp đề nghị truy tố Nguyễn Thanh Tâm (SN 1997, ngụ huyện Củ Chi) về tội: "Giết người" và "Cướp tài sản".

Ngày 4/5, Thượng tướng Nguyễn Duy Ngọc, Ủy viên Trung ương Đảng, Thứ trưởng Bộ Công an đã có Thư khen gửi Giám đốc Công an tỉnh Hải Dương; đồng chí Cục trưởng Cục An ninh mạng và phòng chống tội phạm sử dụng công nghệ cao về thành tích triệt phá nhóm đối tượng hoạt động thu thập, tàng trữ, trao đổi, mua bán trái phép thông tin tài khoản ngân hàng nhằm mục đích lừa đảo chiếm đoạt tài sản, rửa tiền với quy mô rất lớn, lên đến hàng nghìn tỷ đồng.

Hướng tới 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ (7/5/1954 - 7/5/2024), 66 năm Ngày Truyền thống lực lượng An ninh chính trị nội bộ (10/5/1958 - 10/5/2024), từ ngày 3 - 5/5, Công an tỉnh Nghệ An tổ chức giao lưu, học tập kinh nghiệm giữa lực lượng làm công tác An ninh chính trị nội bộ các tỉnh Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Trị, Thừa Thiên Huế và TP Hà Nội.

Sau khi tìm đến các mỏ khai thác đá trái phép, Phạm Ngọc Hùng cùng đồng bọn đã tự xưng là nhà báo, có mối quan hệ quen biết với nhiều lãnh đạo nên đã đòi bảo kê, thu mua đá rồi chiếm đoạt số tiền hơn 500 triệu đồng.

Trước năm 1954, Sân bay Điện Biên vốn là sân bay dã chiến của quân đội Pháp. 70 năm sau, qua nhiều lần nâng cấp, Sân bay Điện Biên đã trở thành sân bay dân dụng hiện đại, đáp ứng khai thác máy bay cỡ lớn, là cầu nối kinh tế tại 6 tỉnh biên giới Tây Bắc.

©2004. Bản quyền thuộc về Báo Công An Nhân Dân.
®Không sao chép dưới mọi hình thức khi chưa có sự đồng ý bằng văn bản của Báo Công An Nhân Dân.
English | 中文