Bánh tráng đi Tây

08:42 11/02/2007

Đó là bánh tráng được sản xuất tại lò đúc bánh nổi danh mấy chục năm qua của các cô Đặng Thị Tuý Phong, Đặng Thị Bổn và Nguyễn Thị Hay ở thôn Tuý Loan, xã Hoà Phong (Hoà Vang - Đà Nẵng).

Cô Bổn kể các công đoạn đúc bánh tráng như sau: Cứ 16h và 21h mỗi ngày vuốt mỗi lần 1 ang gạo (8kg) sạch sẽ, ngâm vào nước, sáng sớm nhóm lò, rồi xay gạo đã ngâm hôm qua bằng máy xay bột. Dung dịch bột gạo này phải lấy trùng, không được đặc quá, không được lỏng quá.

Dung dịch này lỏng vừa thì khó đúc, nhưng sau này, khi nướng chiếc bánh "dậy" lên, ăn mới giòn và xốp, thơm ngon. Tuy nhiên, khi lấy trùng lỏng, rất là khó tráng. Đó cũng là bí quyết của nghề. Sau đó nêm các thứ như gừng, nước mắm, tỏi (đã giã nhuyễn) và ít đường, nhưng quan trọng nhất trộn vào dung dịch này: cứ 1 ang gạo là 12 lon mè trắng đã được bóc vỏ. Nước sôi, thì bắt đầu tráng bánh.

Mỗi cái bánh, tráng làm hai lớp, lớp thứ nhất chín xong thì tiếp tục dùng gáo múc hỗn hợp này, đổ chồng lên. Song song với đúc bánh, người kia thì quạt hai đống than lớn, khi đủ độ nóng, người ta phủ lên một lớp tro để than cháy đượm, sau đó úp hai cái lồng lớn này trên hai đống than, người phơi lần lượt sắp những cái bánh vừa lấy ra, trở đi trở lại nhiều lần cho khô, sau đó xếp lại thành chồng. Muốn bánh ngon, tuyệt đối không được phơi nắng.

Trung bình mỗi ang gạo, cho ra khoảng 80 cái bánh có đường kính 30cm. Trung bình mỗi ngày, nhóm này đúc từ 2 đến 3 ang, xuất xưởng từ 160 cái đến 240 chiếc. Nếu đúc 2 ang/ngày, thì kết thúc lúc 13h. Công đoạn còn lại là mang mè ra nhặt các tạp chất như: hột cỏ, mè đen... và lột tỏi, gừng... Trọng lượng một ràng (10 cái bánh) khoảng 1,4kg. Hiện nay, giá mỗi ràng là 35.000 đồng. Năm nay, cứ đúc mỗi ang gạo, sau khi trừ chi phí lời được 50.000 đồng.

Trong hai mươi năm qua, khách đến lò bánh tráng của nhóm cô Bổn  đặt hàng quanh năm, nhất là trong dịp xuân đến Tết về. Hiện xưởng có khách hàng từ các thành phố lớn như Hà Nội, Huế, Đà Nẵng, Nha Trang, TP HCM... đến đặt hàng. Cả bà con Việt kiều về quê đặt mua bánh để mang đi Tây...

Đặc biệt, bánh tráng cô Bổn đã được tín nhiệm tại thị trường khu vực, đã mang danh đặc sản quê hương của xã Hoà Phong, đã từng có mặt, trong các cuộc triển lãm, giới thiệu tại các gian hàng trong khu vực vào các dịp lễ, Tết, hội chợ...

Cô Bổn bộc bạch: "Bánh tráng ở đây, chưa từng mang ra chợ, khách đến trễ, đặt không có hàng. Tuy nhiên gần đây, có một số bánh tráng chất lượng kém, được bày bán tại chợ, quán... cũng mang danh nghĩa bánh tráng cô Bổn, điều này cũng làm ảnh hưởng đến uy tín, thương hiệu của mình...".

Các ngành chức năng đang trao đổi, đề nghị nhóm cô Bổn nên duy trì, phát triển mặt hàng đặc sản quê hương này

Quốc Kỳ

Chiều 4/5, thông tin từ Tổng Công ty quản lý Cảng hàng không cho biết, nhân dịp Kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ (7/5/1954-7/5/2024) và triển khai các hoạt động của năm du lịch quốc gia, lượng hành khách đi/đến Điện Biên đã tăng mạnh trong những ngày vừa qua, có ngày khách qua Cảng hàng không Điện Biên tăng gấp 5 lần so với ngày thường.

Thời gian gần đây, qua công tác nắm tình hình, lực lượng Công an phát hiện tình trạng một số đối tượng lừa đảo đã lập các nhóm chat (group), giả danh các “chuyên gia” dụ dỗ nhà đầu tư tham gia hội nhóm kín trên mạng xã hội, cài đặt website, app, gửi tiền đầu tư chứng khoán. Khi nạn nhân không còn khả năng gửi thêm tiền hoặc phát giác, nghi ngờ, các đối tượng khóa tài khoản, chiếm đoạt số tiền của bị hại. Về vấn đề này, Trung tướng Tô Ân Xô, Người phát ngôn Bộ Công an đã có những thông tin khuyến cáo đối với người dân và nhà đầu tư.

Sau nhiều tháng trời nắng như đổ lửa, trong ngày 3 và 4/5, tại một số quận huyện trên địa bàn TP Hồ Chí Minh đã có những cơn mưa giải nhiệt. Tuy nhiên, do mưa nhỏ, lượng nước ít kèm theo dông lốc nên đã xảy ra một số sự cố…

Cục An toàn thông tin, Bộ Thông tin và Truyền thông (TT&TT) vừa đưa ra cảnh báo về một số chiêu thức lừa đảo mới mà người dân cần cảnh giác như mạo danh nhân viên công ty sổ số, lừa đảo cấp chứng chỉ Tiếng Anh quốc tế để chiếm đoạt tiền của các nạn nhân.

Nhà đạo diễn kiệt xuất Roman Carmen đã cùng các đồng nghiệp Xôviết đến Việt Nam năm 1954 và làm bộ phim “Việt Nam”, ghi lại chiến thắng Điện Biên Phủ lịch sử của dân tộc ta.

Những suất quà chứa đựng nhiều tình cảm của cán bộ, chiến sĩ Báo CAND và nhà hảo tâm, với mong muốn đồng hành cùng các em học sinh và giáo viên trường Tiểu học Sơn Lâm, huyện Hương Sơn, tỉnh Hà Tĩnh; qua đó cùng chung tay, góp sức nâng bước các em đến trường.

©2004. Bản quyền thuộc về Báo Công An Nhân Dân.
®Không sao chép dưới mọi hình thức khi chưa có sự đồng ý bằng văn bản của Báo Công An Nhân Dân.
English | 中文