Bất lực trước rừng pơ mu bị tận diệt

17:34 22/01/2008
Theo ông Bùi Quốc Tuấn, Giám đốc Lâm trường Krông Bông (Đắk Lắk), lượng gỗ pơ mu tập trung chủ yếu ở 2 tiểu khu 1198, 1218 với khoảng trên 2.000ha nằm trên địa hình đồi núi cao, hiểm trở. Trước tình trạng lâm tặc hoành hành, Lâm trường đã thành lập đến 3 trạm quản lý bảo vệ rừng tại địa bàn xã Cư Đrăm, nhưng xem ra cũng chẳng thấm vào đâu so với sức tấn công ồ ạt của lâm tặc.
>> Pơ mu "về xuôi" thế nào?

Trong khi đó, công tác phối hợp giữa các cơ quan chức năng cùng với chính quyền địa phương và chủ rừng xem ra chưa thật đồng bộ. Câu hỏi đặt ra ở đây là liệu có sự làm ngơ hay là bất lực trong nhiệm vụ quản lý bảo vệ nguồn tài nguyên rừng ở Krông Bông?

"Bó tay" vì gỗ pơ mu… vô chủ?!

Ngày 24/1/2007, Hạt Kiểm lâm huyện phối hợp với Lâm trường Krông Bông tiến hành kiểm tra rừng tại tiểu khu 1198 thuộc lâm phần của Lâm trường quản lý. Qua đó đã phát hiện 4 đối tượng đang tiến hành cưa xẻ gỗ pơ mu và dùng xe trâu để vận chuyển.

Đoàn kiểm tra bắt được 3 đối tượng trong đó có 2 xe trâu đã có trên xe mỗi xe một lóng gỗ pơ mu khối lượng 0,376m3 gỗ tròn, còn 1 xe chưa có gỗ. Kiểm tra xung quanh khu vực, đoàn đã phát hiện có 3 cây gỗ pơ mu vừa mới bị đốn hạ, tổng khối lượng đo đếm được là 3,828m3 gỗ tròn.

Tiếp tục lần theo dấu vết, đoàn kiểm tra đã phát hiện được thêm 16 cây pơ mu nữa đã bị chặt hạ cách đó khoảng 15 ngày. Tổng khối lượng đo đếm được của 16 cây này là 40,516m3. 3 đối tượng bị tạm giữ là: Trần Xuân Anh (30 tuổi), trú tại thôn 1, Trần Văn Trung (20 tuổi), trú thôn 2 và Nguyễn Văn Thạch (16 tuổi) trú thôn 2, xã Cư Đrăm. Theo lời khai ban đầu của 3 đối tượng trên thì người đã chạy trốn có tên là Khoa ở thôn 1, xã Cư Đrăm. 3 người này đã được Khoa thuê vào rừng để vận chuyển gỗ.

Xét thấy vụ việc nghiêm trọng, đoàn kiểm tra đã chuyển toàn bộ hồ sơ vụ việc cho cơ quan Công an huyện Krông Bông xử lý theo đúng chức năng nhiệm vụ. Tuy nhiên, vụ việc chỉ dừng lại ở việc xử lý hành chính bởi theo lời khai của các đối tượng trên thì chúng chỉ chặt có… 3 cây pơ mu với khối lượng 3,8m3(?!), số gỗ còn lại (hơn 40m3) không giám định được mẫu vết cưa để chứng minh vết cưa là cùng lưỡi cưa thu được(!). Điều này đã khiến cho dư luận vô cùng thất vọng, trong khi đó vô hình trung lại khiến cho lâm tặc được cớ lộng hành. 

Về vụ việc này, UBND huyện Krông Bông cũng đã có Thông báo số 21 ngày 8/3/2007 về Kết luận của Phó Chủ tịch UBND huyện Nguyễn Lân yêu cầu nếu đã phát hiện vi phạm khai thác 3,8m3 chỉ xử phạt hành chính thì đối với số gỗ khai thác trái phép còn lại tại tiểu khu 1198 phải khởi tố vụ án để mở rộng điều tra tích cực truy tìm chứng cứ, đối tượng để nhanh chóng truy tố trước pháp luật. Thế nhưng, từ đó đến nay số gỗ vi phạm trên vẫn còn… vô chủ!

Ngày 25/5/2007, trong khi tuần tra, các cán bộ Phân trường 2 Lâm trường Krông Bông đã bắt quả tang Bùi Văn Thủy (38 tuổi), trú buôn Chàm B, xã Cư Đrăm đang dùng cưa lốc đốn hạ gỗ pơ mu.

Cùng lúc đó có ông Trần Khắc Toan, cư trú thôn 2 và 2 người khác không rõ tên tuổi đang tạm trú tại nhà Thủy. Tại hiện trường có 3 cây pơ mu đã bị chặt hạ. Tuy nhiên, Thủy khai nhận chỉ chặt hạ 1 cây có đường kính 85cm, dài 6m và một mực khẳng định đi rừng là để tìm bãi gỗ kiền kiền thuê cho các đơn vị khai thác. Khi đi qua thấy có 2 người đang khai thác gỗ pơ mu thì ngồi xem(!).

Được biết, sau đó ông Toan và Thủy đã bị cơ quan chức năng triệu tập lên làm việc vài lần nhưng đến giờ cũng chưa rõ trắng đen. Và hiện tại, các đối tượng trong vụ bắt quả tang trên cũng vẫn bình an vô sự.

Một vụ vi phạm khác, vào lúc 2h sáng 3/6/2007, Hạt Kiểm lâm Krông Bông đã phát hiện xe ôtô BKS 47L-3410 chạy từ hướng xã Cư Đrăm về thị trấn Krông Kma chở gỗ pơ mu trái phép. Sau quá trình rượt đuổi, đến đoạn thôn 10, xã Hoà Lễ thì lực lượng chức năng chặn được xe.

Hạt Kiểm lâm đã áp giải xe và 2 đối tượng Hạt để lấy lời khai, lập biên bản phạm pháp đối với Khương Ngọc Tuấn, trú ở buôn Chàm A (Cư Đrăm) là lái xe và Lê Văn Hường, trú thôn 6, xã Hoà Lễ, là người cùng tham gia vận chuyển 12 hộp gỗ với khối lượng 1,549m3 gỗ pơ mu.

Sau khi được tách ra để lấy lời khai thì cả Tuấn và Hường đều khai nhận là xe và gỗ của ông Lê Phước Trung (là em rể của Lê Văn Hường), ở buôn Chàm A, làm nghề sửa chữa điện tử. Gỗ được bốc và vận chuyển từ nhà của Trung ở ngã ba buôn Chàm A còn vận chuyển đi đâu thì cả 2 đương sự không biết vì có Trung đi xe máy đằng trước để dẫn đường. Vậy nhưng khi được mời đến làm việc, Lê Phước Trung đã phủ nhận hoàn toàn lời khai của Tuấn, Hường và cho rằng xe này là của Khương Ngọc Tuấn.

Vào đêm 2/6/2007, Tuấn có để xe ở trước nhà của Trung, còn gỗ được bốc ở đâu thì Trung không biết. Theo lời khai của Trung thì vào tối đó, Trung đi chơi ở thôn 10, xã Hoà Lễ, khi về thì gặp xe bị bắt do chở gỗ nên đứng xem(?!). Vụ việc sau đó lại cũng "chìm xuồng" bởi số gỗ này… vô chủ!

Mỡ để miệng mèo

Theo thống kê sơ bộ của Lâm trường Krông Bông, tại Tiểu khu 1198 đã có 29 cây pơ mu bị chặt hạ với khối lượng 48,7m3 gỗ, tại Tiểu khu 1218 có 9 cây bị chặt hạ, khối lượng 18,3m3. Tổng khối lượng gỗ pơ mu bị chặt hạ đang còn nằm tại hiện trường là 67m3.

Theo ông Bùi Quốc Tuấn, Giám đốc lâm trường cho biết thì khối lượng gỗ này đã nằm trong rừng đúng một năm rồi nhưng vẫn chưa có hướng để xử lý. Lâm trường cũng đã có nhiều văn bản đề nghị huyện, tỉnh xem xét, thanh lý số gỗ quý hiếm này nhưng đến nay chưa có hồi âm.

Điều này rõ ràng đã thể hiện sự tắc trách trong công tác phối hợp giải quyết vụ việc của các cơ quan chức năng. Trong khi hầu hết những vụ vi phạm đều không được giải quyết dứt điểm thì việc xử lý tang vật cũng không được quan tâm đúng mức. "Chúng tôi như đang ôm phải một đống nợ! Giữ cây rừng chưa bị chặt hạ đã khó, nay lại phải lo thêm số gỗ hơn 60m3 đã bị chặt hạ giữa rừng sâu trước tình trạng lâm tặc ồ ạt vào rừng như hiện nay thì thật là quá sức!" - ông Tuấn bức xúc cho biết.

Thực tế, Lâm trường Krông Bông đang phải chịu trách nhiệm bảo vệ một khối lượng gỗ lớn đã bị đốn hạ trên một hiện trường phức tạp, đồi dốc cao, trong khi đó lực lượng quản lý bảo vệ rừng lại mỏng nên chẳng khác nào "mỡ để miệng mèo". Và trước thực trạng nạn khai thác, săn lùng gỗ pơ mu nhức nhối như hiện nay thì liệu số gỗ pơ mu quý hiếm đã bị đốn hạ giữa rừng có còn nguyên vẹn?

Những cánh rừng ở Krông Bông đang bị lâm tặc hoành hành băm nát để tìm gỗ quý. Những cây pơ mu cuối cùng vẫn hằng ngày hằng đêm bị săn lùng đốn hạ rồi lén lút, âm thầm theo sau những con trâu về xuôi trở thành những sập gụ, bàn ghế bóng mượt trong nhà các đại gia lắm tiền nhiều của.

Đó là nỗi đau của gỗ quý, nỗi đau của rừng và là nỗi đau của những người còn có trách nhiệm với rừng ở nơi đây

Viết Nghĩa - Việt Cường

Thư ký báo chí Nhà Trắng Karoline Leavitt hôm 8/4 (giờ địa phương) xác nhận, Washington sẽ bắt đầu thu thuế 104% đối với hàng hóa Trung Quốc từ ngày 9/4, sau khi Bắc Kinh bỏ qua hạn chót của Tổng thống Donald Trump về việc dỡ bỏ các biện pháp đáp trả.

Những ngày đầu tháng 4 lịch sử này, nhiều đoàn cơ quan, đơn vị, cá nhân, tổ chức trên cả nước và các đoàn khách quốc tế đã tìm về với vùng “đất thép” anh hùng, thăm Khu di tích lịch sử địa đạo Củ Chi - một trong 6 công trình nhân tạo đặc biệt nhất thế giới. Nhiều du khách đến đây để được hiểu thêm về những năm tháng chiến tranh, lịch sử hào hùng của dân tộc Việt Nam, để được thắp nén nhang tưởng nhớ các Anh hùng, Liệt sĩ đã không tiếc máu xương của mình vì nền độc lập, tự do của Tổ quốc. 

Để xử lý 11.034 cơ sở nhà đất dôi dư, không sử dụng hoặc sử dụng kém hiệu quả trên toàn quốc, chuyên gia cho rằng chính quyền và các cơ quan chức năng cần chủ động vào cuộc, không thể kéo dài lãng phí nguồn lực khổng lồ này thêm nữa.

Mỹ và Iran cùng xác nhận sẽ tham gia đối thoại cấp cao ở Oman về chương trình hạt nhân của Tehran ngay trong tuần này, mở ra cơ hội hiếm hoi tìm kiếm một giải pháp chính trị giúp hạ nhiệt căng thẳng và qua đó giảm thiểu nguy cơ nổ ra một cuộc xung đột trực diện giữa hai nước.

Đội tuyển U17 Việt Nam đang đứng trước cơ hội tự quyết tấm vé dự U17 World Cup ở lượt trận cuối vòng bảng giải U17 châu Á 2025. 

Trong quá trình tác nghiệp, chúng tôi đã gặp các bác sĩ mang hai màu áo - những người đang công tác Trại tạm giam số , Công an TP Hà Nội, làm công việc đặc thù là chăm sóc các “bệnh nhân” là bị can, bị cáo, can, phạm nhân đang giam giữ, cải tạo. Để họ yên tâm cải tạo, ngày lại ngày, các bác sĩ mang hai màu áo vẫn lặng lẽ làm nhiệm vụ, chữa lành cả vết thương thể xác và tinh thần, giúp họ yên tâm cải tạo, làm lại cuộc đời…

Ngày 8/4, phiên tòa phúc thẩm xét kháng cáo của bị cáo Trương Mỹ Lan (Chủ tịch Vạn Thịnh Phát), cùng đồng phạm tiếp tục phần tranh luận. Đại diện Viện KSND Cấp cao tại TP Hồ Chí Minh lần nữa khẳng định hành vi phạm tội của bị cáo Trương Mỹ Lan và đồng phạm đúng người, đúng tội, không oan sai.

Ngày 8/4, Công an tỉnh Lâm Đồng đã tổ chức lễ trao tặng 950 triệu đồng cho 19 hộ dân có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn tại hai xã Phi Liêng và Đạ Rsal, huyện Đam Rông, tỉnh Lâm Đồng. Hoạt động này hưởng ứng chương trình “Chung tay xóa nhà tạm, nhà dột nát” do Thủ tướng Chính phủ, Bộ Công an và UBND tỉnh Lâm Đồng phát động.

Chiều 8/4, tại sân bay quốc tế Yangon, đại diện Bộ Công an Việt Nam, Bộ Quốc phòng đã tiến hành trao gần 30 tấn hàng cứu trợ cho Myanmar nhằm giúp đỡ nước bạn vượt qua hậu quả thảm họa động đất nghiêm trọng vừa qua.

©2004. Bản quyền thuộc về Báo Công An Nhân Dân.
®Không sao chép dưới mọi hình thức khi chưa có sự đồng ý bằng văn bản của Báo Công An Nhân Dân.
English | 中文