Bữa cơm chan... nước lã của HS vùng cao

15:50 21/01/2009
Tận mắt chứng kiến những lán trại lộng gió mà các em HS huyện miền núi Bảo Lâm (Cao Bằng)đang ở; cảnh bữa ăn cơm độn ngô chan nước lã và muối; các em học bài trong ánh đèn dầu tù mù… không ai có thể cầm được nước mắt.

Trường PTCS Thái Sơn và Thạch Lâm (huyện Bảo Lâm, Cao Bằng) nằm trong một huyện xa nhất và nghèo nhất của tỉnh Cao Bằng.

Đây là "kí túc xá" mà các HS trường PTCS Thái Sơn (Cao Bằng) đang ở. Các giáo viên và người trong ngành gọi đây là lều vịt.

Học sinh thuộc 5 dân tộc khác nhau, đến từ những căn nhà cheo leo trên núi, mất ít nhất 2-5h đi bộ. Chính vì vậy, các em từ lớp 6 trở đi đã phải ở lại trường, cuối tuần mới về thăm nhà.

Để việc ở lại được thuận tiện, bố mẹ và các em đã tự dựng những túp lều bằng tre nứa, để các em có nơi ăn, ở ngay tại sân trường. Một “ký túc xá” đơn sơ của trường Thái Sơn đã ra đời, với 7 lều lớn nhỏ và khoảng 50 em ăn ở, sinh hoạt tại đây.

Nhìn từ ngoài vào, lán trại thông thống, gió lùa thoải mái, khiến những đứa trẻ vùng sơn cước vốn dĩ chịu lạnh giỏi cũng phải mất ngủ nhiều đêm.

Đây là những lán trại thông thống, lộng gió và xiêu vẹo trong gió đông. Các thầy cô giáo trường Thái Sơn ngậm ngùi kể: Nhiều đêm lạnh quá, các em không ngủ được, 3h sáng đã dậy nhóm lửa, ngồi nói chuyện râm ran trong lán.

Vậy mà cảm động thay, các em đang ngày đêm đón nhận những con chữ, những bài toán một cách hồn nhiên và hồ hởi, tạm quên những khó khăn mà hằng ngày các em đang phải đối diện.

Giám đốc Sở GD&ĐT tỉnh Cao Bằng Trịnh Hữu Khang không khỏi xót xa khi chứng kiến cảnh những túp lều mà các em đang ở. Nhưng với tỉnh khó khăn như Cao Bằng, việc lo đủ trường lớp kiên cố, không phải học ba ca; nhà công vụ cho giáo viên đã khó, thì việc xây những ký túc xá kiên cố cho HS hiện vẫn là điều không tưởng vào lúc này.

Ông Khang cho biết, Sở đã kiến nghị lên tỉnh ít nhất là 3 năm nay, khi những ký túc xá tự phát này ra đời, nhưng đến nay vẫn chưa khởi động được.

Chúng tôi xin gửi tới những bức ảnh ghi lại chân thực nhất cảnh các em học sinh nơi đây học, chơi, sống tại “ký túc xá” tồi tàn này và mong ước một ngày, các em được ở trong những ký túc xá kiên cố thực sự:

Mùa đông, HS vùng cao đi học vẫn mong manh áo sơ mi mỏng. Xen lẫn trong tiếng giảng bài của cô giáo là tiếng sụt sịt, xịt mũi của học trò.

Chiều về, hai, ba em lại chung nhau nấu cơm ăn. Bữa cơm sang lắm là được ăn cơm trắng với canh rau cải lõng bõng.

Không thì ăn cơm độn ngô với canh rau cải. Bữa ăn của 3 HS trường phổ thông cơ sở Thạch Lâm (Cao Bằng).

Tệ hơn nữa thì ăn cơm nguội với nước lã, rắc vài hạt muối trắng. Bữa ăn của em Lý Thị Mỵ - HS trường phổ thông cơ sở Thái Sơn.

Tối đến, các em lại thắp đèn dầu học bài. Ngọn đèn yếu ớt, lúc đỏ lúc tắt vì gió nhưng các em vẫn học bài cho ngày mai.

Nhờ cuộc vận động của ngành, Sở GD&ĐT Hà Nội đã tặng áo ấm và chăn bông cho HS Cao Bằng. Một xe hàng đã về với HS trường phổ thông cơ sở Thái Sơn. Các em xúng xính áo mới.

Và đêm 17/1, các em không còn rét nữa, khi mỗi túp lều được tặng một chiếc chăn bông dày, ấm áp tình người.

Theo Hiền Lê (VTC News)

Thực hiện chỉ đạo của Bộ Công an, Công an tỉnh Thái Nguyên đã triển khai kế hoạch cao điểm cấp Căn cước công dân (CCCD) gắn chip, đến ngày 27/5/2023 đã hoàn thành cấp 100% CCCD gắn chip cho những người đủ điều kiện (sớm hơn 65 ngày so với chỉ đạo của Bộ). Qua "mục sở thị" những mô hình điểm về chuyển đổi số tại Thái Nguyên, tôi nhận thấy CCCD gắn chip đã trở thành một phần tất yếu, thiết thực phục vụ người dân, doanh nghiệp, mà hai mô hình điểm thể hiện rõ nhất là: "Khám chữa bệnh sử dụng thẻ CCCD và VNeID" và "Triển khai tại các cơ sở kinh doanh có điều kiện về ANTT".

Ngày 2/5, Cơ quan CSĐT Công an tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu tống đạt các quyết định khởi tố bị can, lệnh cấm đi khỏi nơi cư trú, khám xét nơi ở và nơi làm việc đối với ông Phạm Minh An (SN 1964, Giám đốc Sở Y tế tỉnh) về tội "Thiếu trách nhiệm gây hậu qua nghiêm trọng". 

Công an các đơn vị, địa phương đã tập trung triển khai phương án bảo đảm ANTT các hoạt động kỷ niệm 49 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước, Ngày Quốc tế lao động và các hoạt động kỷ niệm 70 năm chiến thắng Điện Biên Phủ (7/5), chấp hành nghiêm túc chế độ trực ban, trực chiến bảo đảm quân số ứng trực, nắm chắc tình hình, triển khai thực hiện có hiệu quả các phương án bảo đảm ANTT, TTATGT, phòng, chống cháy, nổ...

Dưới cái nắng oi bức của mùa hè cộng thêm gió Lào khô rát khiến người ta ở trong nhà hay dưới bóng râm vẫn cảm thấy khó chịu, thế nhưng hơn 1 tháng nay, CBCS Công an Điện Biên vẫn luôn thường trực 24/24 tại các nút giao thông, các điểm di tích lịch sử và nơi diễn ra các hoạt động, sự kiện hướng tới kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ. Những việc làm của các anh góp phần quan trọng đảm bảo an ninh, an toàn cho các đồng chí lãnh đảo Đảng, Nhà nước, các sự kiện và du khách thập phương đến với Điện Biên.

Chiều tối 1/5, sau kỳ nghỉ lễ 30/4 kéo dài, dòng người từ các tỉnh miền Đông, miền Tây sử dụng phương tiện cá nhân, đi xe khách… bắt đầu trở lại TP Hồ Chí Minh làm việc. Không như những ngày đầu nghỉ lễ, ghi nhận trong chiều tối 1/5, dòng người di chuyển trên đường khá lớn nhưng không gây ùn ứ nghiêm trọng…

Việc phát triển điện mặt trời mái nhà (ĐMTMN) đáp ứng nhu cầu phát triển điện sạch, sử dụng được nguồn năng lượng tái tạo (mặt trời) mà Việt Nam có nhiều tiềm năng. Tuy nhiên, theo các chuyên gia, để việc cung cấp điện cho các hộ sử dụng điện có đầu tư ĐMTMN ổn định, thì phải tính đến hoạt động của ĐMTMN trong hoạt động chung của toàn hệ thống điện.

Ngày 1/5, ngày cuối cùng của kỳ nghỉ Lễ 30/4 - 1/5, trái với dự đoán về tình hình ùn tắc có thể xảy ra thì giao thông tại khu vực cửa ngõ phía Nam Thủ đô lại rất thông thoáng. Người dân trở về Hà Nội di chuyển một cách thuận lợi qua các "điểm nóng".

©2004. Bản quyền thuộc về Báo Công An Nhân Dân.
®Không sao chép dưới mọi hình thức khi chưa có sự đồng ý bằng văn bản của Báo Công An Nhân Dân.
English | 中文