Buôn Ol hôm nay

13:39 04/03/2015
Trong những ngày đầu xuân mới, theo chân cán bộ Công an huyện Krông Nô, tỉnh Đắk Nông, đoàn công tác chúng tôi tìm về với buôn Ol, xã Đắk Drô, huyện Krông Nô. Ra đón chúng tôi từ đầu ngõ, ông Ma Hon, Chủ tịch UBMTTQ buôn Ol cùng với già làng và đông đảo người dân vui mừng nói: “Cán bộ à, buôn Ol giờ thay đổi nhiều rồi, bà con đã chăm lo làm ăn phát triển kinh tế, bà con ở buôn Ol giờ đã được no cái thân, ấm cái bụng rồi!”.

Buôn Ol, xã Đắk Drô, huyện Krông Nô, tỉnh Đắk Nông hiện có 249 hộ, 1.055 khẩu, là buôn có trên 70% đồng bào dân tộc thiểu số. Trước đây, đời sống kinh tế của bà con buôn Ol gặp rất nhiều khó khăn, với trình độ khoa học kỹ thuật hạn chế nên bà con quanh năm chỉ biết bán mặt cho đất, bán lưng cho trời, đem hạt giống gieo trồng trên những nương đá, lấy vật nuôi thả rông ngoài rừng… Chính vì thế, cái nghèo, cái đói đeo bám quanh năm.

Lợi dụng điều này, các thế lực thù địch, đặc biệt là bọn phản động Fulro lưu vong đã móc nối, câu kết với bọn phản động trong nước tìm cách dụ dỗ, lôi kéo bà con vượt biên để tìm giấc mộng đổi đời ở bên kia biên giới.

CBCS Công an huyện Krông Nô giúp dân thu hoạch nông sản.

Buôn Ol trong những năm 2004-2007, tình hình an ninh chính trị - trật tự an toàn xã hội khá phức tạp, một số bà con nhẹ dạ cả tin nghe theo kẻ xấu xúi giục làm những điều sai trái, số tội phạm liên quan đến trật tự xã hội như cố ý gây thương tích, đánh bạc… gia tăng đáng kể.

Không để kẻ xấu tiếp tục “đầu độc” bà con bằng những ngôn từ hoa mỹ, lọc lừa… lực lượng Công an các cấp, đặc biệt là cán bộ an ninh công an huyện Krông Nô đã tăng cường xuống địa bàn, thực hiện “cùng ăn, cùng ở, cùng làm” với bà con nhân dân.

Ban ngày, cán bộ công an cùng với bà con lên nương gieo tỉa, gặt hái, ban đêm cán bộ Công an được các cụ cao niên trong buôn kể về sử thi Ót Ndrong, về lịch sử hình thành cũng như quá khứ một lòng theo Đảng, tham gia kháng chiến chống giặc ngoại xâm của bà con buôn Ol.

Ngược lại, bà con buôn Ol được cán bộ Công an tuyên truyền về pháp luật, cũng như đường lối của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước, đặc biệt là đối với đồng bào dân tộc thiểu số.

Qua nhiều đêm cùng nhau ngồi bên bếp lửa, nhấp chén rượu cần… bà con buôn Ol và cán bộ Công an đã xích lại gần nhau, ý Đảng hợp với lòng dân, cái bụng của bà con buôn Ol nay đã khác, từ nay những lời độc địa của kẻ xấu đã không còn tác dụng, bà con chỉ biết có Đảng, chỉ chăm lo làm ăn, phát triển kinh tế gia đình.

Về với buôn Ol hôm nay, chúng tôi không khỏi ngỡ ngàng về một vùng đất đã thay da đổi thịt. Những ngôi nhà xây trị giá hàng tỷ đồng mọc san sát, hệ thống điện, đường, trường, trạm đã được trang bị đầy đủ. Dọc hai bên đường là cảnh bà con vui tươi, hồ hởi phơi bắp, phơi mì để chờ thương lái đến thu mua.

Bên chén trà ấm trong những ngày đầu năm, Ma Duyên (người đã từng nghe theo lời kẻ xấu để vượt biên sang nước ngoài) vui vẻ cho biết: “Mình đã một thời lầm lỗi, nghe theo lời kẻ xấu, nay được chính quyền và lực lượng Công an tha thứ, được trở về với buôn làng để làm ăn, sinh sống. Giờ đây mình đã có nhà cửa khang trang, con cái học hành đầy đủ, mình không còn mong muốn gì hơn nữa!”.

Trao đổi với chúng tôi, Thượng tá Nguyễn Viết Hùng, Phó trưởng Công an huyện Krông Nô cho biết: “Tình hình an ninh chính trị - trật tự an toàn xã hội ở buôn Ol trong những năm gần đây luôn được đảm bảo, bà con đã không còn nghe theo lời xúi giục của kẻ xấu, lo làm ăn, phát triển kinh tế. Theo đánh giá chung thì buôn Ol là một trong những buôn có mặt bằng kinh tế đứng vào hạng nhất, nhì ở huyện Krông Nô”.

Chia tay bà con buôn Ol vào một buổi chiều tà, khi mà ánh nắng mặt trời đã bắt đầu hạ thấp, chiếu rọi ngang qua kẽ lá, xuyên xuống những con đường được trải nhựa thẳng tắp, những cánh đồng lúa trĩu hạt, chúng tôi hiểu rằng, ở đâu ý Đảng hợp với lòng dân thì ở đó có ấm no, yên bình, hạnh phúc.

Minh Quỳnh – Minh Tín

Từ thắng lợi Điện Biên Phủ chấn động địa cầu năm 1954 đến đại thắng mùa xuân năm 1975 là 21 năm đằng đẵng với bao mất mát, hy sinh của dân tộc Việt Nam. Trong hành trình ấy, nhân dân Việt Nam đã đoàn kết dưới sự lãnh đạo của Đảng cách mạng chân chính và vững niềm tin để thực hiện khát vọng cháy bỏng: Non sông liền một dải, hòa bình, độc lập và xây dựng đất nước hùng cường.

Trở lại Việt Nam vào những ngày cuối tháng tư, nữ nhà văn người Mỹ Lady Borton đang gấp rút duyệt bản thảo lần cuối cho cuốn sách mới bằng tiếng Anh viết về Điện Biên Phủ, Chủ tịch Hồ Chí Minh và Đại tướng Võ Nguyên Giáp. Gắn bó với Việt Nam hơn nửa thế kỷ, người phụ nữ 82 tuổi này đã chứng kiến nhiều thăng trầm của Việt Nam, coi đây là quê hương thứ hai của mình.

Một phụ nữ hôn mê gan cấp trên nền bệnh viêm gan B, cuộc sống chỉ tính bằng giờ đã may mắn được hồi sinh nhờ được ghép gan kịp thời từ nguồn hiến của người chết não vì tai nạn giao thông (TNGT).

LTS: Từ 2019 đến nay, hàng vạn tấm bằng Cử nhân, Thạc sĩ, Tiến sĩ, Kỹ sư… cùng nhiều văn bản, chứng từ khác của Trường Đại học Kinh doanh và Công nghệ Hà Nội (HUBT) được ký bằng chữ ký “khô” (chữ ký khắc dấu) hay còn gọi là dấu chữ ký khiến cho nhiều người không khỏi hoài nghi về giá trị pháp lý của nó. Ngoài việc sử dụng chữ ký “khô” để cấp các loại văn bằng, chứng chỉ, HUBT còn sử dụng trong công tác văn thư, tài chính kế toán… để duy trì mọi hoạt động của trường. Trước sự việc này, phóng viên Báo CAND đã có loạt bài phản ánh các vấn đề đã và đang diễn ra tại HUBT.

Con số 70 nổi bật được đổ màu theo đa hướng, cách điệu với ngôn ngữ đảo chiều, hàng chữ “Chiến thắng Điện Biên Phủ (1954 - 2024)” mang màu xanh hoà bình. Đó là những nét khắc họa nổi bật của logo Kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ đang được sử dụng chính thức trong các hoạt động tuyên truyền trong những ngày tháng 5 lịch sử này.

Sáng 7/5, Cơ quan CSĐT Công an huyện Tây Giang (Quảng Nam) cho biết, vừa khởi tố bị can, ra lệnh bắt bị can để tạm giam đối với Pơloong Bưu (SN 1995, trú xã Axan, huyện Tây Giang) về hành vi “Hiếp dâm người dưới 16 tuổi”.

Mặc dù cuối tháng 6 kỳ thi tốt nghiệp THPT mới diễn ra nhưng ngay từ đầu năm 2024, nhiều trường đại học (ĐH) đã thông báo nhận hồ sơ xét tuyển sớm. Với ưu thế tạo thêm nhiều cơ hội cho thí sinh trúng tuyển đại học mà không cần lệ thuộc vào kỳ thi tốt nghiệp THPT, xét tuyển sớm đang trở thành phương thức được nhiều thí sinh lựa chọn.

©2004. Bản quyền thuộc về Báo Công An Nhân Dân.
®Không sao chép dưới mọi hình thức khi chưa có sự đồng ý bằng văn bản của Báo Công An Nhân Dân.
English | 中文