Cá nuôi chết hàng loạt: Người dân và DN đổ lỗi cho nhau

12:19 25/09/2007
5 tháng trôi qua, nguyên nhân vụ cá nuôi dọc suối Đăk Sia (Sa Thầy - Kon Tum) chết hàng loạt vẫn chưa được làm rõ. Người dân cho rằng "thủ phạm" là nước thải từ Nhà máy Chế biến tinh bột sắn Thịnh Phát nhưng doanh nghiệp này lại cho rằng mình vô can.

Có 8 hộ dân đào ao nuôi cá dọc theo suối Đăk Sia gửi đơn đến UBND thị trấn Sa Thầy (Kon Tum), phản ánh: Từ ngày 15 đến 17/3, cá trắm cỏ, cá trôi, cá chép, rô phi nuôi trong ao của họ bỗng bị chết hàng loạt. Có hộ như ông Nguyễn Gia Thuân bị chết 7,6 tạ cá, trị giá 20 triệu đồng; ông Nguyễn Văn Luật bị chết cá giống mới mua khoảng 23,7 triệu đồng...

Các hộ nuôi cá cho rằng, sau khi cá chết, họ kiểm tra ao mới phát hiện nước có màu đen, bốc mùi thối. Và họ cho rằng, thứ nước vừa đen, lại vừa hôi thối này do Nhà máy Chế biến tinh bột sắn (CBTBS) Thịnh Phát, thuộc Xí nghiệp tư nhân Thịnh Phát, đóng tại xã Sa Nhơn, huyện Sa Thầy, thải ra.

Tuy nhiên, ông Nguyễn Ngọc Thạch - Phó Giám đốc Xí nghiệp tư nhân Thịnh Phát, nói là chưa thể khẳng định điều đó. Vì ao nuôi cá của các hộ dân nằm cách Nhà máy CBTBS Thịnh Phát đến 6-7 cây số, cách xa dòng suối Đăk Sia.

Sau sự cố bị vỡ hồ vào năm ngoái thì nhà máy đã mua thêm đất bên cạnh để đào 5 hồ chứa nước thải mới. Nước từ nhà máy thải ra được máy bơm lên các hồ chứa cho lắng đọng và bốc hơi…

Ông Thạch phát biểu: "Nếu thật sự nước thải từ nhà máy chúng tôi chảy ra suối Đăk Sia làm chết cá của dân thì chúng tôi sẵn sàng bồi thường thiệt hại. Thực tế, chúng tôi cũng chưa nhận được thông báo nào từ các hộ dân để tận mắt trông thấy cá của họ bị chết do nước thải ra từ Nhà máy CBTBS Thịnh Phát".

Ông Thạch nói rằng, để đảm bảo quan hệ lâu dài giữa Nhà máy CBTBS Thịnh Phát với người dân sinh sống trên địa bàn huyện Sa Thầy, Hội đồng quản trị Xí nghiệp tư nhân Thịnh Phát đồng ý hỗ trợ 14,2 triệu đồng cho 8 hộ dân (cao nhất 3 triệu đồng, thấp nhất 500 nghìn đồng) có đơn đề nghị bồi thường cá chết để mua lại cá giống.

Qua tìm hiểu được biết, gần 5 tháng sau khi các hộ dân nuôi cá dọc suối Đăk Sia có đơn phản ánh, Phòng TN&MT huyện Sa Thầy mới tổ chức cuộc họp giải quyết.

Tại cuộc họp này, ông Thạch cũng nêu ý kiến thừa nhận nguyên nhân cá nuôi dọc suối Đăk Sia của một số hộ dân bị chết năm ngoái (lần 1) là do Nhà máy CBTBS Thịnh Phát bị sự cố vỡ hồ, còn năm nay chưa nhận được thông tin nên đề nghị các cơ quan chức năng kiểm tra làm rõ.

Những hộ dân có đơn cũng đề nghị các cơ quan chức năng tỉnh Kon Tum và huyện Sa Thầy nhanh chóng làm rõ nguyên nhân cá chết và họ buộc Xí nghiệp tư nhân Thịnh Phát phải đền bù thiệt hại, chứ không chấp nhận hỗ trợ. Cho đến nay sự vụ vẫn chưa được giải quyết…

Nhà máy CBTBS Thịnh Phát có tổng vốn đầu tư gần 55 tỷ đồng, với công suất mỗi ngày chế biến 50 tấn sắn củ. Hơn hai năm trước, nhà máy đi vào hoạt động là nơi tiêu thụ chính cho "đầu ra" củ sắn của đồng bào các dân tộc thiểu số sinh sống trên địa bàn huyện Sa Thầy và các vùng lân cận; giải quyết công ăn việc làm cho 150 lao động địa phương.

Giá thu mua nguyên liệu của nhà máy thời điểm này đạt mỗi ký sắn tươi là 850 đồng, góp phần xoá đói giảm nghèo cho người dân.

Vì vậy, theo chúng tôi, các cơ quan chức năng tỉnh Kon Tum và huyện Sa Thầy cần nhanh chóng thành lập tổ công tác kiểm tra lại việc các hộ dân nuôi cá dọc suối Đăk Sia có đơn phản ánh cá chết do nước thải của Nhà máy CBTBS Thịnh Phát.

Nếu đúng thì phía Nhà máy CBTBS Thịnh Phát phải đền bù thiệt hại cho người nuôi cá; ngược lại cá chết vì một lý do nào khác, hoặc có người tự bịa chuyện cá chết để vòi tiền thì cần phải chấn chỉnh ngay.

Vì rằng, không có sự can thiệp của các cơ quan chức năng sẽ kéo dài tình trạng khiếu kiện của các hộ dân nuôi cá, chẳng những tạo ra những dư luận không tốt làm ảnh hưởng đến hoạt động sản xuất kinh doanh của Nhà máy CBTBS Thịnh Phát, mà còn gây phức tạp về an ninh trật tự địa phương

L.Vân

Hơn 5 năm trước, Đề án quy hoạch phát triển và quản lý báo chí toàn quốc đến năm 2025 được Thủ tướng Chính phủ ký quyết định phê duyệt. Theo đề án, có 6 cơ quan báo chí được xác định xây dựng thành “Cơ quan truyền thông chủ lực đa phương tiện” gồm Đài Truyền hình Việt Nam, Đài Tiếng nói Việt Nam, Thông tấn xã Việt Nam, Báo Nhân dân, Báo Quân đội nhân dân và Báo Công an nhân dân (CAND). Đây là vinh dự và cũng là nhiệm vụ rất nặng nề của 6 cơ quan báo chí được nêu tên, nhất là trong bối cảnh đất nước ta đang bước vào giai đoạn phát triển mới - kỷ nguyên vươn mình của dân tộc Việt Nam...

Tại địa điểm kinh doanh nằm trên địa bàn thị trấn Trâu Quỳ, huyện Gia Lâm, Hà Nội, Phòng Nghiệp vụ 1, Cục Nghiệp vụ Quản lý thị trường (QLTT) phối hợp với các lực lượng chức năng phát hiện và thu giữ 25 chiếc xe điện loại 3 bánh và 4 bánh không rõ nguồn gốc xuất xứ. Đặc biệt, tại Nghị Quyết số 05 của Chính phủ ngày 4/2/2008, các loại phương tiện này không được phép lưu hành tại Việt Nam trừ những trường hợp đặc biệt.

20 học sinh mầm non ở huyện Tam Đường, tỉnh Lai Châu phải cấp cứu tại Bệnh viện Đa khoa tỉnh Lai Châu do nghi ăn nhầm thuốc diệt chuột. Bệnh viện Bạch Mai đã cử một kíp bác sĩ gồm nhiều chuyên khoa lên Lai Châu để hỗ trợ chẩn đoán, điều trị cho các cháu.

Giới chức Philippines ngày 5/11 ra lệnh sơ tán khẩn cấp người dân ở các khu vực hẻo lánh và đặt quân đội vào trạng thái trực chiến để chuẩn bị ứng phó với cơn bão Yinxing dự kiến sẽ đổ bộ trong tuần này.

Theo quyết định của Bộ trưởng Thông tin và Truyền thông (TT&TT), Thứ trưởng Bộ TT&TT Bùi Hoàng Phương được phân công thực hiện nhiệm vụ là người phát ngôn của Bộ thay cho nguyên Thứ trưởng Nguyễn Thanh Lâm vừa được Thủ tướng Chính phủ điều động, bổ nhiệm giữ chức Tổng giám đốc Đài truyền hình Việt Nam (VTV).

Trong vụ án liên quan đến cựu Bí thư Tỉnh ủy Lâm Đồng Trần Đức Quận; cựu Chủ tịch UBND tỉnh Lâm Đồng Trần Trần Văn Hiệp; cựu Bộ trưởng, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ Mai Tiến Dũng cùng nhiều bị can khác, có một nữ đại gia tự nguyện giao nộp 9 giấy chứng nhận quyền sử dụng đất (có giá trị khoảng 1.700 tỷ đồng) để phục vụ yêu cầu giải quyết vụ án. Người phụ nữ này là ai?

Sau khi Báo CAND ra ngày 24/10 thông tin về tình trạng hàng nghìn cư dân chung cư Saigon Gateway ở TP Thủ Đức, TP Hồ Chí Minh phải sống trong bất an, khổ sở vì chủ đầu tư chiếm giữ, không chịu bàn giao quỹ bảo trì cho đại diện cư dân. Ngày 31/10 Ban quản trị (BQT) chung cư và đơn vị sửa chữa thang máy cùng đại diện chủ đầu tư đã ký hợp đồng ba bên để sửa chữa 2 thang máy bị hư hỏng của chung cư. Ngay sau đó, đại diện chủ đầu tư đã chuyển số tiền tạm ứng gần 250 triệu đồng cho đơn vị sửa chữa thang máy…

©2004. Bản quyền thuộc về Báo Công An Nhân Dân.
®Không sao chép dưới mọi hình thức khi chưa có sự đồng ý bằng văn bản của Báo Công An Nhân Dân.
English | 中文