Cá nuôi chết hàng loạt: Người dân và DN đổ lỗi cho nhau

12:19 25/09/2007
5 tháng trôi qua, nguyên nhân vụ cá nuôi dọc suối Đăk Sia (Sa Thầy - Kon Tum) chết hàng loạt vẫn chưa được làm rõ. Người dân cho rằng "thủ phạm" là nước thải từ Nhà máy Chế biến tinh bột sắn Thịnh Phát nhưng doanh nghiệp này lại cho rằng mình vô can.

Có 8 hộ dân đào ao nuôi cá dọc theo suối Đăk Sia gửi đơn đến UBND thị trấn Sa Thầy (Kon Tum), phản ánh: Từ ngày 15 đến 17/3, cá trắm cỏ, cá trôi, cá chép, rô phi nuôi trong ao của họ bỗng bị chết hàng loạt. Có hộ như ông Nguyễn Gia Thuân bị chết 7,6 tạ cá, trị giá 20 triệu đồng; ông Nguyễn Văn Luật bị chết cá giống mới mua khoảng 23,7 triệu đồng...

Các hộ nuôi cá cho rằng, sau khi cá chết, họ kiểm tra ao mới phát hiện nước có màu đen, bốc mùi thối. Và họ cho rằng, thứ nước vừa đen, lại vừa hôi thối này do Nhà máy Chế biến tinh bột sắn (CBTBS) Thịnh Phát, thuộc Xí nghiệp tư nhân Thịnh Phát, đóng tại xã Sa Nhơn, huyện Sa Thầy, thải ra.

Tuy nhiên, ông Nguyễn Ngọc Thạch - Phó Giám đốc Xí nghiệp tư nhân Thịnh Phát, nói là chưa thể khẳng định điều đó. Vì ao nuôi cá của các hộ dân nằm cách Nhà máy CBTBS Thịnh Phát đến 6-7 cây số, cách xa dòng suối Đăk Sia.

Sau sự cố bị vỡ hồ vào năm ngoái thì nhà máy đã mua thêm đất bên cạnh để đào 5 hồ chứa nước thải mới. Nước từ nhà máy thải ra được máy bơm lên các hồ chứa cho lắng đọng và bốc hơi…

Ông Thạch phát biểu: "Nếu thật sự nước thải từ nhà máy chúng tôi chảy ra suối Đăk Sia làm chết cá của dân thì chúng tôi sẵn sàng bồi thường thiệt hại. Thực tế, chúng tôi cũng chưa nhận được thông báo nào từ các hộ dân để tận mắt trông thấy cá của họ bị chết do nước thải ra từ Nhà máy CBTBS Thịnh Phát".

Ông Thạch nói rằng, để đảm bảo quan hệ lâu dài giữa Nhà máy CBTBS Thịnh Phát với người dân sinh sống trên địa bàn huyện Sa Thầy, Hội đồng quản trị Xí nghiệp tư nhân Thịnh Phát đồng ý hỗ trợ 14,2 triệu đồng cho 8 hộ dân (cao nhất 3 triệu đồng, thấp nhất 500 nghìn đồng) có đơn đề nghị bồi thường cá chết để mua lại cá giống.

Qua tìm hiểu được biết, gần 5 tháng sau khi các hộ dân nuôi cá dọc suối Đăk Sia có đơn phản ánh, Phòng TN&MT huyện Sa Thầy mới tổ chức cuộc họp giải quyết.

Tại cuộc họp này, ông Thạch cũng nêu ý kiến thừa nhận nguyên nhân cá nuôi dọc suối Đăk Sia của một số hộ dân bị chết năm ngoái (lần 1) là do Nhà máy CBTBS Thịnh Phát bị sự cố vỡ hồ, còn năm nay chưa nhận được thông tin nên đề nghị các cơ quan chức năng kiểm tra làm rõ.

Những hộ dân có đơn cũng đề nghị các cơ quan chức năng tỉnh Kon Tum và huyện Sa Thầy nhanh chóng làm rõ nguyên nhân cá chết và họ buộc Xí nghiệp tư nhân Thịnh Phát phải đền bù thiệt hại, chứ không chấp nhận hỗ trợ. Cho đến nay sự vụ vẫn chưa được giải quyết…

Nhà máy CBTBS Thịnh Phát có tổng vốn đầu tư gần 55 tỷ đồng, với công suất mỗi ngày chế biến 50 tấn sắn củ. Hơn hai năm trước, nhà máy đi vào hoạt động là nơi tiêu thụ chính cho "đầu ra" củ sắn của đồng bào các dân tộc thiểu số sinh sống trên địa bàn huyện Sa Thầy và các vùng lân cận; giải quyết công ăn việc làm cho 150 lao động địa phương.

Giá thu mua nguyên liệu của nhà máy thời điểm này đạt mỗi ký sắn tươi là 850 đồng, góp phần xoá đói giảm nghèo cho người dân.

Vì vậy, theo chúng tôi, các cơ quan chức năng tỉnh Kon Tum và huyện Sa Thầy cần nhanh chóng thành lập tổ công tác kiểm tra lại việc các hộ dân nuôi cá dọc suối Đăk Sia có đơn phản ánh cá chết do nước thải của Nhà máy CBTBS Thịnh Phát.

Nếu đúng thì phía Nhà máy CBTBS Thịnh Phát phải đền bù thiệt hại cho người nuôi cá; ngược lại cá chết vì một lý do nào khác, hoặc có người tự bịa chuyện cá chết để vòi tiền thì cần phải chấn chỉnh ngay.

Vì rằng, không có sự can thiệp của các cơ quan chức năng sẽ kéo dài tình trạng khiếu kiện của các hộ dân nuôi cá, chẳng những tạo ra những dư luận không tốt làm ảnh hưởng đến hoạt động sản xuất kinh doanh của Nhà máy CBTBS Thịnh Phát, mà còn gây phức tạp về an ninh trật tự địa phương

L.Vân

Ngày 1/5, ngày cuối cùng của kỳ nghỉ Lễ 30/4 - 1/5, trái với dự đoán về tình hình ùn tắc có thể xảy ra thì giao thông tại khu vực cửa ngõ phía Nam Thủ đô lại rất thông thoáng. Người dân trở về Hà Nội di chuyển một cách thuận lợi qua các "điểm nóng".

Việc phát triển điện mặt trời mái nhà (ĐMTMN) đáp ứng nhu cầu phát triển điện sạch, sử dụng được nguồn năng lượng tái tạo (mặt trời) mà Việt Nam có nhiều tiềm năng. Tuy nhiên, theo các chuyên gia, để việc cung cấp điện cho các hộ sử dụng điện có đầu tư ĐMTMN ổn định, thì phải tính đến hoạt động của ĐMTMN trong hoạt động chung của toàn hệ thống điện.

Quá trình ông N.V.C. đốt lửa lấy mật ong rừng, ngọn lửa nhanh chóng cháy lan sang các bụi cây rậm dẫn đến cháy rừng. Vụ cháy rừng khiến ông C. bị bỏng nặng và người này được lực lượng chữa cháy cõng ra khỏi rừng để đưa đến bệnh viện cấp cứu.

Công an quận Hoàn Kiếm, TP Hà Nội cho biết, qua xác minh, chưa có cơ sở xác định người phụ nữ bán hàng rong trên phố cổ “chặt chém” du khách nước ngoài với việc bán 3 quả dứa giá 500.000 đồng (như mạng xã hội và báo chí phản ánh mấy ngày qua), tuy nhiên, cơ quan chức năng cũng đã lập biên bản xử phạt hành chính 150 nghìn đồng đối với người này về hành vi bán hàng rong không đúng quy định. 

Để đảm bảo TTATGT trên các tuyến đường, trong những ngày lễ 30/4 và 1/5, không quản ngại nắng nóng gay gắt, lực lượng CSGT các địa phương vẫn “đội nắng”, “bám đường”, nghiêm túc thực hiện nhiệm vụ tuần tra, kiểm soát xuyên đêm, xuyên lễ.

Ngày 1/5, Công an TP Cần Thơ cho biết, cơ quan điều tra đã bắt giữ đối tượng Võ Chí Cường (SN 1995, ngụ huyện Tân Hiệp, tỉnh Kiên Giang) để làm rõ về hành vi giết người và cố ý gây thương tích. Cường bị bắt khi đang lẩn trốn ngoài cánh đồng tại ấp Thới Trung, xã Thới Đông (huyện Cờ Đỏ, TP Cần Thơ).

Từ trưa 1/5, sau 5 ngày nghỉ lễ, người dân từ khắp các tỉnh thành đã quay trở lại Hà Nội. Theo đó, trên tuyến cao tốc Pháp Vân-Cầu Giẽ, hướng về trung tâm Hà Nội, lượng phương tiện cũng gia tăng nhanh chóng dẫn đến tình trạng ùn ứ, các phương tiện di chuyển chậm dần.

©2004. Bản quyền thuộc về Báo Công An Nhân Dân.
®Không sao chép dưới mọi hình thức khi chưa có sự đồng ý bằng văn bản của Báo Công An Nhân Dân.
English | 中文