Hàng loạt dịch bệnh truyền nhiễm nguy hiểm mới nổi:

Các nước ASEAN họp bàn biện pháp đối phó

10:07 18/09/2014
Nhằm chia sẻ kinh nghiệm giữa các nước, để chủ động triển khai nhiều biện pháp phòng, chống các bệnh dịch trong nước, cũng như ngăn chặn sự lây lan của các dịch bệnh nguy hiểm đến từ các khu vực khác, là nội dung chính của hội nghị về phòng chống các bệnh truyền nhiễm mới nổi của các nước ASEAN, được tổ chức tại Hà Nội ngày 17/9.

Các nước ASEAN đang tiểm ẩn nhiều nguy cơ lây lan các bệnh truyền nhiễm mới nổi nguy hiểm từ các nơi khác đến, như: Mers-CoV, Ebola, HIV/AIDS, cúm A/H7N9, bại liệt…. Các bệnh truyền nhiễm mới nổi đang tiếp tục đe dọa sự phát triển bền vững, gây trở ngại cho kinh tế, xã hội, đồng thời, tạo áp lực cho hệ thống y tế của các nước ASEAN và đe dọa an ninh y tế toàn cầu.

Nhằm chia sẻ kinh nghiệm giữa các nước, để chủ động triển khai nhiều biện pháp phòng, chống các bệnh dịch trong nước, cũng như ngăn chặn sự lây lan của các dịch bệnh nguy hiểm đến từ các khu vực khác, là nội dung chính của hội nghị về phòng chống các bệnh truyền nhiễm mới nổi của các nước ASEAN, được tổ chức tại Hà Nội ngày 17/9, với sự có mặt của đại diện WHO, Trung tâm Kiểm soát dịch bệnh Hoa Kỳ ở CDC Việt Nam, các tổ chức quốc tế khác; đại diện Bộ Công an, Quốc phòng, Ngoại giao, Thương mại, NN&PTNN..v.v…

Những thông tin mới nhất về tình hình của các bệnh truyền nhiễm nguy hiểm mới nổi đã được WHO, CDC, các tổ chức quốc tế, đại diện các nước đưa ra tại hội nghị, đồng thời, các chuyên gia cũng chia sẻ kinh nghiệm phòng, chống, ngăn chặn dịch bệnh hiệu quả ở mỗi nước, nhằm cùng tìm ra các giải pháp hữu hiệu nhất để đảm bảo an ninh y tế cho các nước ASEAN cũng như thế giới.

Theo TS. Takeshi Kasai – Giám đốc Quản lý các chương trình của WHO Khu vực Tây Thái Bình Dương, bệnh truyền nhiễm mới nổi như Ebola không còn là của châu Phi mà là của thế giới. Bởi dịch Ebola không thể dự báo mức độ rộng lớn và phức tạp từ khi nó được phát hiện và là dịch Ebola lớn nhất từ trước tới nay. Dịch bùng phát ở các nước có nội chiến, không có hoặc hệ thống y tế rất yếu. Tập quán chôn cất không đảm bảo vệ sinh, đã gây ra dịch lan rộng và bền vững tại cộng đồng. Nếu có 1 ca du nhập vào khu vực, hậu quả tiềm tàng đối với y tế công cộng sẽ không nhỏ.  Các quốc gia cần cảnh giác và sẵn sàng cho việc phát hiện, điều tra và quản lý các trường hợp mắc bệnh Ebola.

Lãnh đạo ngành Y tế trực tiếp kiểm tra công tác phòng, chống cúm A(H7N9) ở biên giới.

Đặc điểm của dịch Ebola đang diễn ra là lây lan nhanh và rộng: có trên 4.000 ca mắc và trên 2.000 ca chết đã được báo cáo với WHO. Các chuyên gia y tế quốc tế nhấn mạnh: Tuy thế, số lượng thực tế còn cao hơn. Số các ca bệnh chiếm 47% trong 2 tháng qua, tức là tăng rất nhanh và sẽ còn tiếp tục gia tăng. WHO vùng Tây Thái Bình Dương đã có khung hành động đối phó: đảm bảo hệ thống giám sát có khả năng phát hiện ca nghi ngờ. WHO cũng đưa ra kế hoạch để có thể ngăn chặn, đẩy lùi dịch trong vòng 6 đến 9 tháng.

Với căn bệnh Mers CoV, đại diện ngành Y tế Malaysia cho biết, nguy cơ ở nước này rất lớn, khi mỗi năm có khoảng 200.000 khách hành hương và 22-23.000 khách tham gia lễ hành hương, nên nguy cơ mắc Mers CoV là không thể tránh khỏi. Đây cũng là thông tin rất đáng quan tâm với Việt Nam để tăng cường phòng bệnh vì Việt Nam là nước gần Malaysia. Để ngăn chặn dịch, Malaysia đã liên tục phổ biến thông tin, nhằm nâng cao nhận thức của cộng đồng về Mers CoV, đồng thời, sàng lọc sức khỏe và tiêm phòng viêm màng não cho khách hành hương. Malaysia chú trọng phối hợp với ngành Du lịch để cung cấp thông tin về Mers CoV, như phối hợp với Hiệp hội đại lý du lịch và Lữ hành cho những người hành hương, hợp tác với Bộ Du lịch và Ngoại giao. Đây cũng là kinh nghiệm tốt cho các nước khi đối phó với Mers CoV.

Bà Michelle McConnell, Giám Đốc US-CDC Việt Nam cũng cho biết: 75% bệnh mới nổi là lây từ động vật lây sang, như cúm A(H5N6), cúm A(H7N9), do đó cần nỗ lực ưu tiên các giải pháp phòng, chống. Các chuyên gia y tế của Trung Quốc cũng cập nhật thông tin về tình hình cúm gia cầm A(H7N9) trên người ở nước này. Theo đó, trên 80%  trường hợp mắc có tiền sử tiếp xúc với gia cầm hay môi trường tương tự trước khi phát bệnh. 

Trước diễn biến phức tạp của nhiều loại bệnh truyền nhiễm nguy hiểm mới nổi, đại diện của US-CDC Việt Nam cho rằng, cần thiết lập và điều hành văn phòng đáp ứng khẩn cấp (EOC), để có các hoạt động cần thiết cho việc ứng phó kịp thời và hiệu quả với tình trạng khẩn cấp, bất ngờ, ưu tiên đảm bảo tính mạng, tài sản của con người. Việc các nước ASEAN phải ngồi với nhau để bàn về các giải pháp ứng phó với các bệnh truyền nhiễm nguy hiểm mới xuất hiện, đã cho thấy tính cấp bách trong vấn đề bảo vệ sức khỏe ở mức nào!

Thanh Hằng

Chiến thắng Điện Biên Phủ của Việt Nam cùng với cuộc chiến giành độc lập của Algeria kết thúc năm 1962 và trận Cuito Cuanavale của liên quân Cuba-Angola năm 1988 là những chiến thắng vang dội nhất trong thế kỷ XX chống lại chế độ thực dân châu Âu. Chiến thắng này là biểu tượng của lòng quả cảm vô song và là ngôi sao sáng của phong trào giải phóng dân tộc, báo hiệu sự sụp đổ của chủ nghĩa thực dân trên thế giới.

Chính quyền địa phương cho biết lũ lụt kỷ lục ở bang Rio Grande do Sul, miền Nam Brazil đã khiến ít nhất 75 người thiệt mạng trong 7 ngày qua và 103 người khác được báo cáo mất tích.

Thủ đô Hà Nội cùng với nhiều tỉnh thành ở miền Bắc được dự báo có mưa rào và dông rải rác, cục bộ mưa to về chiều tối, thời tiết mát mẻ. TP Điện Biên Phủ khả năng mưa diễn ra vào ban ngày.

Miền Trung đang bước vào đợt cao điểm nắng nóng, đây cũng là thời điểm liên tiếp xảy ra các vụ ngộ độc thực phẩm tập thể tại các tỉnh, thành phố. Một trong những nguyên nhân chính dẫn đến ngộ độc thực phẩm xuất phát từ việc chủ các cửa hàng kinh doanh, mua bán các loại thực phẩm trôi nổi trên thị trường, không rõ nguồn gốc xuất xứ. Trước thực trạng này, lực lượng Công an tỉnh Thừa Thiên Huế đã tăng cường kiểm tra, xử lý nghiêm cơ sở kinh doanh thực phẩm bẩn để bảo đảm vệ sinh an toàn thực phẩm (ATTP).

Nếu có cơ hội đến Điện Biên dịp kỷ niệm 70 năm Chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ, nhất định bạn không thể bỏ qua các di tích lịch sử gắn liền với một “thiên sử vàng” của dân tộc Việt Nam; là nơi các thế hệ đi trước đã  hy sinh của bao máu xương để làm nên chiến thắng “Lừng lẫy năm châu, chấn động địa cầu”.

Thực hiện chỉ đạo của lãnh đạo Bộ Công an, bằng các biện pháp nắm tình hình, thời gian qua, Cục Quản lý xuất nhập cảnh đã chủ động trong công tác quản lý người nước ngoài (NNN) nhập cảnh, xuất cảnh, cư trú tại Việt Nam; phát hiện, xử lý dứt điểm các vụ việc phức tạp, vi phạm pháp luật do người nước ngoài gây ra, không để trở thành vấn đề nóng, ảnh hưởng đến an ninh trật tự tại cơ sở cũng như ảnh hưởng đến việc phát triển du lịch và quan hệ đối ngoại với các nước.

Là đơn vị chủ công trong công tác bảo vệ tuyệt đối an ninh, an toàn các hoạt động kỷ niệm chiến thắng Điện Biên Phủ nói chung, Lễ diễu binh, diễu hành nói riêng; thực hiện nhiệm vụ bảo vệ vòng trong cùng, các đơn vị của Bộ Tư lệnh Cảnh vệ đã chủ động triển khai lực lượng, trang thiết bị, phương tiện phục vụ công tác bảo vệ.

Ngày 5/5, Cơ quan CSĐT Công an TP Hồ Chí Minh hoàn tất kết luận điều tra, chuyển hồ sơ sang Viện KSND cùng cấp đề nghị truy tố Nguyễn Thanh Tâm (SN 1997, ngụ huyện Củ Chi) về tội: "Giết người" và "Cướp tài sản".

Ngày 4/5, Thượng tướng Nguyễn Duy Ngọc, Ủy viên Trung ương Đảng, Thứ trưởng Bộ Công an đã có Thư khen gửi Giám đốc Công an tỉnh Hải Dương; đồng chí Cục trưởng Cục An ninh mạng và phòng chống tội phạm sử dụng công nghệ cao về thành tích triệt phá nhóm đối tượng hoạt động thu thập, tàng trữ, trao đổi, mua bán trái phép thông tin tài khoản ngân hàng nhằm mục đích lừa đảo chiếm đoạt tài sản, rửa tiền với quy mô rất lớn, lên đến hàng nghìn tỷ đồng.

©2004. Bản quyền thuộc về Báo Công An Nhân Dân.
®Không sao chép dưới mọi hình thức khi chưa có sự đồng ý bằng văn bản của Báo Công An Nhân Dân.
English | 中文