Cần 57.000 tỷ đồng để thực hiện quy hoạch thoát lũ

07:36 02/11/2017
Hà Nội muốn đẩy nhanh việc thực hiện Quy hoạch phòng, chống lũ chi tiết cho các tuyến sông có đê trên địa bàn để phát triển đô thị. Tuy nhiên, nhiều chuyên gia lo ngại về việc Quy hoạch thoát lũ và thực hiện nạo vét, phát triển đô thị sẽ ảnh hưởng tới chỉnh trị các dòng sông. Trong khi đó, kinh phí để thực hiện Quy hoạch cũng rất lớn, lên tới gần 57.000 tỷ đồng.

Trên cơ sở Quyết định số 257/QĐ-TTg ngày 18-2-2016 của Thủ tướng Chính phủ, Hà Nội đã giao Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN&PTNT) Hà Nội phối hợp với Viện Khoa học Thủy lợi Việt Nam thực hiện Dự án “Rà soát, điều chỉnh Quy hoạch phòng, chống lũ chi tiết cho các tuyến sông có đê trên địa bàn Hà Nội” được thực hiện bởi không gian thoát lũ sẽ nằm giữa hai tuyến đê chính và không cho phép xây dựng đê bối mới.

Theo Quy hoạch, số hộ dân cần di dời là 2.206 hộ. Quy hoạch đề xuất cho phép nghiên cứu, xây dựng ở 20 bãi sông với tổng diện tích 3.904ha. Mật độ xây dựng được giới hạn ở mức 15% cho 2 bãi và 5% cho các bãi còn lại. Quy hoạch chống được lũ chu kỳ 500 năm cho trung tâm TP Hà Nội, với tổng kinh phí thực hiện là 56.904 tỷ đồng.

Hà Nội muốn đẩy nhanh quy hoạch phòng, chống lũ các sông.

Dù Quy hoạch đã được gửi tới và nhận được sự đồng tình của 6 bộ và 8 tỉnh lân cận Hà Nội, tuy nhiên vẫn còn ý kiến bày tỏ băn khoăn. Song theo Phó Giám đốc Sở NN&PTNT Hà Nội Trần Thanh Nhã, việc chậm triển khai quy hoạch khiến tỷ lệ dân cư khu vực thoát lũ tăng nhanh. Thống kê trong gần 8 năm qua, số dân vùng thoát lũ đã tăng khoảng 30.000 người.

Điều này sẽ tạo ra nhiều khó khăn cho công tác di dân. Không chỉ vậy, tình trạng đổ trộm phế thải, lấn chiếm hành lang thoát lũ… cũng đang diễn ra phức tạp tại những khu vực ven sông thuộc các quận Tây Hồ, Hoàn Kiếm... Tuy nhiên, việc chậm thông qua quy hoạch phòng chống lũ sẽ là rào cản đối với Hà Nội trong việc triển khai các quy hoạch phát triển đô thị ven sông.

Theo Quy hoạch, sẽ có 8 vùng bãi sông được nạo vét nhằm tăng lưu lượng dòng chảy thoát lũ. PGS.TS Nguyễn Cảnh Thái, Phó Hiệu trưởng trường Đại học Thủy lợi cho rằng, việc nạo vét lòng sông có thể ảnh hưởng tới khả năng lấy nước của hệ thống công trình thủy lợi trong đê.

Còn GS.TS Phạm Hồng Giang, Chủ tịch Hội đập lớn và phát triển nguồn nước Việt Nam bày tỏ quan ngại, việc xây dựng hai tuyến đường giáp ven sông Hồng có khả năng ảnh hưởng đến khả năng cắt lũ. Nhiều chuyên gia trong ngành cho rằng, nguồn vốn triển khai quy hoạch lên tới gần 56.000 tỷ đồng là rất lớn. Trong khi đó, mật độ xây dựng 5 - 15% là khá thấp, chưa phát huy được tiềm năng và nên chỉ là mật độ xây dựng thuần (tức không bao gồm hạng mục cây xanh, hồ nước…).

Thứ trưởng Bộ NN&PTNT Hoàng Văn Thắng đánh giá, trong kết quả rà soát, có nhiều điểm chưa thống nhất, những vấn đề Hà Nội đặt ra, Bộ cũng chưa có thời gian xem xét kỹ lưỡng. Ông Hoàng Văn Thắng đề nghị Hà Nội tiếp tục nghiên cứu và báo cáo Thủ tướng Chính phủ xem xét, điều chỉnh một số chi tiết phù hợp với đặc thù của Hà Nội. Khi Thủ tướng đồng ý cho phép Hà Nội điều chỉnh thì Bộ NN&PTNT có thể có ý kiến…

Theo Chủ tịch UBND TP Hà Nội Nguyễn Đức Chung, việc triển khai Quyết định 257 có ý nghĩa hết sức quan trọng đối với sự phát triển của Hà Nội. Khi triển khai cần hết sức thận trọng. Quy hoạch phải được tính toán kỹ lưỡng để tạo thuận lợi cho việc triển khai các quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội có liên quan, bảo đảm tính khả thi cao và bảo vệ được số dân cư hiện hữu hai bên bờ sông Hồng.

Chủ tịch Hà Nội đề nghị Sở NN&PTNT Hà Nội và Viện Khoa học thủy lợi Việt Nam tiếp thu đầy đủ toàn bộ các ý kiến đóng góp để bổ sung vào Quy hoạch. Theo Phó Giám đốc Sở NN&PTNT Hà Nội Trần Thanh Nhã, sau khi Bộ NN&PTNT có ý kiến, Hà Nội sẽ trình HĐND TP Hà Nội trong kỳ họp tháng 11-2017 tới. Nếu được thông qua, đơn vị sẽ lập tức bắt tay vào triển khai.

Diệp Linh

Thủ đô Hà Nội cùng với nhiều tỉnh thành ở miền Bắc được dự báo có mưa rào và dông rải rác, cục bộ mưa to về chiều tối, thời tiết mát mẻ. TP Điện Biên Phủ khả năng mưa diễn ra vào ban ngày.

Nếu có cơ hội đến Điện Biên dịp kỷ niệm 70 năm Chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ, nhất định bạn không thể bỏ qua các di tích lịch sử gắn liền với một “thiên sử vàng” của dân tộc Việt Nam; là nơi các thế hệ đi trước đã  hy sinh của bao máu xương để làm nên chiến thắng “Lừng lẫy năm châu, chấn động địa cầu”.

Thực hiện chỉ đạo của lãnh đạo Bộ Công an, bằng các biện pháp nắm tình hình, thời gian qua, Cục Quản lý xuất nhập cảnh đã chủ động trong công tác quản lý người nước ngoài (NNN) nhập cảnh, xuất cảnh, cư trú tại Việt Nam; phát hiện, xử lý dứt điểm các vụ việc phức tạp, vi phạm pháp luật do người nước ngoài gây ra, không để trở thành vấn đề nóng, ảnh hưởng đến an ninh trật tự tại cơ sở cũng như ảnh hưởng đến việc phát triển du lịch và quan hệ đối ngoại với các nước.

Là đơn vị chủ công trong công tác bảo vệ tuyệt đối an ninh, an toàn các hoạt động kỷ niệm chiến thắng Điện Biên Phủ nói chung, Lễ diễu binh, diễu hành nói riêng; thực hiện nhiệm vụ bảo vệ vòng trong cùng, các đơn vị của Bộ Tư lệnh Cảnh vệ đã chủ động triển khai lực lượng, trang thiết bị, phương tiện phục vụ công tác bảo vệ.

Ngày 5/5, Cơ quan CSĐT Công an TP Hồ Chí Minh hoàn tất kết luận điều tra, chuyển hồ sơ sang Viện KSND cùng cấp đề nghị truy tố Nguyễn Thanh Tâm (SN 1997, ngụ huyện Củ Chi) về tội: "Giết người" và "Cướp tài sản".

Ngày 4/5, Thượng tướng Nguyễn Duy Ngọc, Ủy viên Trung ương Đảng, Thứ trưởng Bộ Công an đã có Thư khen gửi Giám đốc Công an tỉnh Hải Dương; đồng chí Cục trưởng Cục An ninh mạng và phòng chống tội phạm sử dụng công nghệ cao về thành tích triệt phá nhóm đối tượng hoạt động thu thập, tàng trữ, trao đổi, mua bán trái phép thông tin tài khoản ngân hàng nhằm mục đích lừa đảo chiếm đoạt tài sản, rửa tiền với quy mô rất lớn, lên đến hàng nghìn tỷ đồng.

Hướng tới 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ (7/5/1954 - 7/5/2024), 66 năm Ngày Truyền thống lực lượng An ninh chính trị nội bộ (10/5/1958 - 10/5/2024), từ ngày 3 - 5/5, Công an tỉnh Nghệ An tổ chức giao lưu, học tập kinh nghiệm giữa lực lượng làm công tác An ninh chính trị nội bộ các tỉnh Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Trị, Thừa Thiên Huế và TP Hà Nội.

©2004. Bản quyền thuộc về Báo Công An Nhân Dân.
®Không sao chép dưới mọi hình thức khi chưa có sự đồng ý bằng văn bản của Báo Công An Nhân Dân.
English | 中文