Rừng và đất nông lâm trường đang 'chảy máu' dữ dội

11:42 09/10/2015
Chuyên đề Cần chặn đứng sự “chảy máu” đất và rừng nông lâm trường đề cập thực trạng này, với mong muốn góp một tiếng nói bảo vệ tài nguyên đất và rừng.


Cùng với sự phát triển của xã hội, đặc biệt là chuyển đổi mô hình kinh tế, quản lý đất đai, các nông lâm trường bước vào giai đoạn vô cùng khó khăn bởi sự cạnh tranh khốc liệt, sản xuất đình đốn. Trong khi đó, tư liệu sản xuất chủ yếu của mô hình này là đất và rừng bị “xẻ thịt”, mua bán chuyển nhượng bất hợp pháp trên quy mô lớn dẫn đến sự “chảy máu ồ ạt” loại tài nguyên cực kì quan trọng và quý giá của đất nước.

Trong một thời gian dài, mô hình Nông trường - lâm trường quốc doanh (gọi tắt là nông lâm trường - PV) được coi là điểm sáng của nền sản xuất lớn tập thể với những khẩu hiệu hào sảng “Nghiêng đồng đổ nước ra sông”, “Có sức người sỏi đá cũng thành cơm”. Đã có những nông lâm trường vang bóng một thời như Ba Vì, Sông Hậu…

Cùng với sự phát triển của xã hội, đặc biệt là chuyển đổi mô hình kinh tế, quản lý đất đai, các nông lâm trường bước vào giai đoạn vô cùng khó khăn bởi sự cạnh tranh khốc liệt, sản xuất đình đốn. Trong khi đó, tư liệu sản xuất chủ yếu của mô hình này là đất và rừng bị “xẻ thịt”, mua bán chuyển nhượng bất hợp pháp trên quy mô lớn dẫn đến sự “chảy máu ồ ạt” loại tài nguyên cực kì quan trọng và quý giá của đất nước.

Chuyên đề Cần chặn đứng sự “chảy máu” đất và rừng nông lâm trường đề cập thực trạng này, với mong muốn góp một tiếng nói bảo vệ tài nguyên đất và rừng.

Bài 1: Đua nhau “xẻ thịt” đất nông lâm trường

Nhiều người còn nhớ về “cơn sốt” đất ở Ba Vì (Hà Nội) năm 2009. Thời điểm đó, giao dịch đất đai ở đây sôi động với nhan nhản các văn phòng bất động sản; nhà nhà, người người đều có thể làm “cò đất” để kiếm “hoa hồng” sau mỗi giao dịch thành công. Điều đáng buồn, đất mua bán hầu hết là của Nông trường Việt Mông (nay là Công ty cổ phần Việt Mông – PV), tức là không thể làm được “sổ đỏ”... Không chỉ Ba Vì, mà đất ở nhiều nông lâm trường khác từ Tây Nguyên, Tây Nam Bộ, Tây Bắc đều diễn ra thực trạng đáng lo ngại từ nhiều năm qua.

Thông điệp đáng lo từ một “cơn sốt” đất đã hạ nhiệt

Trở lại Ba Vì một ngày đầu tháng 10/2015, chúng tôi cảm nhận vùng đất cổ gắn với huyền thoại Sơn Tinh – Thủy Tinh bao nhiêu năm qua vẫn đẹp như một bức tranh thủy mặc màu xanh. Qua khỏi cầu vượt Đại lộ Thăng Long – Hòa Lạc (cách trung tâm Hà Nội khoảng 30km về phía Tây), hai bên đường là sự đông đúc của dân cư, thấp thoáng những biệt thự đẹp; có chỗ cửa hàng san sát (chủ yếu kinh doanh quán nhậu hoặc bán các sản phẩm sữa bò, sữa dê…). Qua tìm hiểu, hầu hết đất ở đây thuộc Công ty Cổ phần Việt Mông. Đất được giao cho các hộ là công nhân viên nông trường từ khoảng năm 1990. Sau khi được giao đất, một số hộ đã chia hoặc thuê người nhà ở quê lên nhận nuôi bò, dê, gà; trồng chè, ngô, lúa…

Một biệt thự mọc lên trên đất của công ty cổ phần Việt ông (Yên Bài, Ba Vì, Hà Nội; ảnh chụp sáng 8/10). Ảnh: Mạnh Hùng.

Ghé vào một quán nhậu ven đường (thuộc địa phận xã Yên Bài), chúng tôi được ông chủ quán tên H. cho hay: “Người mua đất ở đây chủ yếu là dân nội thành Hà Nội. Có người xây biệt thự cuối tuần rủ bạn bè lên liên hoan, thư giãn. Có người giàu còn mua đất rất rộng để lập trang trại. Họ thuê người trồng rau, nuôi gà, vịt, lợn… để bảo đảm nguồn thực phẩm an toàn cho gia đình”.

Ông H. mách: “Các chú nếu có điều kiện, vào trong dân mà hỏi mua. Mảnh đất vừa phải, đường ôtô vào tận nơi, chỉ khoảng 100 triệu đồng/1.000 mét vuông!”. Trả lời câu hỏi của chúng tôi về giấy tờ mua bán, ông H khẳng định: “Làm gì có giấy tờ. Cứ viết tay với nhau thôi. Đất vùng này là của nông trường Việt Mông giao cho các hộ công nhân trước đây canh tác, chăn nuôi. Đất nhà tôi mặt đường đẹp, giá 100 triệu/mét (rộng 1 mét, sâu 50 mét). Các chú đừng ngại, nhiều người mua bán như thế từ bao năm nay có sao đâu?”.

Công ty Cổ phần Việt Mông (Ba Vì, Hà Nội) quản lý nhiều đất nhưng hoạt động sản xuất, kinh doanh gặp không ít khó khăn; trong khi đất bị lấn chiếm, sử dụng sai mục đích, thậm chí mua bán trái phép. Ảnh: An Khang.

Câu chuyện với ông H. đã phần nào phản ánh thực trạng “chảy máu” tài nguyên đất tại Ba Vì. Theo báo cáo mới nhất (ngày 1/7/2015) của Công ty Cổ phần Việt Mông gửi Đoàn giám sát Ủy ban Thường vụ Quốc hội), đất Công ty quản lý có diện tích gần 1.117ha, phần lớn thuộc các xã Yên Bài, Vân Hòa (Ba Vì) và một phần thuộc xã Kim Sơn (thị xã Sơn Tây). Ngành nghề kinh doanh chính của Công ty là sản xuất, nhân giống bò sữa, bò thịt, trồng chè, kinh doanh, chế biến nông sản...  Tổng diện tích đất Công ty Cổ phần Việt Mông đang quản lí là 942,17ha, so với diện tích đất ban đầu (theo sổ sách là 1.116,67ha) thì giảm mất 174,49ha nhưng chưa rõ nguyên nhân!

“Mặc dù đã được sự chỉ đạo sát sao của huyện Ba Vì cũng như TP Hà Nội, tuy nhiên việc vi phạm về quản lý đất vẫn xảy ra ngày càng nghiêm trọng” – báo cáo của Công ty cổ phần Việt Mông nhấn mạnh.

Đó là “đất quản lý”, song một phần lớn trong đó đã bị “an cư hóa” cho nhiều hộ dân, thậm chí bị mua bán, chuyển nhượng ngầm như đã đề cập ở phần trên.

Sống mòn giữa rừng vàng

Thực trạng nhức nhối nêu trên cũng đang diễn ra ở nhiều nơi, đặc biệt là Tây Nguyên – lá phổi xanh không chỉ của Việt Nam, mà cả vùng Đông Dương. Hơn 20 năm trước, khi mới đặt chân lên đất Tây Nguyên, chúng tôi như bị thôi miên bởi cảnh rừng xanh bạt ngàn đến tận chân trời. Giờ đây, đi về các buôn làng, được mệnh danh nhiều rừng nhất Tây Nguyên, cũng là nơi có các nông lâm trường từng nổi danh một thời... càng thấy rõ đại ngàn Tây Nguyên đã thu hẹp rất nhiều và bị chia cắt manh mún.

Anh Rơ Ma Lin với cuộc mưu sinh vất vả giữa rừng.

Chúng tôi gặp anh Rơ Ma Lin (nông dân làng Cúc, xã Ia O, huyện Ia Grai, Gia Lai) trên chiếc xe máy cà tàng từ rừng về với vài búp măng tre và mấy quả bắp non. Anh Lin chia sẻ: “Cách đây mấy năm, gia đình mình có nhận khoán rừng bảo vệ, nhưng bây giờ thì hết rừng rồi, lâm trường đã thu lại...”.

Rơ Ma Lin kể, nhà mình nghèo lắm, cả thảy 7 miệng ăn nhưng ruộng rẫy chỉ mấy sào, hoa màu không đắp đổi qua mùa được. Hằng ngày anh vào rừng kiếm vài búp măng về để ăn... Một phận người như Rơ Ma Lin khiến chúng ta không khỏi suy nghĩ “rừng vàng” đang dần trở thành kí ức bởi nhiều nguyên nhân, đặc biệt là sự quản lí lỏng lẻo của các nông lâm trường…

Còn nhiều những “Rơ Ma Lin” khác hiện đang phải vật vã mưu sinh giữa rừng. Khi mà cái bụng chưa ấm thì liệu người dân có nặng lòng bảo vệ rừng? Liệu họ có suy nghĩ, so bì rằng, cái mình “phá” thì nhằm nhò gì so với những cuộc phá rừng quy mô lớn của lâm tặc, của những ông trùm giấu mặt với máy cưa, máy kéo, xe reo rầm rộ và công khai?

Đại biểu Quốc hội Nguyễn Tiến Sinh.
Tại phiên họp Ủy ban Thường vụ Quốc hội cuối tháng 8/015, đại biểu Nguyễn Tiến Sinh – Phó trưởng đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Hoà Bình bày tỏ: “Tình trạng thất thoát quỹ đất và tài sản của Nhà nước khá nghiêm trọng, kể cả với cơ quan chuyển đổi. Chúng tôi đến một công ty chè ở Mộc Châu - Sơn La đang quản lý 4.800ha. Công ty này sau khi chuyển đổi thành công ty cổ phần, lên sàn thì thành sở hữu của cổ đông, người ta chi phối hàng ngàn hécta. Trong báo cáo, huyện Mộc Châu rất bức xúc… Đến Công ty Mường La hiện nay không “sống” được, mà nợ các dự án thêm vài tỷ đồng. Lâm trường Văn Chấn (Yên Bái) 10 năm nay không có giám đốc mà chỉ một phó giám đốc phụ trách, mấy năm nay họ sống lay lắt bằng tiền dịch vụ nuôi trồng rừng, 3 tháng qua chả có đồng lương nào trả cho người lao động”…

Đáng chú ý, vị đại biểu Quốc hội này dẫn chứng một nghịch lý: “Từ hoạt động sản xuất không hiệu quả dẫn đến quyền lợi chính đáng của người lao động ở một số nông, lâm trường không đảm bảo. Ví dụ, một công ty chè của Mộc Châu, trước đây nông trường viên nhận khoán của nông trường - một doanh nghiệp của Nhà nước thì giờ chuyển đổi mô hình, họ phải thuê đất từ tư nhân”.

D.Hiển – V.Hân – H.Ly – N.Như

Hỏi: Cháu tôi bị bạn bè lôi kéo, tụ tập tham gia đua xe máy và bị Công an quận tạm giữ cả xe và người để xử lý theo quy định pháp luật. Xin hỏi hành vi của cháu tôi có bị truy cứu trách nhiệm hình sự không? (Trần Văn Hải, TP Hồ Chí Minh)

Sau nhiều ngày đưa ra xét xử sơ thẩm, ngày 21/11, TAND tỉnh Thừa Thiên Huế tuyên án đối với 2 bị cáo Nguyễn Vĩnh Linh (SN 1961) và Nguyễn Như Quỳnh (SN 1975, đều trú tại TP Huế) trong vụ án "Tham ô tài sản" và "Vi phạm quy định về kế toán gây hậu quả nghiêm trọng" xảy ra ở Trung tâm Công nghệ thông tin Tài nguyên và Môi trường (TN&MT) thuộc Sở TN&MT tỉnh Thừa Thiên Huế.

Trong bối cảnh Mỹ ngày càng thờ ơ với khu vực Mỹ Latinh, Trung Quốc đã nhanh chóng tận dụng khoảng trống này để mở rộng ảnh hưởng. Với chiến lược đầu tư mạnh mẽ và cam kết lâu dài, Bắc Kinh đang tạo ra một sự thay đổi đáng kể tại Mỹ Latinh, khiến Washington phải đối mặt với thách thức lớn về địa chính trị ngay tại “sân sau” của mình.

Ngày 22/11, Đoàn kiểm tra số 4 của Bộ Công an do Trung tướng Nguyễn Văn Long, Ủy viên Ban Thường vụ Đảng ủy Công an Trung ương, Thứ trưởng Bộ Công an, làm trưởng đoàn, kiểm tra các mặt công tác Công an năm 2024 tại Công an tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu. Tham gia đoàn công tác có đại diện lãnh đạo Văn phòng Bộ Công an và các Cục nghiệp vụ Bộ Công an…

Sau nhiều năm chờ đợi, tuyến Metro đầu tiên của TP Hồ Chí Minh với tên gọi Bến Thành - Suối Tiên (tuyến Metro số 1) cũng đã bước vào giai đoạn gấp rút hoàn thành những công đoạn còn lại để có thể chính thức đưa vào khai thác ngay trong năm nay. Nhưng thời điểm này gánh nặng chi phí hoạt động cũng đã bắt đầu xuất hiện...

Sau một thời gian theo dõi, Công an huyện Đức Thọ, Hà Tĩnh đã phối hợp với Phòng An ninh mạng và phòng chống tội phạm Công nghệ cao Công an Hà Tĩnh, Công Thành phố Hà Nội, Quãng Ngãi, Gia Lai phá thành công chuyên án buôn bán, vận chuyển hàng cấm (pháo) với quy mô lớn, bắt giữ 6 đối tượng, thu giữ trên 2,2 tấn pháo các loại cùng nhiều tang vật liên quan đến vụ án.

Ý thức được việc làm của mình là sai trái, qua sự động viên giải thích của Công an, vợ chồng người con trai chiếm nhà của bà cụ Phạm Thị Trơn (phường Hòa Quý (quận Ngũ Hành Sơn, Đà Nẵng ) đã viết giấy trả nhà. Việc giao trả diễn ra trên tinh thần tự nguyện, dưới sự chứng kiến của đại diện các cơ quan bảo vệ pháp luật cùng chính quyền địa phương.

TAND TP Hồ Chí Minh đang tiếp tục xét xử vụ án xảy ra tại Công ty TNHH Thương mại Vận tải và Du lịch Xuyên Việt Oil (gọi tắt Xuyên Việt Oil). Đáng lưu ý, trong vụ án này, cựu Bí thư Tỉnh ủy Bến Tre Lê Đức Thọ bị đưa ra xét xử 2 tội danh: “Nhận hối lộ” và “Lợi dụng chức vụ, quyền hạn gây ảnh hưởng đối với người khác để trục lợi” với số tiền "khủng" khiến dư luận xôn xao. Từ những "món quà" đó, cựu Bí thư Tỉnh ủy Bến Tre sở hữu nhiều xe ô tô, đồng hồ đắt tiền và nhiều tài sản có giá trị khác.

©2004. Bản quyền thuộc về Báo Công An Nhân Dân.
®Không sao chép dưới mọi hình thức khi chưa có sự đồng ý bằng văn bản của Báo Công An Nhân Dân.
English | 中文