Cần có chính sách cho nạn nhân chiến tranh

08:09 13/04/2016
Hơn 40 năm đã đi qua, cuộc sống đã trở lại bình yên cùng với sự hồi sinh, phát triển trên khắp mọi miền đất nước, nhưng hậu quả chiến tranh để lại cho nhân dân Việt Nam nhiều tổn thất, hy sinh mất mát: những thương tích trên cơ thể của không ít cựu chiến binh và dân thường, những bệnh tật và dị tật của nạn nhân chất độc hoá học, đến sự ly tán của nhiều gia đình... Nhà nước và nhân dân Việt Nam đã và đang tích cực quan tâm giải quyết khắc phục hậu quả chiến tranh.

Trong chiến tranh, Việt Nam là đất nước bị ném nhiều bom nhất. Số bom Mỹ đã ném xuống Việt Nam gấp gần 3 lần tổng số bom sử dụng trong Chiến tranh thế giới thứ thứ hai. Nghiêm trọng hơn, Mỹ đã sử dụng vũ khí hoá học, tiến hành khai quang rừng núi và đồng ruộng ở miền Nam, biến nhiều vùng rừng núi nhiệt đới rậm rạp với nhiều tầng thực vật khác nhau ở miền Nam Việt Nam thành đồi trọc đất trống; biến nhiều vùng rừng ngập mặn thành các bãi hoang trống, triệt hạ các căn cứ của quân giải phóng và du kích; hủy diệt mùa màng, nhằm cắt nguồn tiếp tế của lực lượng cách mạng. 

Sau chiến tranh, Đảng và Nhà nước đã nỗ lực hàn gắn vết thương, giải quyết hậu quả, cải tạo môi trường, rà phá bom mìn, chăm lo thực hiện các chính sách xã hội...

Hằng năm, Thượng tướng - Viện sĩ Nguyễn Huy Hiệu, nguyên UVTW Đảng, nguyên Thứ trưởng Bộ Quốc phòng và đồng đội đều đến thăm viếng và tri ân gia đình má Sáu Ngẫu ở Lái Thiêu (Bình Dương). (Ảnh minh họa)

Thượng tướng, Viện sỹ, Tiến sĩ Nguyễn Huy Hiệu, nguyên Ủy viên Trung ương Đảng, nguyên Thứ trưởng Bộ Quốc phòng chia sẻ: “Sau chiến tranh ở Việt Nam số liệu về thương vong được công bố khoảng 2 triệu thường dân chết; hơn 2 triệu thường dân mang thương tật suốt đời; khoảng 2 triệu người (gồm cả quân nhân) bị phơi nhiễm các loại hóa chất độc hại. Có khoảng 1,1 triệu quân nhân hy sinh trong những trường hợp khác nhau, 600.000 quân nhân bị thương hoặc bị bệnh… Kết thúc chiến tranh còn 300.000 người Việt Nam mất tích tức là còn 300.000 gia đình Việt Nam mất cha, mất chồng, mất con. Bom, mìn, chất nổ còn sót lại sau chiến tranh làm chết khoảng trên 100.000 người, để lại hậu quả tàn khốc về nhiều mặt. Mặc dù, Đảng và Nhà nước đã có chính sách đối với bà mẹ Việt Nam anh hùng, thương binh, liệt sĩ, thanh niên xung phong… nhưng còn nhiều đồng bào và nhân dân ta là nạn nhân chiến tranh chưa được quan tâm”.

Theo Thượng tướng Nguyễn Huy Hiệu: “Việt Nam đã có ngày Thương binh - Liệt sĩ, ngày Tai nạn giao thông thì không có lý do gì lại không thể có ngày tưởng niệm nạn nhân chiến tranh. Bởi nền độc lập này có được là nhờ sự đoàn kết cống hiến của toàn dân tộc chứ không riêng gì quân đội hay bất cứ ban ngành nào khác, vậy nên những nạn nhân chiến tranh dù có hay không được chế độ gì thì cũng phải có được một ngày tưởng niệm để cả nước thể hiện lòng biết ơn, trân trọng đối với họ”.

Bên cạnh đó, Tướng Hiệu rất mong muốn, nếu chúng ta làm tốt việc này thì sẽ khơi dậy lòng yêu nước, sức mạnh của cả hệ thống chính trị, sức mạnh của toàn dân tộc. Nếu mình làm tốt trong thời bình, làm tốt công việc đền ơn đáp nghĩa thì sức mạnh đại đoàn kết càng lớn mạnh khi đất nước lâm nguy. Do đó, đề nghị trong các kỳ họp của Quốc hội sắp tới cần đưa vấn đề tưởng niệm nạn nhân chiến tranh bàn bạc, thảo luận để xây dựng thành chính sách pháp luật của Nhà nước. Bởi vì, trên thực tế rất nhiều người dân hy sinh thầm lặng chưa được đền đáp. 

Những vấn đề nạn nhân chiến tranh cần phải được cả cộng đồng quan tâm. Nếu làm tốt chính sách này, thì nuôi dậy ý chí và tinh thần đoàn kết kiên cường dân tộc, nhất là trong thời bình… Vì vậy, cần phải xây dựng chính sách đối với nạn nhân chiến tranh, cần có một ngày tưởng niệm Nạn nhân chiến tranh.

Tướng Hiệu tâm sự: “Thiết nghĩ, khi kết thúc chiến tranh thì “mệnh lệnh” tri ân báo đáp là hết sức cao cả (vì nó xuất phát từ trái tim), trách nhiệm của mỗi chúng ta phải làm bất cứ việc gì có thể cho đồng chí, đồng bào và đồng đội của mình. Bởi mình còn sống là quá hạnh phúc, cần đền đáp và tri ân những đóng góp hết sức to lớn của nhân dân, của đồng chí, đồng đội của mình đã hy sinh, hoặc đang phải chịu đau đớn hằng ngày vì thương tật”.

Theo Thượng tướng Nguyễn Huy Hiệu: Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đã nhận bản đề xuất và nói sẽ giao cho Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội nghiên cứu, xây dựng Đề án trình Đảng, Quốc hội, Chính phủ phê duyệt, để chính sách đền ơn đáp nghĩa đối với nạn nhân chiến tranh được thực hiện.
Lộc Lương

Ngày 26/4, Cơ quan Cảnh sát điều tra Công an tỉnh Bình Phước cho biết đã ra quyết định khởi tố vụ án “Lừa đảo chiếm đoạt tài sản” tại Dự án khu đô thị Ruby City (địa chỉ tại ấp 1, xã Tiến Hưng, TP Đồng Xoài). Dự án do Công ty TNHH Bất động sản Kiên Cường Phát làm chủ đầu tư. Ông Phạm Khắc Học, thường trú tại xã Lộc Thịnh, huyện Lộc Ninh làm giám đốc.

Nhà Trắng xác nhận Tổng thống Donald Trump đã có cuộc gặp chớp nhoáng với người đồng cấp Ukraine Volodymyr Zelensky khi hai ông cùng tới dự lễ tang Giáo hoàng Francis.

Đây là một trong những nội dung đáng chú ý của dự thảo Bộ luật Hình sự (sửa đổi). Theo đó, dự thảo Bộ luật đã mở rộng phạm vi chịu trách nhiệm hình sự của pháp nhân thương mại thêm 9 tội danh thuộc 4 chương so với quy định của Bộ luật Hình sự năm 2015 (sửa đổi, bổ sung năm 2017).

Sáng 26/4, đồng chí Đặng Xuân Phong, Ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy Vĩnh Phúc và đồng chí Trần Duy Đông, Chủ tịch UBND tỉnh; Đại tá Thân Văn Hải, Giám đốc Công an tỉnh đã đến hiện trường vụ tai nạn, chỉ đạo các cơ quan chức năng triển khai đồng bộ các biện pháp cứu người, hỗ trợ các nạn nhân.

Nguyễn Ngọc Phương, Giám đốc Công ty Vàng Phú Cường bị toà kết tội là chủ mưu, cầm đầu đường dây chuyển lậu hơn 425 triệu USD (khoảng 9.500 tỷ đồng) qua biên giới và bị tuyên phạt 6 năm tù về tội “Vận chuyển trái phép tiền tệ qua biên giới” và 8 năm 6 tháng về tội “Vi phạm quy định về hoạt động ngân hàng, hoạt động khác liên quan đến hoạt động ngân hàng”, tổng hợp hình phạt 14 năm 6 tháng tù.

"Đây là hoạt động nằm trong chuỗi sự kiện của Năm Du lịch Quốc gia và Festival Huế 2025, thu hút sự tham gia đông đảo du khách và người dân địa phương", một thành viên của Ban tổ chức chia sẻ. Các nghệ nhân đã mang đến hơn 1.000 tác phẩm cây kiểng, hoa phong lan độc đáo, rực rỡ đa dạng về chủng loại để tham gia trưng bày triển lãm.

Chiều 26/4, Phòng CSGT, Công an tỉnh Long An phối hợp với các đơn vị liên quan tiến hành test nồng độ cồn, ma túy đối với tài xế Trần Văn Hậu (SN 1980, ngụ Tân Thạnh, tỉnh Long An), đồng thời khám nghiệm hiện trường, phương tiện để làm rõ nguyên nhân vụ TNGT đặc biệt nghiêm trọng khiến 3 người chết, 1 người nguy kịch.

Đám cưới anh Trần Mai Hạnh - chị Bùi Kim Anh diễn ra vào ngày 5/8/1972, đúng ngày có sự kiện Vịnh Bắc Bộ gần chục năm trước. Tổng Biên tập Đào Tùng, trong lễ cưới thời chiến rất giản dị, ấm cúng ở hội trường Việt Nam Thông tấn xã (VNTTX), nay là Thông tấn xã Việt Nam (TTXVN), cũng nhắc đến sự trùng hợp này...

©2004. Bản quyền thuộc về Báo Công An Nhân Dân.
®Không sao chép dưới mọi hình thức khi chưa có sự đồng ý bằng văn bản của Báo Công An Nhân Dân.