Cuộc chiến "giành lại vỉa hè cho người đi bộ" tại TP Hồ Chí Minh:

Cần có giải pháp hợp lý đối với khu Phố Tây

07:54 09/03/2017
Sáng 7-3, UBND phường Phạm Ngũ Lão đã phối hợp với Đội Quản lý trật tự đô thị phường Nguyễn Cư Trinh xử lý các trường hợp vi phạm lấn chiếm vỉa hè, giành đường của người đi bộ. Nhiều pano quảng cáo, bạt, mái hiên di động, dù di động lấn chiếm vỉa hè trên các tuyến đường Đề Thám, Bùi Viện, Phạm Ngũ Lão, Đỗ Quang Đẩu… đã bị đoàn liên ngành lập biên bản tháo dỡ. 

UBND quận 1, TP Hồ Chí Minh đang lập kế hoạch đề xuất UBND TP Hồ Chí Minh biến khu Phố Tây trên phường Phạm Ngũ Lão, thành phố đi bộ dành cho khách du lịch. Các tuyến đường tại khu Phố Tây Phạm Ngũ Lão sẽ dành riêng cho người đi bộ thưởng lãm, thưởng thức những món ăn đặc trưng của Sài Gòn. Tuy nhiên, trước khi phố đi bộ này hình thành, UBND phường Phạm Ngũ Lão vẫn tiến hành chỉnh trang lại đô thị, quyết liệt xử lý hành vi lấn chiếm, giành đường đi bộ của du khách và người dân tại khu vực này.

Sáng 7-3, UBND phường Phạm Ngũ Lão đã phối hợp với Đội Quản lý trật tự đô thị phường Nguyễn Cư Trinh xử lý các trường hợp vi phạm lấn chiếm vỉa hè, giành đường của người đi bộ. Nhiều pano quảng cáo, bạt, mái hiên di động, dù di động lấn chiếm vỉa hè trên các tuyến đường Đề Thám, Bùi Viện, Phạm Ngũ Lão, Đỗ Quang Đẩu… đã bị đoàn liên ngành lập biên bản tháo dỡ.

Sau khi ra quân giành lại vỉa hè, khu Phố Tây đã thông thoáng hơn nhưng khách cũng có phần vắng hơn.

Tại góc đường Nguyễn Thái Học - Bùi Viện, đoàn liên ngành đã nhắc nhở người dân và yêu cầu người dân viết cam kết không tái chiếm vỉa hè. Ông Lê Thanh Tuấn - Chủ tịch UBND phường Phạm Ngũ Lão, cho biết, trước khi thực hiện việc lập lại trật tự lòng lề đường tại khu Phố Tây, UBND phường đã họp các hộ kinh doanh và ra thông báo yêu cầu người dân tự tháo dỡ những phần lấn chiếm vỉa hè lòng đường.

Qua ghi nhận, chỉ riêng tuyến đường Bùi Viện (trục xương sống của Phố Tây Phạm Ngũ Lão), có khoảng 200 hộ kinh doanh nhiều mặt hàng từ ăn uống, khách sạn, quán bar, cà phê, du lịch lữ hành… Trước “tối hậu thư” của UBND phường, nhiều hộ kinh doanh ở đây tỏ ra lo lắng khi việc kinh doanh trên vỉa hè bị cấm.

Một chủ quán bán bia trên đường Bùi Viện cho hay, du khách nước ngoài và cả người dân thành phố đến với Phố Tây Phạm Ngũ Lão chủ yếu được hưởng cái không khí náo nhiệt ở đây. Họ chỉ thích được thưởng thức bia và đồ ăn ngay trên vỉa hè”.

Chị Phạm Thanh Thủy (nhà quận 7) cho hay: “Tôi cùng bạn bè đến đây 3-4 lần để vui chơi, kết bạn, tâm sự và giao tiếp với người nước ngoài để nâng cao khả năng tiếng Anh. Ngồi bên ngoài đường mát mẻ, thoải mái, không khí sôi động nên mới đến chứ nếu ngồi ở bên trong quán thì ngồi quán nào cũng được, chẳng cần đến Phố Tây làm gì!”.

Nhiều hộ kinh doanh khi hỏi đến đều có chung một ý kiến là lượng khách vào quán giảm đáng kể khi không được buôn bán trên vỉa hè. Lượng khách giảm, doanh thu giảm trong khi mặt bằng tại khu Phố Tây khá cao. “Dọn dẹp vỉa hè làm không gian tại Phố Tây thoáng đãng, đô thị được chỉnh trang, người đi bộ có đường riêng cho mình, không phải đi xuống lòng đường, đó là chủ trương đúng.

Tuy nhiên, cũng cần có giải pháp phù hợp để đảm bảo ANTT vừa giữ được nét đặc trưng của khu phố này. Nghe chủ trương hình thành một phố đi bộ tại đây nhiều người dân rất phấn khởi. Trước khi phố đi bộ hình thành, chúng tôi chấp nhận việc không lấn chiếm vỉa hè!” -anh Hùng, một hộ kinh doanh trên đường Phạm Ngũ Lão bộc bạch.

“Nhiều người dân trên Phố Tây cho rằng, ban ngày vỉa hè ở khu phố này dành cho người đi bộ nhưng  đêm xuống, vỉa hè khu vực này cần được “nới” ra để buôn bán thu hút khách du lịch! Phố Tây sạch sẽ, vỉa hè không bị lấn chiếm nhưng không có khách du lịch đến thì coi như… thất bại. Những tuyến đường tại khu Phố Tây có đặc trưng riêng biệt, là nơi kinh doanh hiệu quả, nó không giống như những tuyến đường khác.

Theo báo cáo của UBND quận 1, mỗi ngày tại Phố Tây Phạm Ngũ Lão có khoảng 500 khách du lịch đến lưu trú, cao cao điểm lên đến 2.000 khách lưu trú trong một ngày. Doanh thu từ hoạt động kinh doanh tại khu phố này đạt trên 37 tỷ đồng.  Bà Nguyễn Thị Thu Hường - Phó Chủ tịch UBND quận 1 cho biết, UBND quận đang phối hợp với một công ty tư vấn vẽ thiết kế cụ thể phố đi bộ tại Phố Tây để trình UBND TP Hồ Chí Minh phê duyệt.

Trước khi phố đi bộ được duyệt và hình thành, UBND quận 1 đã chỉ đạo UBND phường Phạm Ngũ Lạo vận động người dân, chủ cửa hàng kinh doanh chấp hành chủ trương, qui định của thành phố trong việc không chiếm dụng vỉa hè, giành vỉa hè người đi bộ. Các hộ sau khi nhận thông báo, viết biên bản cam kết mà vẫn còn vi phạm sẽ xử lý nghiêm theo pháp luật.

Du khách nước ngoài nói về việc cấm vỉa hè ở Phố Tây

Trao đổi với PV, chị  Janine Pereira Tavares (33 tuổi, quốc tịch Bồ Đào Nha) cho biết, đây là lần đầu tiên chị đi du lịch bụi cùng người thân qua Việt Nam và lưu trú tại Phố Tây Phạm Ngũ Lão. Ở đây thức ăn ngon, giá cả hợp lý, không khí nhộn nhịp, được giao lưu với nhiều bạn bè trên thế giới. Nhất là về đêm không khí sôi động, đông đúc.

“Thích nhất là cầm chai bia, ngồi vỉa hè, nhâm nhi cùng bạn bè dưới bầu không khí sôi động thì không có gì thích bằng. Nghe bạn người Việt cho biết không còn được ngồi trên vỉa hè để nhâm nhi bia, tôi thấy thật tiếc”.

Anh Tristan Monti (28 tuổi, quốc tịch Australia) tỏ ra khá ngạc nhiên: “Bình thường tôi và bạn bè thích ngồi ở vỉa hè trên ghế gỗ của quán bia hơi. Ly bia chỉ khoảng 10 ngàn đồng Việt Nam nhưng ngon, mát lạnh. Mặc dù không thích lắm chuyện ngồi uống bia, nói chuyện với bạn bè bị người buôn bán mời chào nhưng ngồi ở bên ngoài vẫn có niềm vui khác so với ngồi trong phòng máy lạnh. Tôi cũng từng ghé Phố Tây ở Campuchia, Phố Tây ở Thái Lan, ở những nơi đó họ qui hoạch rất tốt, người kinh doanh bán đồ ăn trên vỉa hè phục vụ du khách rất nhiệt tình. Tôi chưa bao giờ thấy ở nơi đó có sự giằng co bàn ghế giữa người buôn bán và người thi hành pháp luật”.

Anh Justin (22 tuổi, quốc tịch Mỹ) cho hay: “Bạn bè đi du lịch Việt Nam về kháo nhau việc đến TP Hồ Chí Minh là phải ghé Phố Tây vì nơi này khách sạn hay đồ ăn uống giá hợp lý. Tranh thủ thời gian rảnh tôi đã cùng người yêu qua đây du lịch. Nói thật, mặc dù khu phố này nhỏ, chưa được khang trang nhưng không khí nơi này rất phù hợp với dạng du lịch bụi như chúng tôi! Nếu không ngồi vỉa hè uống bia thì mất đi cái thú vị ở nơi này".                                  

Nghinh Phong

M.Đức

Thời gian qua, chính quyền địa phương, các ban ngành, nhất là Công an TP Hồ Chí Minh và các quận, huyện đã vận dụng tối đa nguồn lực, trở thành điểm tựa, hỗ trợ cho những người từng lầm lỡ tái hòa nhập cộng đồng, lao động vươn lên trong cuộc sống…

Theo một số nguồn tin quân sự, kể từ tuần trước, các lực lượng Nga đã tăng gấp đôi cường độ tấn công của họ trên một số mặt trận, trong bối cảnh ông Donald Trump đắc cử Tổng thống Mỹ và thời gian tới có khả năng sẽ diễn ra các cuộc đàm phán hòa bình. Đặc biệt, việc Nga nối lại các hoạt động quân sự ở Zaporizhzhia từ đầu tháng 10 cho thấy khả năng Moscow sẽ mở đợt tấn công lớn nhằm vào khu vực này.

Ngày 4/11 vừa qua, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch đã có công văn gửi UBND tỉnh Phú Thọ đề xuất một số giải pháp bảo vệ, bảo quản, tu bổ, phục hồi di tích, di vật sau vụ cháy nghiêm trọng xảy ra tại chùa Xuân Lũng (xã Xuân Lũng, huyện Lâm Thao, tỉnh Phú Thọ).

Sáng 16/11, Cơ quan CSĐT Công an huyện Tân Biên (Tây Ninh) cho biết, vừa phối hợp cùng Công an TP Hồ Chí Minh bắt giữ Huỳnh Văn Thanh (SN 1989, ngụ Trà Vinh), Chung Diệu Long (SN 1988, ngụ TP Hồ Chí Minh) để điều tra, làm rõ hành vi trộm và tiêu thụ tài sản do người khác phạm tội mà có.

Đại úy Lê Thị Hồng Lụa là cô giáo ở Trường Giáo dưỡng số 2, Cục Cảnh sát quản lý trại giam, cơ sở giáo dục bắt buộc, trường giáo dưỡng, Bộ Công an. Ngoài truyền đạt kiến thức văn hóa cho học sinh, Đại úy Lê Thị Hồng Lụa còn uốn nắn, dạy dỗ, giáo dục những học sinh từ lầm lì, khép kín, ngỗ nghịch đi vào nền nếp, kỷ cương, trở thành người lương thiện để khi hết thời hạn, các em về với gia đình, trở thành người có ích cho xã hội. Nhiều năm miệt mài làm người “chở đò”, với biết bao tâm huyết, công sức, những kỷ niệm về sự hướng thiện của các em học sinh ở ngôi trường “đặc biệt” vẫn luôn là động lực để Đại úy Lê Thị Hồng Lụa thêm say mê, yêu quý nghề. 

Một buổi tối trung tuần tháng 11/2024, lớp học tình thương nằm bên đầm Sam (thuộc đầm phá Tam Giang) ở khu tái định cư (TĐC) Đập Góc, xã Phú Mỹ, huyện Phú Vang (Thừa Thiên Huế) sáng trưng ánh đèn điện cùng nhiều tiếng cười nói của các em học sinh. Như thường lệ, cứ vào buổi tối có 20 em học sinh từ lớp 1 đến lớp 5 ở khu TĐC Đập Góc lại mang sách vở đến lớp học miễn phí này để được thầy Hòa dạy kèm viết chữ, tập đọc và làm Toán. Bên trong phòng học rộng gần 50m2 với những bộ bàn ghế gỗ được kê san sát, các em học sinh cần mẫn ngồi viết chữ theo hướng dẫn của thầy Hòa. 

Ông Ngô Văn Tuấn, Tổng Kiểm toán Nhà nước (KTNN) mới đây đã có báo cáo về kế hoạch kiểm toán năm 2025 gửi tới Quốc hội. Theo đó, tổng số nhiệm vụ kiểm toán năm 2025 là 116 nhiệm vụ (giảm 5 nhiệm vụ so với năm 2024). 

Liên tiếp trong thời gian gần đây, lực lượng Công an xã tại Hà Tĩnh đã kịp thời phát hiện, ngăn chặn nhiều vụ việc lừa đảo qua mạng, trong đó phổ biến vẫn là chiêu thức mạo danh người có công quyền đề nghị chuyển tiền qua tài khoản.

Trong 11 tháng đầu năm 2024, số ca chết não hiến tạng ở Việt Nam tăng gấp đôi năm 2023. Kể từ ca hiến tạng từ người cho chết não đầu tiên được thực hiện ở Việt Nam vào năm 2008, đây là năm đạt kỷ lục cao nhất về số người chết não hiến tạng.

©2004. Bản quyền thuộc về Báo Công An Nhân Dân.
®Không sao chép dưới mọi hình thức khi chưa có sự đồng ý bằng văn bản của Báo Công An Nhân Dân.
English | 中文