Cần đánh giá hiệu quả thu phí đường bộ đối với xe máy

16:26 20/04/2014
Thu phí đường bộ đối với xe máy đã có hiệu lực pháp luật hơn 1 năm. Khi việc thu phí đường bộ đối với xe máy bước sang năm thứ hai thì vấn đề, nên hay không nên thu loại phí này lại được một số đại biểu Quốc hội nêu ra tại buổi giải trình về Pháp lệnh phí, lệ phí. Ghi nhận từ thực tế cho thấy, không phải ngẫu nhiên vấn đề này lại được nêu ra ở thời điểm này.

Không ai phủ nhận hiệu quả của việc sử dụng xe máy. Và cũng không ai phủ nhận trách nhiệm phải đóng góp trong việc xây dựng, bảo trì hạ tầng giao thông. Thế nên, khi đặt vấn đề người sử dụng phải nộp phí bảo trì đường bộ hàng năm, phần đông dư luận đều ủng hộ. Nghị định 18/2012/NĐ-Cp quy định, ôtô, xe máy đều phải nộp phí bảo trì đường bộ. Với ôtô, việc thu loại phí này rất dễ dàng bởi hàng năm, người sử dụng phương tiện phải thực hiện việc kiểm định. Cách kết hợp thu phí kiểm định, và phí bảo trì đường bộ đối với ôtô xem như không phải bàn. Thế nhưng, với xe máy lại là cả một vấn đề đầy nan giải.

Ông Bùi Văn Anh, Chủ tịch UBND xã Mai Lâm, huyện Đông Anh, Hà Nội cho biết, cả xã có 3.500 hộ dân, tính trung bình mỗi hộ có 2 xe máy thì cả xã có khoảng 7.000 xe. Thế nhưng, năm 2013 chỉ thu được 40 triệu đồng tiền phí đường bộ. Số tiền đó là không đáng kể, trong khi phải bố trí một lực lượng thu phí là các Trưởng, phó thôn.  Số tiền thu phí đó, Trưởng, phó thôn sẽ tập hợp lên xã. Thực hiện chủ trương, năm nay chúng tôi vẫn đang triển khai thu phí, tuy nhiên, việc thu phí này không hề dễ dàng. Nhiều người không chịu nộp phí với lý do: “Tôi chỉ đi loanh quanh”, hoặc xe cất trong nhà, đi rất ít mà vẫn phải đóng phí như người đi nhiều thì vô lý…

Việc thu phí đường bộ với xe máy hiện còn gặp nhiều khó khăn. Ảnh: Thiện Hoàng.

Minh chứng ở xã Mai Lâm cho thấy, hiệu quả của việc thu phí bảo trì đường bộ ở đây rất thấp. Đấy còn chưa kể đến vô số phiền hà mà cán bộ xã, cán bộ thôn gặp phải. Trước hết, để biết được trong xã có bao nhiêu xe máy, Trưởng thôn phải gõ cửa từng nhà để kiểm đếm. Danh sách từ thôn chuyển lên cho xã, xã tổng hợp rồi báo cáo lên huyện. Con số thống kê này chỉ có tính chính xác tương đối, bởi người dân vẫn có thể lựa chọn theo kiểu, “thích thì kê khai, không thì thôi”. Đến khi tiến hành việc thu phí bảo trì, có những người dân chấp hành, nhưng cũng có người “cùn”, “tôi mua xe để đấy, chứ mấy khi đi đâu mà nộp”. Số tiền phí không nhiều, nhưng với một số người dân, khi cảm thấy chây ỳ được thì cứ … ỳ. Thế nên theo ông Anh, xe máy là phương tiện thông dụng, nên thu phí vào xăng dầu là hợp lý nhất, người đi nhiều sẽ phải đóng phí nhiều, người đi ít thì đóng phí ít, vừa không tốn kém khi triển khai thu phí.

Một lãnh đạo cấp phường ở quận Hoàn Kiếm, Hà Nội đề nghị giấu tên cho chúng tôi biết, là phường trung tâm của Thủ đô nên đời sống cư dân ở đây rất cao. Việc người dân chây ỳ nộp phí ít, nhưng để tổ chức thu phí rất phức tạp, mất thời gian. Mặc dù việc này giao cho tổ dân phố nhưng phường vẫn phải bố trí cán bộ kiêm nhiệm. Công tác triển khai, thu, tổng kết, khen thưởng… rất mất thời gian. Đấy còn chưa kể những việc lặt vặt như trích phần trăm cho tổ dân phố, phường… Tính ra, số tiền thu được không nhiều nhưng mất thời gian và gây phiền hà. Ý kiến của vị cán bộ này cho rằng, không nên thu thì tốt hơn.

Không phải ngẫu nhiên vấn đề nên bỏ hay thu phí bảo trì đường bộ đối với xe máy lại được các đại biểu nêu ra. Tại phiên giải trình về Pháp lệnh phí, lệ phí do Ủy ban Tài chính Ngân sách Quốc hội tổ chức ngày 11/4 vừa qua, Thứ trưởng Bộ Giao thông Vận tải Nguyễn Hồng Trường báo cáo, năm 2013 Quỹ bảo trì đường bộ thu được 5.500 tỷ đồng từ ôtô, 500 tỷ đồng từ xe máy (bằng 20% dự kiến). Trước con số này, một số đại biểu cho rằng nên chăng dừng thu loại phí này.

Trước khi đưa ra quyết định nên bỏ thu phí bảo trì đường bộ hay không, ngành chức năng nên tiến hành kiểm tra tổng quan. Có như vậy, mới có đánh giá đúng về hiệu quả của việc thu phí đường bộ. Đồng thời, qua đây cũng làm rõ, có hay không việc thu “phí chồng phí”

Hồng Hà

Thảo luận ở hội trường về một số nội dung còn ý kiến khác nhau của dự thảo Luật Trật tự, an toàn giao thông (TTATGT) đường bộ, chiều 22/5, đại biểu Quốc hội (ĐBQH) Huỳnh Thị Ánh Sương (Quảng Ngãi) cho rằng, việc quy định cấm tuyệt đối nồng độ cồn sẽ khả thi hơn so với quy định cho phép nồng độ cồn ở ngưỡng nhất định.

Ngày 22/5, Cơ quan CSĐT Công an thành phố Việt Trì đã ra Quyết định khởi tố vụ án hình sự, Quyết định khởi tố bị can, Lệnh tạm giam đối với ông Lê Trường Giang, HKTT: Khu 9, phường Nông Trang, thành phố Việt Trì, Giám đốc Khu di tích lịch sử Đền Hùng về hành vi “Lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong khi thi hành công vụ”. 

Đối tượng Nguyễn Lê Quân, Giám đốc Công ty TNHH MTV Tài Phước Đức (địa chỉ tại phường Trường An, TP Huế) đã móc nối, cấu kết với các kế toán mua bán trái phép hóa đơn để kê khai chi phí đầu vào nhằm được khấu trừ thuế giá trị gia tăng (GTGT), gây thiệt hại cho Ngân sách Nhà nước.

Sau khi phát hiện một thi thể trẻ em, chính quyền địa phương thông tin đến người nhà cháu L.P.N đến hiện trường nhận dạng. Sau khi nhận dạng, gia đình cháu N, Công an quận Liên Chiểu, cơ quan Pháp y thuộc Công an TP Đà Nẵng đã thống nhất làm các thủ tục đưa thi thể về Bệnh viện Đa khoa Đà Nẵng bảo quản, chờ kết quả giám định ADN.

Đề cập đến sự cố tôm, cá chết hàng loạt ở vùng nuôi tôm xã Xuân Thịnh, thị xã Sông Cầu như Báo CAND đã thông tin, chiều 22/5, ông Nguyễn Tri Phương, Phó Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn (NN&PTNT) tỉnh Phú Yên cho biết, sau cuộc kiểm tra thực tế tại hiện trường, cơ quan này đã có nhận định nguyên nhân.

Cơ quan Cảnh sát điều tra Công an tỉnh Thái Nguyên vừa khởi tố vụ án, khởi tố bị can và bắt tạm giam 3 đối tượng về tội mua bán trái phép ma túy tổng hợp (dạng tinh dầu). Đây là một dạng ma túy mới gây nguy hại lớn cho giới trẻ.

©2004. Bản quyền thuộc về Báo Công An Nhân Dân.
®Không sao chép dưới mọi hình thức khi chưa có sự đồng ý bằng văn bản của Báo Công An Nhân Dân.
English | 中文