Cần quy định chặt chẽ việc cho - nhận con nuôi

07:59 01/12/2004

Thực tế có hiện tượng bọn môi giới móc nối với các trung tâm nuôi dưỡng trẻ em để cung cấp con nuôi cho người nước ngoài. Ngoài ra, bọn chúng còn tìm đến những gia đình nghèo, đông con ở các tỉnh để… thu gom. Những đứa trẻ này cha mẹ chúng cho hay bán, cơ quan chức năng không thể kiểm soát được.

Hiện nay, nhu cầu xin con nuôi của người nước ngoài và trong nước ngày càng tăng, nhưng phần lớn, họ xin con theo yêu cầu và sự lựa chọn (đòi hỏi về giới tính, trẻ khỏe mạnh, không bị dị tật…). Theo quy định thì đối tượng được cho làm con nuôi phải là trẻ từ cơ sở nuôi dưỡng tại các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương. Trẻ từ gia đình thuộc diện mồ côi, tàn tật hoặc có quan hệ họ hàng thân thích với người xin con nuôi. Nhưng trẻ ở các trung tâm bảo trợ không ít em bị bệnh bẩm sinh, khuyết tật... nên ít được lựa chọn. Vì vậy, nhu cầu xin con nuôi hiện rất lớn, nhưng số trẻ được cơ quan chức năng giải quyết cho làm con nuôi rất ít (do bị ràng buộc về luật). Nhiều Trung tâm nuôi dưỡng, Trung tâm bảo trợ xã hội của các tỉnh, thành đã quá tải, không còn chỗ để đón nhận trẻ em bị bỏ rơi vào cơ sở nuôi dưỡng.

Đây là nghịch lý tồn tại từ nhiều năm qua nhưng chưa giải quyết được. Trong khi đó, các hoạt động môi giới, mua bán trẻ em vẫn ngấm ngầm tinh vi hơn trước đây. Theo khảo sát của Cục Cảnh sát điều tra tội phạm về trật tự xã hội (Bộ Công an) tại 16 tỉnh, thành trọng điểm, đã phát hiện 1.758 trường hợp phụ nữ, trẻ em bị lừa bán ra nước ngoài. Cơ quan chức năng đã khởi tố 1.347 vụ với 2.347 bị can.

Tiến trình hội nhập còn nhiều khó khăn

Sau Nghị định 184/CP ngày 30/11/1994 của Chính phủ ban hành có quy định về việc nhận con ngoài giá thú, nuôi con nuôi, nhận đỡ đầu giữa công dân Việt Nam và người nước ngoài, số lượng người nước ngoài đến Việt Nam xin con nuôi tăng lên nhanh chóng.

Áp dụng Nghị định này, điều kiện cho - nhận con nuôi không bị hạn chế nên nhiều trẻ em có nhược điểm về thể chất, có bệnh hiểm nghèo cũng đã được người nước ngoài nhận làm con nuôi, chăm sóc, chữa bệnh. Tuy nhiên, lợi dụng kẽ hở của Nghị định (người nước ngoài xin con nuôi, nộp hồ sơ tại các Trung tâm hoặc trực tiếp đến gia đình của trẻ), những kẻ cơ hội đã có những tiêu cực, vòi vĩnh tiền của người nước ngoài muốn xin con nuôi. Sau đó làm giả giấy tờ cho người nước ngoài nhận làm con nuôi. 

Trước tình trạng đó, Chính phủ đã ban hành Nghị định số 68/2002/NĐ - CP ngày 10/7/2002 thay thế Nghị định 184/CP về vấn đề đăng ký nuôi con nuôi. Nghị định 68 quy định, người xin, nhận con nuôi không được trực tiếp đến các cơ sở nuôi dưỡng trẻ mồ côi hoặc gia đình để xin con. Cha mẹ nuôi không được chọn trẻ trước khi có hồ sơ, nhằm ngăn chặn tình trạng mua bán và chọn lựa trẻ em. Người nước ngoài nhận trẻ em Việt Nam làm con nuôi được tiến hành bằng thủ tục hành chính, thông qua quyết định của UBND cấp tỉnh (do Chủ tịch hoặc Phó Chủ tịch UBND cấp tỉnh ký). Cục Con nuôi Quốc tế (thuộc Bộ Tư pháp) chỉ kiểm tra hồ sơ và cho ý kiến để Sở Tư pháp trình UBND cấp tỉnh quyết định.

(Trong khi đó, nhiều nước cho con nuôi như: Trung Quốc, Hàn Quốc, Philippines… cơ quan Trung ương về con nuôi quốc tế trực thuộc một Bộ, ngành ở Trung ương có đầy đủ chức năng và thẩm quyền trong việc xem xét, thẩm định hồ sơ và cho ý kiến giải quyết việc người nước ngoài nhận trẻ em làm con nuôi). Ngoài ra, Việt Nam chưa có tổ chức con nuôi trong nước nên việc liên quan đến giới thiệu trẻ em, liên hệ với người xin nhận con nuôi, xác minh hoàn cảnh gia đình, nguồn gốc của trẻ… còn nhiều bất cập.

Khi gia nhập Công ước La Haye, Việt Nam phải hoàn toàn xoá bỏ những tiêu cực trên. Lộ trình tiến tới hội nhập còn nhiều khó khăn cần tháo gỡ, nhưng đây là việc làm cần thiết. Khi gia nhập Công ước La Haye, Việt Nam sẽ mở rộng việc cho - nhận con nuôi với 56 quốc gia (hiện Việt Nam chỉ cho con nuôi 5 nước đã ký hiệp định cho - nhận con nuôi). Đây là cơ hội tốt để giúp những đứa trẻ bất hạnh có được mái ấm gia đình, có điều kiện được chăm sóc, chữa bệnh và đặc biệt không còn sự phân biệt, đối xử cũng như lựa chọn của người xin con nuôi

Thuý Hà

Sáng 3/5, Cơ quan CSĐT Công an TP Rạch Giá (Kiên Giang) cho biết, đã tống đạt quyết định khởi tố vụ án, khởi tố bị can, thực hiện lệnh bắt tạm giam đối với Danh Út Hiểu (SN 1985, ngụ phường Vĩnh Thanh, TP Rạch Giá) và Đặng Hoàng Lâm (SN 1987, ngụ phường Vĩnh Quang, TP Rạch Giá) cùng về tội “Cưỡng đoạt tài sản”.

Trong vụ án “Chuyến bay giải cứu”, Hằng đã đưa hối lộ hơn 1,1 tỷ đồng và chi hơn 12 tỷ đồng để nhờ người xin cấp phép “Chuyến bay giải cứu” và bị tuyên phạt 20 tháng tù về tội "Đưa hối lộ". Trong vụ án mới đây, Hằng đã lạm dụng tín nhiệm để chiếm đoạt tài sản là 4 xe ô tô trị giá hơn 1,8 tỷ đồng.

Tổng công ty Cảng hàng không Việt Nam (ACV) cho biết, dự kiến sẽ đồng loạt triển khai thu phí không dừng từ ngày 5/5 tại 5 sân bay lớn gồm Nội Bài, Cát Bi, Phú Bài, Đà Nẵng và Tân Sơn Nhất.

Ngày 3/5, Cơ quan CSĐT Công an huyện Đại Lộc (Quảng Nam) cho biết, vừa khởi tố vụ án, khởi tố bị can, bắt tạm giam Nguyễn Văn Phú (SN 1996, trú xã Điện Hồng, thị xã Điện Bàn) để tiếp tục điều tra về hành vi chống người thi hành công vụ.

Công an tỉnh Bình Thuận cho biết, sáng 3/5, Cơ quan CSĐT Công an tỉnh phân công 3 tổ công tác đồng loạt thi hành lệnh khám xét tại 3 điểm sản xuất, mua bán phân bón liên quan đến Công ty TNHH Hasa Mặt Trời tại huyện Hàm Tân.

Chiều 3/5, Văn phòng cơ quan CSĐT Công an Tây Ninh đã tạm giữ hình sự Trần Lập Duy (SN 1994, ngụ ấp Nam Bến Sỏi, xã Thành Long, huyện Châu Thành) để điều tra, làm rõ về hành vi giết người. Nạn nhân là con gái ruột của đối tượng và mới được 9 tháng tuổi.

Tối 2/5, trận mưa đá kéo dài chừng 30 phút tại một số địa bàn như Mai Sơn, TP Sơn La đã gây thiệt hại về tài sản và hoa màu của người dân.

©2004. Bản quyền thuộc về Báo Công An Nhân Dân.
®Không sao chép dưới mọi hình thức khi chưa có sự đồng ý bằng văn bản của Báo Công An Nhân Dân.
English | 中文