Cần sớm xử lý nghiêm việc xâm hại di tích quốc gia đặc biệt
Năm 1996, Lâm trường Chí Linh giao khoán cho bà Đỗ Thị Bạch Mai 4 ha đất tại khu vực hố sâu (phường Cộng Hòa, TX Chí Linh, tỉnh Hải Dương) trồng cây ăn quả. Khu vực này do Ban quản lý rừng Hải Dương, trực thuộc Sở NN&PTNT tỉnh Hải Dương quản lý.
Đến năm 2007, bà Đỗ Thị Bạch Mai tự ý phá bỏ 1 ha cây ăn quả xây dựng 2 nhà cấp 4 cùng 7 nhà tôn sắt, 7 chòi nhựa tại khu Hố Sâu (khu dân cư Tiên Sơn, phường Cộng Hòa, TX Chí Linh), nằm trong khu quy hoạch di tích lịch sử cấp quốc gia đặc biệt Côn Sơn - Kiếp Bạc.
Công trình vi phạm. |
Đến năm 2014, bà Mai chuyển quyền nhận khoán cho bà Đặng Thị Vượng (trú tại quận Thanh Xuân, Hà Nội) diện tích 1 ha đất với các công trình xây dựng trên theo hợp đồng giao khoán. Nằm liền dải đất của bà Vượng tiếp quyền chuyển nhượng là 0,5 ha cây ăn quả của bà Trần Thị Thu Thủy theo hợp đồng giao khoán với ông Đỗ Năm. Năm 1999, ông Năm được Lâm trường Chí Linh giao khoán trồng cây ăn quả trên mảnh đất này.
Theo Ban quản lý rừng Hải Dương, ngày 4/5/2015 bà Thủy chặt cây ăn quả. Đến nay, bà Thủy xây bể lớn rộng 4,5m²- sâu 2,9m, diện tích khung sắt nhà màn phủ Thị Vượng và bà Thủy sở hữu, nằm liền nhau được ngăn cách bởi tấm biển có dòng chữ: Khu tu dưỡng Chí Linh - Nhật Quang, Chương trình nghiên cứu - đào tạo - nuôi trồng chế biến thuốc Nam Đông y, trực thuộc Trung tâm Khí công và Dạy nghề nhân đạo (Hội Chữ thập đỏ Hà Nội).
Tuy là 2 mảnh đất của 2 chủ, nhưng được gộp lại để xây dựng thành 1 khu nghỉ dưỡng cho khách đến luyện khí công và trồng cây thuốc Nam. Tại khu đất của bà Vượng, nhiều ngôi nhà cấp 4 và 1 hồ nước rộng hàng trăm m² và 2 nhà chòi được xây dựng bằng bê tông kiên cố.
Ngày 22/7/2015, trong cuộc họp bàn biện pháp giải quyết việc xây dựng công trình trái phép trên đất rừng thuộc vùng quy hoạch di tích Côn Sơn, ông Nguyễn Phúc Thịnh, Phó chủ tịch Thị xã Chí Linh khẳng định: Việc trung tâm khí công và dạy nghề nhân đạo xây dựng các công trình trên đất giao khoán trồng rừng là trái pháp luật. Do đó, yêu cầu trung tâm phải tự tháo dỡ công trình trái phép trả lại hiện trạng ban đầu trước ngày 15/8/2015. Ngày 17/8/2015, Ban quản lý rừng Hải Dương ra quyết định thu hồi hợp đồng nhận khoán của bà Thủy và bà Vượng. Tuy vậy, đến nay, công trình vi phạm của 2 hộ vẫn chưa được xử lý triệt để.
Được biết, ngày 1/9/2015, UBND tỉnh Hải Dương có văn bản giao cho UBND TX Chí Linh căn cứ chức năng, nhiệm vụ, thẩm quyền: giải quyết dứt điểm việc hai hộ dân vi phạm trên đất rừng giao khoán theo đúng các quy định của pháp luật. Tuy nhiên, đến nay, các cơ quan chức năng chưa có giải pháp cụ thể, kiên quyết xử lý các công trình xây dựng trái phép nói trên.
Di tích Côn Sơn – Kiếp Bạc là khu di tích đặc biệt cấp quốc gia. Do đó, việc một công trình xây dựng trái phép nằm trong vùng quy hoạch di tích sẽ ảnh hưởng tới quần thể khu di tích, làm mất mỹ quan di tích Côn Sơn – Kiếp Bạc. Đề nghị UBND tỉnh Hải Dương, UBND thị xã Chí Linh và các cơ quan chức năng cần có biện pháp xử lý dứt điểm tình trạng trên.