Cảng hàng không quốc tế Tân Sơn Nhất đã quá tải
Thứ trưởng Bộ GTVT Nguyễn Hồng Trường chủ trì buổi họp báo. |
Mô hình dự án cảng HKQT Long Thành. |
Liên quan đến Dự án Cảng HKQT Long Thành, Thứ trưởng Bộ GTVT Nguyễn Hồng Trường cho biết, đảm bảo đủ diện tích quy hoạch (5.000 ha) để xây dựng một cảng HKQT mới, hiện đại có công suất 100 triệu hành khách/năm, sân bay cấp 4F, cấu hình 04 đường cất hạ cánh, đảm bảo có khu vực dùng riêng cho một căn cứ quân sự lớn trong tương lai (1.000 ha). Khu vực lựa chọn xây dựng Cảng hàng không quốc tế Long Thành có cấu tạo về địa hình, địa chất, thủy văn không quá phức tạp, mặt bằng tương đối phẳng, gần các nguồn cấp vật liệu.
Theo quy hoạch, Cảng HKQT Long Thành được phân kỳ đầu tư giai đoạn 1: xây dựng Cảng HKQT trung chuyển, công suất 25 triệu hành khách/năm và 1,2 triệu tấn hàng hóa/năm, hỗ trợ sự quá tải của Cảng HKQT Tân Sơn Nhất. Khái toán tổng mức đầu tư khoảng 165.000 tỷ đồng (tương đuong7,8 tỷ USD). Giai đoạn 2 nâng công suất khai thác lên 50 triệu hành khách/năm, 1,5 triệu tấn hàng hóa/năm và giai đoạn 3 nâng công suất khai thác lên 100 triệu hành khách/năm và 5 triệu tấn hàng hóa/năm.
Tại cuộc họp báo, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Đồng Nai ông Trần Văn Vĩnh cho biết, về phương án giải phóng mặt bằng gắn với công tác đền bù, tái định cư, giải quyết việc làm, hỗ trọ…cho toàn bộ 5.000 ha chia làm 2 phân kỳ. Với 2.565,4 ha sẽ giải tỏa ngay để để xây dựng công trình. Còn lại 2434,4ha Bộ GTVT và UBND tỉnh Đồng Nai cân nhắc cho phép người dân địa phương tiếp tục khai thác, sản xuất phát triển kinh tế gia đình không để lãng phí đất trống. Tổng kinh phí giải phóng mặt bằng, bồi thường, tái định cư khoảng 18.500 tỷ đồng.
Trong khu vực cảng quốc tế Tân Sơn Nhất, chật chội, đông đúc. |
Tham quan cảng HKQT Tân Sơn Nhất khu vực quốc tế, cảm giác chật chội, quá đông người càng tạo ra tâm lý và áp lực cho các bộ phận an ninh, hải quan, nhân viên hàng không…Đặc biệt, vấn đề an ninh, kiểm soát dịch đối với hành khách xuất nhập cảnh rất quan trọng hiện nay.
Nhân viên an ninh, hải quan vất vả với công tác kiểm tra hành lý, người XNC. |
Khu vực vành đai trong sân bay Tân Sơn Nhất, hành lang an toàn không đảm bảo, nhà dân chiếm lấn, cơi nới ra rất nhiều. Nơi đây, cứ vài phút là một máy bay lên xuống ngay sát nóc nhà. Đặc thù của khu dân cứ đông đúc, trung tâm TP không thể đảm bảo an toàn hàng không. Khu vực vùng trời tiếp cận dành cho tàu bay hạ cánh của cảng HKQT Tân Sơn Nhất hiện tại đang chồng lấn với vùng trời tiếp cận của căn cứ không quân Biên Hòa ở phía Bắc. Mặc khác, khu vực cấm bay của TP Hồ Chí Minh lại nằm ngay phía Nam cảng HKQT Tân Sơn Nhất nên đã hạn chế rất nhiều không gian sử dụng cho tàu bay cất, hạ cánh. Đặc biệt là khi có hoạt động quân sự tại khu vực Tân Sơn Nhất và Biên Hòa.
Hành lang sân bay bị nhà dân lấn chiếm, máy bay lên xuống tập nập không đảm bảo an toàn hàng không. |
Nếu muống nâng công suất sân bay Tân Sơn Nhất lên 20 triệu hành khách thì cần khoảng 9,1 tỷ USD, phải giải phóng di dời 140.000 hộ dân (khoảng 500.000 nhân khẩu), xây dựng đường tiếp nối, kết cấu hạ tầng và các chi phí khác…Do đó, cần phải tiến hành khẩn trương xây dựng Cảng HKQT Long Thành đón đầu năm 2023, nếu chậm chân sẽ gây ra tình trạng quá tải, kẹt cứng tại cảng HKQT Tân Sơn Nhất không thể phục vụ nhu cầu đi lại của hành khách và sự phát triển của du lịch, kinh tế, vận tải hàng không…