Vi rút cúm thay đổi liên tục:

Cần giải pháp toàn cầu hóa trong chiến lược ứng phó kịp thời

16:34 04/03/2015
Ngày 4/3, Cục Y tế dự phòng- Bộ Y tế đã cung cấp nhiều thông tin cập nhật từ Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) về tình hình biến động, thay đổi trong vài năm trở lại đây của dịch bệnh truyền nhiễm nguy hiểm đã bùng phát tại nhiều nơi trên thế giới. Đặc biệt trong năm 2014 đã ghi nhận sự xuất hiện và tái bùng phát của nhiều chủng cúm mới như: H5N1, H7N9, H5H6, H9N2, H5N2, H5N3, và H5N8…, các chủng cúm vi rút cúm có đặc tính biến đổi thường xuyên.

Theo nhận định của các Chuyên gia vi rút, sự thay đổi liên tục của vi rút cúm rất cần được ngành y tế dự phòng toàn cầu quan tâm, nhằm đưa ra chiến lược ứng phó hiệu quả.

Trong đó, sự gia tăng của vi rút gây bệnh mới nổi cho thấy có sự trao đổi vật liệu di truyền, tạo thành chủng vi rút mới.

Theo phân tích của WHO, dịch cúm toàn cầu hiện có một số đặc điểm: tăng sự đa dạng của việc cùng lưu hành vi rút cúm ở động vật và trao đổi vật liệu di truyền, tạo ra chủng vi rút mới; tiếp tục ghi nhận các trường hợp nhiễm cúm H7N9 ở người tại Trung Quốc; có sự gia tăng cao gần đây các trường hợp nhiễm cúm H5N1 ở người tại Ai Cập; những thay đổi về vi rút cúm mùa  H3N2 đã ảnh hưởng đến khả năng bảo vệ của các vắc xin hiện tại.

Với vi rút ở chim hoang dã và chim nuôi có đặc điểm có sự đa dạng và phân bố theo khu vực địa lý của các chủng vi rút cúm đang lưu hành hiện nay ở các loài chim hoang dã và chim nuôi. Sự đa dạng này chưa từng được ghi nhận trước đó.

Trong đó, phân type vi rút H5 và H7 cần được quan tâm nhiều nhất, do chúng có thể nhanh chóng biến đổi từ chủng gây bệnh nhẹ ở chim thành chủng gây bênh nặng và tử vong trên đàn gia cầm, gây ra dịch bệnh làm thiệt hại lớn cho ngành chăn nuôi gia cầm và đời sống của nông dân.

Vào đầu năm 2014, Tổ chức Thú y thế giới (OIE) đã thông báo về 41 vụ dịch do phân type vi rút H5 và H7 ở chim liên quan đến 7 loại vi rút khác nhau tại 20 quốc gia ở châu Phi, châu Mỹ, châu Á, Úc, châu Âu và Trung Đông. Việc phát hiện trên cho thấy cần thiết phải tăng cường giám sát taị các trang trại chăn nuôi gia cầm. 

Với vi rút H7N9, ghi nhận không có thay đổi trong dịch tễ học trên người.

Giết mổ gia cầm không nguồn gốc, mất vệ sinh, nguy cơ lây lan nhanh dịch cúm nguy hiểm.

Ba trường hợp nhiễm cúm H7N9 đầu tiên trên thế giới được ghi nhận tại Trung quốc vào ngày 31/3/2013.

Đây là sự kiện đánh dấu lần đầu tiên vi rút cúm H7N9 được phát hiện gây bệnh trên người, gia cầm. Sau đó ghi nhận các trường hợp ghi nhận trên người tăng cao vào tháng 3 và tháng 4//2013, sau đó giảm dần.

Tuy nhiên các trường hợp mắc tăng chậm vào tháng 11/2014 và tiếp tục tăng năm 2015, tuy nhiên không tăng cao như cùng kỳ năm 2014.

Vi rút H7N7 gây bệnh nặng trên người nhưng không gây bệnh hoặc chết trên các loài chim, gia cầm. Do gia cầm không có biểu hiện các triệu chứng khi nhiễm bệnh nên dễ bỏ qua các dấu hiệu để tăng cường giám sát cúm trên người.

Ngoài ra, các nghiên cứu cho thấy việc phơi nhiễm với gia cầm sống và chợ gia cầm là yếu tố nguy cơ làm lây nhiễm vi rút cúm H7N9.

Tuy nhiên, nhiều bằng chứng cho thấy vi rút cúm H7N9 không dễ lây lan từ người sang người, mặc dù nó có thể lây truyền từ gia cầm sang người dễ dàng hơn so với vi rút cúm H5N1.

Theo WHO, vi rút H5 được coi là mối đe dọa rõ ràng nhất cho sức khỏe con người hiện nay.

Vi rút cúm H5N1 độc lực cao là nguyên nhân gây ra dịch bệnh trên gia cầm ở châu Á liên tiếp từ năm 2003 và hiện vẫn đang gây dịch tại nhiều quốc gia.

Trong hai năm qua, đã phát hiện các chủng H5N2, H5N3, H5N6 và H5N8. Tất cả chủng này hiện đang lưu hành ở các khu vực khác nhau trên thế giới.

Ở Trung Quốc, H5N1, H5N2, H5N6 và H5N8 hiện đang lưu hành trên các loài chim cùng với H7N9 và H9N2.

Trong 4 tháng qua, đã ghi nhận 2 trường hợp mắc H9N2 xảy ra ở Trung Quốc.

Trung Quốc cũng đã ghi nhận trường hợp nhiễm vi rút cúm H5N6 đầu tiên và tử vong vào tháng 4/2014.

Trường hợp tiếp theo được ghi nhận vào tháng 12/2014. Trường hợp thứ ba được ghi nhận vào ngày 9/2/2015 và đã tử vong.

Theo nhận định của các nhà vi rút học, sự gia tăng gần đây của vi rút gây bệnh mới nổi như một dấu hiệu cho thấy các vi rút cúm cùng lưu hành đang nhanh chóng trao đổi vật liệu di truyền để tạo thành chủng vi rút mới.

Sự xuất hiện của rất nhiều vi rút mới đã tạo ra một nguồn gen đa dạng, tạo nên những biến đổi đặc biệt do sự trao đổi gen giữa các chủng vi rút cúm khác nhau.

Do vậy, rất cần một sự ứng phó toàn cầu trước đại dịch cúm là nhận định của WHO với các Quốc gia trong phòng chống dịch bệnh truyền nhiễm.

Hiện, thế giới cũng đã đặt ra nhiều cấp độ trong việc tăng cường hệ thống giám sát vi rút, mức độ cảnh báo đại dịch cúm ở người và động vật.

Đã có 142 phòng xét nghiệm ở 112 quốc gia trên toàn cầu, xét nghiệm hơn 1,9 triệu mẫu bệnh phẩm lâm sàng.

Nhằm giám sát chặt chẽ sự biến đổi không ngừng của vi rút, WHO cũng cung cấp miễn phí cho tất cả các phòng xét nghiệm trên thế giới các hoá chất và kit xét nghiệm vi rút cúm mùa và vi rút phân H5 và H7, cùng nhiều loại thuốc kháng vi rút hiện đã có sẵn để điều  trị cúm.

Tuy nhiên, theo phân tích của các Chuyên gia vi rút, việc chuẩn bị sẵn sàng cho những tình huống bất ngờ là điều mà các Quốc gia luôn phải sẵn sàng, do dịch cúm là một bệnh dịch nguy hiểm.

Không thể dự đoán trước được gì về nơi xảy ra cũng như chủng vi rút gây đại dịch.

H.Nga

Chỉ ít ngày nữa, chương trình nghệ thuật đặc biệt chào mừng 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ - “Điện Biên Phủ - Không bao giờ quên” sẽ chính thức diễn ra tại Nhà hát Hồ Gươm, Hà Nội. Với gần 300 nghệ sĩ tham gia biểu diễn, chương trình được kỳ vọng sẽ tái hiện Chiến thắng Điện Biên Phủ đầy sống động qua ngôn ngữ âm nhạc, đồng thời tiếp tục khẳng định ý nghĩa, tầm vóc, giá trị lịch sử, tri ân, tôn vinh những cống hiến, đóng góp của các tầng lớp nhân dân trong chiến thắng này.

Ngày 27/4, Văn phòng Cơ quan Cảnh sát điều tra Công an TP Hồ Chí Minh cho biết, đã triệt phá đường dây tội phạm có tổ chức, hoạt động “Rửa tiền", "Vận chuyển trái phép tiền tệ qua biên giới”; khởi tố bị can và bắt tạm giam 13 đối tượng. Kết quả điều tra xác định, các đối tượng đã trực tiếp hoặc thuê người thành lập hơn 250 công ty ma nhằm mở tài khoản công ty phục vụ hoạt động phạm tội, với tổng giao dịch hàng chục ngàn tỷ đồng…

Sau thời gian theo dõi, ngày 12/4/2024, các trinh sát Phòng Cảnh sát hình sự Công an TP Hồ Chí Minh bắt quả tang nhóm đối tượng do Tăng Khải Văn (sinh năm 1988, trú tại quận 10) cầm đầu đang tổ chức đánh bạc qua mạng, dưới hình thức cá độ bóng đá.

Nguồn tin từ Cơ quan CSĐT Công an TP Nha Trang (Khánh Hòa) chiều nay (27/4) cho biết, trong hành trình truy bắt 3 đối tượng người nước ngoài gây án cướp tài sản có tổng trị giá gần 700 triệu đồng, các trinh sát hình sự phát hiện còn có 1 đối tượng đồng phạm khác cũng là người nước ngoài, nên đang khẩn trương truy lùng.

Quá trình kiểm tra, đối tượng khai nhận đang cất giấu trong người 1 khẩu súng ngắn, trong súng có chứa 4 viên đạn  với mục đích mua về để sử dụng phòng thân và hiện đang cất giấu ma tuý đá, heroin, hồng phiến tại chỗ ở của hai vợ chồng.   

Chiều 27/4, Trung tá Tạ Quang Dung, Trưởng Công an huyện Đakrông, tỉnh Quảng Trị cho biết, qua triển khai các biện pháp nghiệp vụ, đơn vị phát hiện một đường dây vận chuyển ma túy từ Lào vào Việt Nam theo đường mòn, lối mở trái phép trên tuyến biên giới huyện Hướng Hóa, nên xây dựng phương án đấu tranh, bắt giữ.  

Sau nhiều tháng trì hoãn, Hạ viện Mỹ đã phê duyệt khoản hỗ trợ quân sự trị giá gần 61 tỉ USD cho Ukraine. Ngay sau đó, Vương quốc Anh và nhiều nước châu Âu đồng loạt lên tiếng “hỗ trợ quân sự tối đa cho Ukraine” nhằm giúp nước này phòng thủ trước Nga. Giới chuyên gia đặt câu hỏi: Liệu 61 tỉ USD có đủ cho Ukraine không?

©2004. Bản quyền thuộc về Báo Công An Nhân Dân.
®Không sao chép dưới mọi hình thức khi chưa có sự đồng ý bằng văn bản của Báo Công An Nhân Dân.
English | 中文