Hướng tới một hệ thống BHXH dễ tiếp cận, minh bạch và bền vững
Các chuyên gia đều nhấn mạnh sự cần thiết của BHXH đối với người lao động, nhất là người lao động khu vực không chính thức, tuy nhiên, theo bà Đoàn Thị Thu Hương (Học viện Tài chính), diện bao phủ của BHXH vẫn ở mức thấp: trên 1/5 lực lượng lao động và riêng BHXH bắt buộc mới đạt hơn 70% đối tượng. Vì thế, tìm nguyên nhân để khắc phục là nội dung được các đại biểu tập trung phân tích.
Nguyên nhân việc tham gia BHXH thấp, theo các chuyên gia là do một số chính sách, quy định pháp luật chưa phù hợp, cơ chế quản lý, thực hiện BHXH còn nhiều thiếu sót. Trong khi BHXH bắt buộc thực hiện với 5 chế độ (ốm đau, thai sản, tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp, hưu trí, tử tuất), thì BHXH tự nguyện chỉ có chế độ hưu trí và tử tuất, trong khi mức thu lại cao hơn. Theo PGS.TS. Lê Thị Hoài Thu (Viện Nghiên cứu Chính sách, Pháp luật và Phát triển), đến nay các văn bản hướng dẫn thực hiện Luật BHXH sửa đổi, về việc Nhà nước hỗ trợ người tham gia BHXH tự nguyện chưa có. Công tác truyền thông về BHXH tự nguyện thiếu các hình thức thông tin phù hợp nên chỉ 25,2% người át cho là cần thiết tham gia BHXH tự nguyện và 74,8% cho là không cần thiết.
Các chuyên gia “truy tìm” nguyên nhân ít người tham gia BHXH. |
PGS.TS. Lê Thị Hoài Thu chỉ ra: Luật BHXH sửa đổi có qui định Nhà nước hỗ trợ người tham gia BHXH tự nguyện, nhưng đến nay chưa được hướng dẫn cụ thể, rõ ràng về đối tượng, mức hỗ trợ và phương thức hỗ trợ. Công tác truyền thông về BHXH tự nguyện thiếu các hình thức thông tin phù hợp với đối tượng tham gia, nên nhận thức về BHXH của người dân còn hạn chế: Chỉ 25,2% số người được khảo sát cho là cần thiết tham gia BHXH tự nguyện và 74,8% là không cần thiết. Hoặc nhiều người lao động luôn phải lo lắng cuộc sống khi về già nhưng lại không biết có BHYT tự nguyện.
Một vấn đề được nhiều ý kiến đặc biệt quan tâm là cần minh bạch thông tin về đầu tư quỹ BHXH, vì chính là tiền của người dân đóng cho mình khi về già, BHXH chỉ là người giữ hộ. Do vậy, việc sử dụng số tiền BHXH phải đảm bảo an toàn và người dân có quyền được biết quỹ dùng vào việc gì, hiệu quả ra sao. Hàng năm, BHXH nên công bố lãi suất từ nguồn quỹ BHXH. Chỉ khi minh bạch thông tin, mới khiến người dân tin tưởng tham gia BHXH. Nhiều ý kiến cũng cho rằng, Nhà nước chỉ nên “bao sân” ở khu vực công, còn lại, để cho các thành phần kinh tế khác tham gia làm BHXH. Vấn đề tạo thuận lợi khi tham gia BHXH cũng là cách để thu hút nhiều người tham gia.
Các ý kiến tại hội thảo sẽ được BTC tổng hợp, báo cáo với các cơ quan chức năng, nhằm tìm ra giải pháp tối ưu cho các chính sách để bảo vệ quyền lợi người lao động.