Tái diễn việc ‘loạn’ thu các khoản đóng góp đầu năm

09:19 14/09/2015

Sở Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) Hà Nội vừa thành lập 21 đoàn kiểm tra công tác chuẩn bị cho năm học mới 2015-2016 tại các quận, huyện, thị xã và trường trực thuộc trên địa bàn thành phố. 

Thời gian thanh kiểm tra sẽ diễn ra từ nay cho đến hết tháng 10/2015.Theo đó, các đoàn kiểm tra sẽ tiến hành rà soát các điều kiện phục vụ cho năm học mới như cơ sở vật chất, trang thiết bị dạy học, đội ngũ giáo viên… Đặc biệt là các khoản thu đầu năm học mới. Để công tác thanh kiểm tra thực sự thoát khỏi căn bệnh hình thức, nhiều phụ huynh cho rằng, ngành giáo dục cần tăng cường những chuyến “vi hành” để có thể lắng nghe được tâm sự thật của phụ huynh.

Theo hướng dẫn của Sở GD&ĐT, năm học 2015-2016, mức thu học phí của các trường học trên địa bàn thành phố vẫn giữ nguyên như năm học trước. Với các khoản thu khác, Sở GD&ĐT cũng đã chỉ đạo các trường áp dụng Quyết định số 51/2013/QĐ-UBND của UBND thành phố. Theo đó, danh mục các khoản thu khác trong nhà trường gồm có 10 khoản, gồm: Thu, chi phục vụ việc học bán trú trong các trường có tổ chức mô hình này gồm tiền ăn, chăm sóc và trang thiết bị phục vụ bán trú; thu, chi học 2 buổi/ngày trong các trường tiểu học, trung học cơ sở; thu, chi học phẩm trong các trường mầm non; thu, chi nước uống tinh khiết; thu bảo hiểm y tế theo Luật Bảo hiểm y tế; thu, chi dạy thêm trong các trường trung học cơ sở, trung học phổ thông; thu, chi viện trợ, quà biếu, tặng cho; thu, chi tài trợ; thu, chi khoản đóng góp tự nguyện để sửa chữa nhỏ hoặc mua sắm trang thiết bị của nhà trường; khoản thu quần áo đồng phục, quần áo thể dục thể thao, phù hiệu. Ngoài một số khoản thu đã quy định mức trần cụ thể như chăm sóc bán trú, học 2 buổi/ngày, học phẩm… với các khoản thu khác còn lại, Sở GD&ĐT yêu cầu các trường phải thỏa thuận bằng văn bản tới từng cha mẹ học sinh trước khi thực hiện.

Quy định là thế nhưng trên thực tế, mỗi trường đều có những cách thức riêng để “hợp thức hóa” các khoản thu ngoài quy định hoặc việc thỏa thuận bằng văn bản với phụ huynh cũng được các trường thực hiện trên tinh thần “đưa phụ huynh vào sự đã rồi”. Phụ huynh có muốn phản đối cũng khó vì có hàng tá lý do để “ngại”. Thế nên dù có không muốn, không hài lòng thì cũng đành “ấm ức trong in lặng”.

Chị Phan Hiền, phụ huynh có con đang học tại một trường Tiểu học trên địa bàn quận Cầu Giấy (Hà Nội) cho biết: Dù chưa phải đóng các khoản tự nguyện như quỹ trường, quỹ lớp vì nhà trường chưa tổ chức họp phụ huynh đầu năm. Tuy nhiên, không ít phụ huynh trong lớp học của con chị tỏ ra rất bức xúc với quy định “đồng phục vở” của nhà trường mà không hề có sự thông báo trước. “Trước ngày khai giảng, tôi đã mua cho con mấy chục cuốn vở dùng dần nhưng đến khi nhập học thì cô giáo cho hay, các con sẽ dùng toàn bộ vở của trường chứ không dùng vở tự mua. Cứ tính mỗi cuốn vở ô li của tiểu học là 9.000 đồng, cả khối lớp 1 có hơn 400 cháu, mỗi cháu lại có ít nhất 20-30 cuốn vở thì số tiền bị bỏ phí lên đến cả gần trăm triệu đồng” - chị Hiền bức xúc. 

Chị Lưu Thủy, phụ huynh có con học tại một trường tiểu học trên địa bàn quận Hai Bà Trưng (Hà Nội) cũng cho biết: Mặc dù chị không đăng ký với giáo viên chủ nhiệm đặt báo thiếu nhi ở trường cho con nhưng tuần nào trong ba lô của cháu cũng có báo. Mà khổ một nỗi, con chị mới học lớp 1 thì đã đọc được gì. Sau khoảng 1 tháng, thấy điều này lãng phí và không phù hợp, chị đã phải đến gặp trực tiếp cô giáo chủ nhiệm để xin “cắt” dù trước đó không hề đăng ký. 

Hạn chế các khoản thu không hợp lý sẽ giảm bớt gánh nặng kinh tế đầu năm học mới cho phụ huynh .

Cũng theo chia sẻ của chị Thủy, hiện nhà trường nơi con gái chị đang học đang áp dụng hình thức sổ liên lạc điển tử, gửi mail thông báo đến phụ huynh về việc học của các con. “Điều này là khá tiện lợi với các phụ huynh là dân công sở, thường xuyên tiếp xúc với mạng song một số phụ huynh là người lao động lại cho là không phù hợp và lãng phí vì họ chẳng mấy khi tiếp xúc với internet, đọc mail và việc nhà trường thu mỗi cháu 20 ngàn đồng/tháng là hơi nhiều”-chị Thủy cho biết.

Ghi nhận thực tế cho thấy, ngoài các khoản lớn trong quy định như tiền xây dựng, lắp đặt điều hòa, đồng phục, quỹ trường, quỹ lớp... còn có tới cả hàng chục khoản thu “không tên” khác như nước uống, giấy ăn, giấy vệ sinh, thiết bị rửa tay khử trùng, nhãn vở, phiếu phô tô bài tập, sổ liên lạc điện tử, hỗ trợ tiền điện, mua bảng chống lóa, bảng tương tác, máy chiếu... Đồng ý là những khoản thu này đều là phục vụ học sinh song cũng cần phải thu làm sao cho đúng, cho hợp lý. Chẳng lẽ điều hòa, quạt, bảng chống lóa hay tương tác... cứ dùng một năm là hỏng, phải đầu tư mua mới nên năm nào phụ huynh cũng phải đóng tiền? Một số trường cứ “nhắm mắt” thu như thế nên bức xúc của phụ huynh hoàn toàn là có thật. “Ở đâu cũng bảo tự nguyện: Tự nguyện đóng xây dựng trường, tự nguyện học thêm, tự nguyện phụ cấp giáo viên.... Nhưng cái tự nguyện đấy là con cầm giấy nhà trường phát cho và bố mẹ dù không muốn cũng phải nhắm mắt kí vào chỉ vì không muốn con trẻ bị làm khó. Những chuyện này, phụ huynh bức xúc bao nhiêu năm nay và năm nào ngành giáo dục cũng tiến hành kiểm tra nhưng câu chuyện lạm thu đầu năm vẫn tiếp diễn từ năm này qua năm khác, không có gì thay đổi. Tôi nghĩ rằng, có lẽ đã đến lúc ngành giáo dục cần thay đổi hình thức thanh kiểm tra, bên cạnh làm việc trực tiếp với các trường, ngành giáo dục cũng cần tăng cường những chuyến “vi hành” để có thể lắng nghe những tâm sự thật, những bức xúc không biết tỏ cũng ai của phụ huynh”-chị Phương Mai, một phụ huynh có con học tiểu học ở quận Hà Đông (Hà Nội) cho biết.

   Từ những câu chuyện thực tế của phụ huynh, có thể thấy rằng, các khoản thu đầu năm học mới luôn là bài toán khó làm thỏa mãn cả phụ huynh lẫn Ban giám hiệu các trường. Trong đó, có những khoản thu phục vụ nhu cầu học tập của học sinh trong điều kiện ngân sách nhà nước không đủ đáp ứng cũng là một cách để các gia đình cùng chia sẻ với nhà trường trong công cuộc xã hội hóa giáo dục. Tuy nhiên, các trường cũng cần phải cân nhắc, tính toán thu làm sao cho hợp lý để giảm bớt “tai tiếng” lẫn gánh nặng kinh tế cho phụ huynh vào năm học mới.

Huyền Thanh

Liên quan đến vụ án lừa đảo chiếm đoạt tài sản trong lĩnh vực đất đai xảy ra trên địa bàn TP Phú Quốc, sáng 9/5, Cơ quan CSĐT Công an TP Phú Quốc (Kiên Giang) cho biết, vừa hoàn tất thủ tục tiếp nhận 3 trường hợp nguyên Đội trưởng quản lý bảo vệ rừng thuộc Vườn Quốc gia Phú Quốc đến đầu thú, giao nộp số tiền đã nhận hối lộ.

Với 2 pha lập công chỉ trong chưa đầy 3 phút, Real có màn ngược dòng ấn tượng trước Bayern trong trận đấu bán kết lượt về Champions league 2023/2024 diễn ra sáng 9/5.

Trữ lượng đất làm vật liệu san lấp công trình, dự án trọng điểm trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk khá lớn. Tỉnh này đã quy hoạch hàng chục mỏ đất để khai thác đất đắp, san lấp công trình nhưng do vướng thủ tục cấp phép nên không thể khai thác. Thiếu đất đắp, hàng loạt công trình, dự án trọng điểm trên địa bàn tỉnh này đang chậm trễ tiến độ.

Bộ Công Thương cho biết, trong 4 tháng đầu năm 2024, giá các mặt hàng xăng dầu đã qua 17 kỳ điều chỉnh giá, trong đó mặt hàng xăng có 10 lần tăng và 7 lần giảm giá, mặt hàng dầu diesel và dầu hỏa có 9 lần tăng và 8 lần giảm giá, mặt hàng dầu mazut có 12 lần tăng và 5 lần giảm giá.

Chiều 8/5, một phụ huynh của Trường Mầm non Việt Úc (đường Trần Việt Châu, phường An Hòa, quận Ninh Kiều, TP Cần Thơ) dẫn con đến Văn phòng Thường trú Báo CAND khu vực Đồng bằng Sông Cửu Long trình bày về việc con mình bị cô giáo chủ nhiệm đánh. Đáng chú ý, sau khi phụ huynh phản ánh vụ việc đến cơ quan chức năng, thì có 2 người đàn ông lạ mặt, xăm trổ tìm đến nhà đề nghị gia đình rút đơn.

Tổng thống Mỹ Joe Biden ngày 8/5 (giờ địa phương) nhấn mạnh sẽ không cung cấp vũ khí tấn công mà Israel có thể sử dụng để tiến hành một cuộc tấn công tổng lực vào Rafah, thành phố ở phía Nam Gaza, vì lo ngại cho sự an toàn của hơn 1 triệu thường dân đang trú ẩn ở tại đây.

Những đứa trẻ chúng tôi gặp ở Viện Huyết học – Truyền máu Trung ương đều mang trên mình nỗi đau căn bệnh Thalassemia (tan máu bẩm sinh) – căn bệnh phải truyền máu và uống thải sắt suốt đời. Nhiều người không được phát hiện và điều trị sớm xương mặt đã biến dạng. Điều đáng buồn là mỗi năm Việt Nam có khoảng 8.000 trẻ chào đời mắc căn bệnh này.

Tình hình nhân đạo tại dải Gaza hiện nay được giới chức châu Âu đánh giá là "vô cùng tồi tệ và nguy cấp" khi cửa khẩu chính Rafah - nơi tiếp nhận hàng hoá viện trợ đã tê liệt, sau khi bị lực lượng phòng vệ Israel chiếm quyền kiểm soát. Trước những diễn biến khó lường, Tổng Thư ký Liên hợp quốc (LHQ) Antonio Guterres và cộng đồng quốc tế đang hy vọng vào những nỗ lực ngoại giao con thoi của các bên có ảnh hưởng, nhằm can thiệp, gây sức ép làm giảm căng thẳng tại khu vực này.

Hành trình tìm kiếm vé dự Olympic Paris 2024 của đội đấu kiếm Việt Nam đã dừng lại vào cuối tháng 4 vừa qua sau vòng loại Olympic Paris 2024 khu vực châu Á – Thái Bình Dương. Không có tuyển thủ Việt Nam giành vé tham dự Olympic 2024 từ vòng tranh vé này đồng nghĩa đấu kiếm Việt Nam thêm một lần hụt bước, lỡ hẹn với đấu trường Olympic.

Mưa rào và dông, cục bộ mưa to được dự báo diễn ra ở Thủ đô Hà Nội cũng như các tỉnh thành miền Bắc trong ngày hôm nay, lượng mưa phổ biến từ 20-40mm, có nơi trên 90mm. Nam Bộ ngày nắng nóng, nhiệt trên cao trên 36 độ C.

Với nghĩa cử cao đẹp “giọt máu cho đi – cuộc đời ở lại”, Thượng úy Biện Thanh Sơn, cán bộ Đội CSGT trật tự Công an TP Hà Tĩnh (tỉnh Hà Tĩnh) góp phần làm đẹp hơn hình ảnh người cán bộ CAND vì nước quên thân, vì dân phục vụ.

©2004. Bản quyền thuộc về Báo Công An Nhân Dân.
®Không sao chép dưới mọi hình thức khi chưa có sự đồng ý bằng văn bản của Báo Công An Nhân Dân.
English | 中文