Đưa anh về với đất mẹ

17:17 24/07/2015
Đầu tháng 7, 7 hài cốt liệt sĩ nguyên quán ở thị xã An Nhơn (Bình Định), từng chiến đấu bảo vệ Tổ quốc ở chiến trường Tây Nam và làm nhiệm vụ quốc tế giúp nước bạn Campuchia, đã được đưa về an táng tại nghĩa trang liệt sĩ quê nhà. Tổ chức hỗ trợ gia đình liệt sĩ đưa đón người thân về đất mẹ là Chi hội Nghĩa tình người lính (http://www.nghiatinhnguoilinh.com- diễn đàn của những người lính một thời chiến trường K).

Yên lòng người còn sống

Hơn một tuần kể từ thời điểm hài cốt của anh trai - liệt sĩ Nguyễn Thành Sơn (hy sinh tại biên giới Tây Nam vào ngày 27/10/1978) - được an táng tại Nghĩa trang liệt sĩ xã Nhơn An, ông Nguyễn Thành Long (49 tuổi, ở thôn Tân Dân, xã Nhơn An) vẫn chưa hết xúc động. Thắp nén nhang lên phần mộ vẫn còn tươi màu đất mới, ông Long bùi ngùi: “Giờ thì, lúc nào tôi và con cháu cũng có thể ghé nghĩa trang để thăm anh. Tâm nguyện của cha tôi trước khi khuất núi cũng đã hoàn thành”.

Từ nay, ông Nguyễn Thành Long có thể ghé thăm mộ anh trai - liệt sĩ Nguyễn Thành Sơn bất kỳ lúc nào.

Nhà ông Long có tất cả 5 anh em trai. Hai người anh đầu đã hy sinh trong cuộc chiến bảo vệ tổ quốc. Đến tận bây giờ, gia đình ông vẫn chưa tìm được hài cốt của người anh cả. Việc đưa được hài cốt liệt sĩ Sơn - người anh thứ hai - từ Nghĩa trang liệt sĩ huyện Châu Thành (tỉnh Tây Ninh) về quê trở thành sự kiện lớn của gia đình ông. “Ý nghĩa hơn nữa, việc trở về của anh tôi có sự hỗ trợ nhiệt tình của những người đồng đội năm xưa. Chẳng quản đường xa, họ quay lại với chúng tôi nhiều lần để có những hướng dẫn tận tình nhất trong hoàn tất thủ tục đưa anh về”, ông Long chia sẻ thêm.

Đón và an táng các liệt sĩ tại Nghĩa trang liệt sĩ xã Nhơn Hạnh (thị xã An Nhơn).

Đột ngột bị tai biến trước ngày lên đường đi đón anh trai - liệt sĩ Lê Hùng Dũng (hy sinh tại biên giới Tây Nam ngày 2/1/1979) - ông Lê Mạnh Hùng (50 tuổi, ở khu vực Chánh Thạnh, phường Nhơn Hưng) đành nhờ con trai đi hộ. Ở nhà, ông và người cha già (năm nay đã 92 tuổi) trông đứng trông ngồi giờ phút người thân trở về.

“Sáng 9/7, cha và cả gia đình đưa nhau ra Nghĩa trang liệt sĩ phường để đón anh. Cha tôi bần thần trong cuộc gặp gỡ sau 35 năm xa cách biền biệt. Bản thân tôi cũng mừng khôn xiết bởi từ khi hòa bình đến nay, tôi chỉ đi thăm anh được 3 lần. Trong không khí trang nghiêm lễ truy điệu và an táng anh tại quê nhà, chúng tôi thầm biết ơn sự nhiệt tình của những người lính ở chiến trường K. Gia đình tôi đã không phải tốn bất kỳ một khoản phí nào để đưa anh về”, ông Hùng kể lại.

Ấm tình đồng đội

Chi hội Nghĩa tình người lính được thành lập năm 2012,dựa trên nguyện vọng của một nhóm cựu chiến binh chiến trường K (thuộc các Sư đoàn 309, Sư đoàn 2, Sư đoàn 307...). Ngoài vai trò là nơi kết nối, chia sẻ tâm tư của những cựu binh đã từng chiến đấu bảo vệ biên giới Tây Nam và làm nghĩa vụ quốc tế giúp nước bạn Campuchia, Chi hội chú trọng hoạt động hỗ trợ gia đình liệt sĩ để đưa đồng đội ở các nghĩa trang phía Nam về lại quê hương. Đến nay, Chi hội đã có trên 50 hội viên trải đều khắp từ TP Đà Nẵng, Quảng Nam, Quảng Ngãi, Bình Định…vào đến TP Hồ Chí Minh. Đồng thời, đã tổ chức được 7 đợt cất bốc, đưa 92 hài cốt đồng đội về an nghỉ tại nghĩa trang quê nhà.

Tháng 7/2015, lần đầu tiên, đoàn người nhà của liệt sĩ tại Bình Định góp mặt trong hoạt động cất bốc, đưa liệt sĩ về quê hương. Trong tổng số 27 liệt sĩ thuộc Đợt di dời thứ 7 của Chi hội Nghĩa tình người lính, Bình Định có 7 hài cốt liệt sĩ cùng có quê ở thị xã An Nhơn. Người cựu chiến binh giữ vai trò liên lạc viên tại Bình Định với Chi hội, góp phần quan trọng trong hỗ trợ người nhà liệt sĩ là ông Phạm Ngọc Châu (62 tuổi, ở 48 Trần An Tư, TP Quy Nhơn) - một cựu binh của chiến trường K. Sự đóng góp của ông đã được lãnh đạo Sư đoàn 309 (Quân đoàn 4) tặng kỷ niệm chương về công tác nghĩa tình đồng đội.

“Ngay khi nhận sự kêu gọi của Chi hội Nghĩa tình người lính, tôi đã tình nguyện tham gia vào các công việc ở địa phương: trực tiếp đến từng gia đình có đồng đội hy sinh hướng dẫn hoặc trực tiếp đi làm các thủ tục giấy tờ theo quy định; thuê xe, đưa đón thân nhân liệt sĩ đến tận nghĩa trang cất bốc. Chúng tôi cố gắng để thân nhân liệt sĩ không phải bỏ thêm bất kỳ chi phí nào cho hoạt động này. Vì vậy, bên cạnh chế độ chính sách Nhà nước hỗ trợ bình quân khoảng 2,8 triệu/hài cốt, các hội viên của Chi hội quyên góp chi phí còn lại”, ông Châu cho biết.

Cũng theo ông Châu, khác với các địa phương khác đã triển khai nhiều đợt di dời và tạo được dấu ấn, ở Bình Định vì là lần đầu tiên, ông gặp không ít nghi hoặc của người nhà. Một số cơ quan chức năng thiếu hợp tác, nhất là trong việc hoàn thành các thủ tục giấy tờ, nên khá vất vả trong thời gian đầu. “Tuy nhiên, chúng tôi sẽ còn tiếp tục thực hiện hoạt động này để gia đình có điều kiện nhang khói cho đồng đội, động viên tinh thần các con cháu của các anh hơn nữa. Trước mắt, chúng tôi tập trung đưa 12 liệt sĩ quê gốc An Nhơn còn lại ở Nghĩa trang liệt sĩ huyện Châu Thành đưa về”, ông Châu cho biết thêm.

Hoàng Nguyên

Thực hiện chỉ đạo của Bộ Công an, Công an tỉnh Thái Nguyên đã triển khai kế hoạch cao điểm cấp Căn cước công dân (CCCD) gắn chip, đến ngày 27/5/2023 đã hoàn thành cấp 100% CCCD gắn chip cho những người đủ điều kiện (sớm hơn 65 ngày so với chỉ đạo của Bộ). Qua "mục sở thị" những mô hình điểm về chuyển đổi số tại Thái Nguyên, tôi nhận thấy CCCD gắn chip đã trở thành một phần tất yếu, thiết thực phục vụ người dân, doanh nghiệp, mà hai mô hình điểm thể hiện rõ nhất là: "Khám chữa bệnh sử dụng thẻ CCCD và VNeID" và "Triển khai tại các cơ sở kinh doanh có điều kiện về ANTT".

Công an các đơn vị, địa phương đã tập trung triển khai phương án bảo đảm ANTT các hoạt động kỷ niệm 49 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước, Ngày Quốc tế lao động và các hoạt động kỷ niệm 70 năm chiến thắng Điện Biên Phủ (7/5), chấp hành nghiêm túc chế độ trực ban, trực chiến bảo đảm quân số ứng trực, nắm chắc tình hình, triển khai thực hiện có hiệu quả các phương án bảo đảm ANTT, TTATGT, phòng, chống cháy, nổ...

Dưới cái nắng oi bức của mùa hè cộng thêm gió Lào khô rát khiến người ta ở trong nhà hay dưới bóng râm vẫn cảm thấy khó chịu, thế nhưng hơn 1 tháng nay, CBCS Công an Điện Biên vẫn luôn thường trực 24/24 tại các nút giao thông, các điểm di tích lịch sử và nơi diễn ra các hoạt động, sự kiện hướng tới kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ. Những việc làm của các anh góp phần quan trọng đảm bảo an ninh, an toàn cho các đồng chí lãnh đảo Đảng, Nhà nước, các sự kiện và du khách thập phương đến với Điện Biên.

Chiều tối 1/5, sau kỳ nghỉ lễ 30/4 kéo dài, dòng người từ các tỉnh miền Đông, miền Tây sử dụng phương tiện cá nhân, đi xe khách… bắt đầu trở lại TP Hồ Chí Minh làm việc. Không như những ngày đầu nghỉ lễ, ghi nhận trong chiều tối 1/5, dòng người di chuyển trên đường khá lớn nhưng không gây ùn ứ nghiêm trọng…

Việc phát triển điện mặt trời mái nhà (ĐMTMN) đáp ứng nhu cầu phát triển điện sạch, sử dụng được nguồn năng lượng tái tạo (mặt trời) mà Việt Nam có nhiều tiềm năng. Tuy nhiên, theo các chuyên gia, để việc cung cấp điện cho các hộ sử dụng điện có đầu tư ĐMTMN ổn định, thì phải tính đến hoạt động của ĐMTMN trong hoạt động chung của toàn hệ thống điện.

Ngày 1/5, ngày cuối cùng của kỳ nghỉ Lễ 30/4 - 1/5, trái với dự đoán về tình hình ùn tắc có thể xảy ra thì giao thông tại khu vực cửa ngõ phía Nam Thủ đô lại rất thông thoáng. Người dân trở về Hà Nội di chuyển một cách thuận lợi qua các "điểm nóng".

©2004. Bản quyền thuộc về Báo Công An Nhân Dân.
®Không sao chép dưới mọi hình thức khi chưa có sự đồng ý bằng văn bản của Báo Công An Nhân Dân.
English | 中文