"Cậu bé bị động vật ăn mất chân" đã có gia đình mới

12:01 18/04/2008
Chị Mai Anh đã đón cậu bé bị bỏ rơi, bị động vật ăn mất một chân (đến bẹn) và bộ phận sinh dục ở Núi Thành (Quảng Nam) về gia đình chị tại Hà Nội làm con nuôi. Tuy nhiên, cậu bé và gia đình mới đang rất cần sự giúp đỡ để chữa trị những vết thương mà cậu phải gánh khi mới chào đời.

Bị chính mẹ đẻ bỏ rơi lúc lọt lòng giữa bốn bề rừng núi; bị động vật ăn mất một chân (đến bẹn) và bộ phận sinh dục. Bé trai được tìm thấy khi kiến bám kín người và thân thể trọng thương sau 72h chào đời. Kỳ lạ thay, bé vẫn sống và sống khoẻ mạnh. Sức sống mãnh liệt đã giúp bé giành được sự sống.

Sự kiên tâm của người có tâm đang nỗ lực bù đắp bất hạnh mà bé gặp phải. Mong rằng câu chuyện sau đây nhận được sự đồng cảm, chia sẻ của mọi người.

Sức sống mãnh liệt của cậu bé bị bỏ rơi

Tháng 7/2005, bạn đọc cả nước bàng hoàng và đau xót khi đọc thông tin trên một số tờ báo về một đứa trẻ sơ sinh bị bỏ rơi ở xã Tam Thạnh, huyện Núi Thành, tỉnh Quảng Nam bị động vật cắn mất chân phải và bộ phận sinh dục. Sau khi được phát hiện và đưa đến Bệnh viện Đa khoa Quảng Nam, đứa trẻ đã được cứu sống sau hơn 2 giờ cấp cứu, phẫu thuật.

Công an huyện Núi Thành cũng xác định được người mẹ của đứa trẻ 3 ngày tuổi bị bỏ rơi. Cái tên theo họ mẹ - Hồ Thiện Nhân - cũng là do mọi người đặt cho với mong muốn lòng Thiện và điều Nhân sẽ đi cùng cháu đến hết cuộc đời. Cậu bé được đưa trở về với ông bà ngoại, ngay trong khu vườn mang đến nỗi đau cho cậu bé.

Câu chuyện về Thiện Nhân tưởng như đã để lại một cú sốc tinh thần thoảng qua cho những ai đã từng biết đến rồi lại lẫn vào bao chuyện đời thường khác.

Gần 2 năm sau, những ai đã từng đau đớn, xót xa cho số phận kia bỗng như bừng tỉnh, như trút được nỗi nặng nề khi nhận tiếp thông tin: Thiện Nhân đã có bố mẹ nuôi và họ đang dồn sức khoả lấp sự không vuông tròn của thân thể cho cháu.

Một ngày giữa tháng 4, chúng tôi tới ngôi nhà số 118 phố Hàng Bạc, quận Hoàn Kiếm, Hà Nội, mái ấm mới của Thiện Nhân để biết nhiều thêm về cháu, về gia đình cưu mang cháu. Cùng đi còn có ông Lâm Tấn Lợi, chủ doanh nghiệp võng xếp Duy Lợi.

Đón chúng tôi là hai bà cụ, một ngoài 80 tuổi và một gần 70 tuổi. Tiếp chuyện, chúng tôi mới biết họ là bà nội, bà ngoại mới của Thiện Nhân. Các bà được bố mẹ nuôi của em huy động để trông em, một cậu bé 21 tháng tuổi với đầy thương tích trên người.

Thiện Nhân di chuyển bằng ba chi rất nhanh nhẹn. Nó trườn giữa hai người anh, Thiên Minh 7 tuổi và Hải Minh 3 tuổi. Nó giành chiếc xe cần cẩu khiến 2 anh Minh phải nhường. Nó nói, nó cười, nó leo lên ghế đẩu, nó trèo cầu thang… Nó chủ động hoàn toàn.

Nhìn nó, chúng tôi thầm nghĩ, điều kỳ diệu nào khiến một cậu bé bị quăng ra vườn với đống dây rốn lùng nhùng; một cậu bé từng là miếng mồi của động vật; một cậu bé bị bỏ đói 72h lại có thể sống khoẻ mạnh và hoà nhập với cuộc sống đô thị nhanh đến vậy. Cậu bé ấy không chỉ khoẻ mạnh mà còn rất nhanh trí. Bé quan sát và còn biết, ai là chủ nhân của đôi dép nào được đi trong nhà.

Tình nhân ái của một gia đình

Chị Trần Mai Anh (35 tuổi), mẹ nuôi của Thiện Nhân liên tục nhắc đến cậu bé bằng từ: "yêu lắm!" như một điệp khúc không dứt. Nhìn người mẹ mảnh mai kia chẳng ai ngờ chị lại làm được một điều kỳ diệu. Điều mà có thể rất nhiều người nghĩ đến nhưng không ai làm được như chị.

Qua trang web trẻ thơ, Mai Anh và rất nhiều bà mẹ khác đã liên tục cập nhật thông tin về cậu bé bị bỏ rơi, bị động vật cắn ở Núi Thành. Khi Mai Anh và một số người bạn cùng đến Quảng Nam thăm Thiện Nhân, họ không cầm được nước mắt.

Cậu bé sống hoang dã như cây cỏ, chỉ thích ăn chuối và cơm nguội. Bé bị bệnh đường ruột do ăn uống không hợp vệ sinh. Bị ghẻ do ở… bẩn. Đau đớn hơn, bé không thể đi vệ sinh do bộ phận sinh dục bị cắn cụt. Nước giải lúc nào cũng dỉn ra, màu đùng đục. 

Cùng các bà mẹ của web trẻ thơ tìm kiếm thông tin, liên hệ ra nước ngoài tìm cách chữa bệnh cho Nhân. Bác sỹ có lời khuyên: với một đứa trẻ hiếu động như thế thì cần phải chăm sóc đặc biệt ngay lập tức để tránh lệch xương cột sống và bệnh về đường tiết niệu.

Các chị cũng đang nỗ lực tìm một gia đình nào đó thật giàu có nhận nuôi cháu để có điều kiện chữa bệnh. Sự thúc bách của thời gian khiến Mai Anh không thể đợi. Chị hoàn tất thủ tục nhận cháu làm con nuôi và đón về nhà.

Mẹ chồng, mẹ đẻ và đặc biệt là chồng chị anh Phùng Quang Nghinh ủng hộ chị. Anh Nghinh chính là người đưa Thiện Nhân ra khỏi ngôi nhà nghèo khó, ra khỏi khu vườn mà cậu bé đã trải qua sự đau đớn về thể xác và tinh thần.

Trở về Hà Nội, những đêm đầu tiên xa nhà, Nhân chỉ ngủ ngồi hoặc gục đầu xuống bàn. Ánh mắt cậu hoang mang trước những người xa lạ. Còn với bố Nghinh, bị cậu đối xử như người đã tước đoạt cậu ra khỏi ông bà ngoại. Nhưng rồi tình thương, cách chăm sóc của gia đình mới đã làm mất khoảng cách ấy. Bây giờ, Nhân đã hoà nhập với gia đình mới. Cậu chính thức là một thành viên không thể thiếu.

Dường như tạo hoá đã bù đắp cho sự mất mát của Thiện Nhân mà mang đến cho cậu bé trí thông minh và sự linh hoạt hơn hẳn nhiều đứa trẻ cùng tuổi khác. Thiện Nhân hiểu hơn ai hết sự thiếu thốn tình cảm nên cậu rất sợ sự lạnh nhạt.

Ngày 12/4, vợ chồng chị cùng Thiện Nhân lên máy bay sang bệnh viện Thái Lan tìm cơ hội chữa bệnh. Gặp nhiều người ở sân bay, như thể hiện tình cảm mà mình đang có, Thiện Nhân gọi ầm lên: "Ông, ông!", rồi chỉ vào bố Nghinh khoe: "Bố em, bố em!" khiến anh chị mừng phát khóc.

Cuộc đời Thiện Nhân đã rẽ sang một lối ngoặt mới. Nhưng trước mắt cậu và cả gia đình mới đang đối mặt với đầy khó khăn, thách thức. Lần sang Thái Lan này mới chỉ là bắt đầu cho một hành trình chông gai. Vợ chồng Mai Anh phải chờ kết quả xét nghiệm mới có hướng xử lý cho đường tiết niệu của Thiện Nhân, sau đó là phẫu thuật bộ phận sinh dục...

Phần chân cụt đã được lắp chân giả, nhưng sẽ liên tục phải thay để phù hợp với sự phát triển của cậu bé. Một hành trình mới bắt đầu cho cả gia đình đầy lòng nhân ái ấy. Nhưng, chỉ đơn độc một gia đình để làm nên điều kỳ diệu thì thật khó.

Thiện Nhân và gia đình cần sự giúp đỡ của cộng đồng, của tất cả chúng ta. Chúng ta hãy vì tình thương, vì cuộc sống phía trước của cháu Thiện Nhân mà chung tay góp sức.

Mọi sự giúp đỡ xin gửi về, Quỹ XHTT Báo CAND hoặc chị Trần Mai Anh, số 118 phố Hàng Bạc, Hà Nội, điện thoại: 0936166588

Việt Hà - Cao Hồng

Nếu có cơ hội đến Điện Biên dịp kỷ niệm 70 năm Chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ, nhất định bạn không thể bỏ qua các di tích lịch sử gắn liền với một “thiên sử vàng” của dân tộc Việt Nam; là nơi các thế hệ đi trước đã  hy sinh của bao máu xương để làm nên chiến thắng “Lừng lẫy năm châu, chấn động địa cầu”.

Là đơn vị chủ công trong công tác bảo vệ tuyệt đối an ninh, an toàn các hoạt động kỷ niệm chiến thắng Điện Biên Phủ nói chung, Lễ diễu binh, diễu hành nói riêng; thực hiện nhiệm vụ bảo vệ vòng trong cùng, các đơn vị của Bộ Tư lệnh Cảnh vệ đã chủ động triển khai lực lượng, trang thiết bị, phương tiện phục vụ công tác bảo vệ.

Ngày 5/5, Cơ quan CSĐT Công an TP Hồ Chí Minh hoàn tất kết luận điều tra, chuyển hồ sơ sang Viện KSND cùng cấp đề nghị truy tố Nguyễn Thanh Tâm (SN 1997, ngụ huyện Củ Chi) về tội: "Giết người" và "Cướp tài sản".

Ngày 4/5, Thượng tướng Nguyễn Duy Ngọc, Ủy viên Trung ương Đảng, Thứ trưởng Bộ Công an đã có Thư khen gửi Giám đốc Công an tỉnh Hải Dương; đồng chí Cục trưởng Cục An ninh mạng và phòng chống tội phạm sử dụng công nghệ cao về thành tích triệt phá nhóm đối tượng hoạt động thu thập, tàng trữ, trao đổi, mua bán trái phép thông tin tài khoản ngân hàng nhằm mục đích lừa đảo chiếm đoạt tài sản, rửa tiền với quy mô rất lớn, lên đến hàng nghìn tỷ đồng.

Hướng tới 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ (7/5/1954 - 7/5/2024), 66 năm Ngày Truyền thống lực lượng An ninh chính trị nội bộ (10/5/1958 - 10/5/2024), từ ngày 3 - 5/5, Công an tỉnh Nghệ An tổ chức giao lưu, học tập kinh nghiệm giữa lực lượng làm công tác An ninh chính trị nội bộ các tỉnh Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Trị, Thừa Thiên Huế và TP Hà Nội.

Sau khi tìm đến các mỏ khai thác đá trái phép, Phạm Ngọc Hùng cùng đồng bọn đã tự xưng là nhà báo, có mối quan hệ quen biết với nhiều lãnh đạo nên đã đòi bảo kê, thu mua đá rồi chiếm đoạt số tiền hơn 500 triệu đồng.

Trước năm 1954, Sân bay Điện Biên vốn là sân bay dã chiến của quân đội Pháp. 70 năm sau, qua nhiều lần nâng cấp, Sân bay Điện Biên đã trở thành sân bay dân dụng hiện đại, đáp ứng khai thác máy bay cỡ lớn, là cầu nối kinh tế tại 6 tỉnh biên giới Tây Bắc.

©2004. Bản quyền thuộc về Báo Công An Nhân Dân.
®Không sao chép dưới mọi hình thức khi chưa có sự đồng ý bằng văn bản của Báo Công An Nhân Dân.
English | 中文