Cậu bé quyết không đầu hàng số phận

16:53 01/04/2011
"Ở đời này, không có con đường cùng mà chỉ có những ranh giới, điều cốt yếu là phải có sức mạnh để vượt qua ranh giới ấy". Em Hồ Văn Lai, lớp 11B3 Trường THPT Lê Lợi (TP Đông Hà) - nhân chứng sống của tai nạn bom mìn còn sót lại sau chiến tranh đã chứng minh điều đó bằng con đường học tập của mình.

Lai sinh ra trong một gia đình nghèo khó ở vùng biển thị trấn Cửa Việt, huyện Gio Linh, tỉnh Quảng Trị. Bố là ngư dân làm nghề đánh cá thuê cho một chủ tàu gần nhà, mẹ ở nhà đan lưới thuê cho người ta. Lai là con thứ tư trong năm anh em, cuộc sống gia đình chật vật, miếng ăn còn chưa đủ no huống hồ là đi học nên 3 người anh trước Lai đành phải nghỉ học.

Tuổi thơ Lai trôi đi bình lặng và hồn nhiên như bao đứa trẻ cùng trang lứa, cho đến một ngày mà Lai cũng không ngờ đến đã làm thay đổi phận đời mình. "Đó là mùa hè năm lớp 4, mình cùng 3 đứa em con chú sang nhà bà ngoại chơi, tuổi thơ vốn hiếu động và tinh nghịch, cùng nô đùa trên bãi cát sau nhà bà. Đang vui chơi thì một tiếng nổ chát chúa vang lên, xung quanh là một màu tối đen và nồng nặc mùi thuốc súng, mình bất tỉnh 5 phút sau đó". Lai nhớ lại.

Nghe tiếng nổ, mọi người chạy đến, Lai được đưa vào Bệnh viện Đa khoa Quảng Trị, rồi chuyển vào Bệnh viện Trung ương Huế. Tỉnh dậy, Lai bàng hoàng và ngất liền sau đó khi biết mình bị mất một mắt, mất chân trái, bàn chân phải, tay phải và tay trái bị mất ngón cái. Đau đớn hơn là 3 người em của Lai đã chết cùng tiếng nổ đó. Sau này Lai mới biết tiếng nổ đó là của quả đạn M79 nằm sót lại trên bãi cát mà một trong ba người em của Lai giẫm phải.

Hàng ngày Lai vẫn đều đặn đến trường.

Lai ra viện với vết thương thể xác và vết thương tinh thần mà có lẽ nỗi bi quan về cuộc sống như những nhát dao cứa vào tâm hồn của một đứa trẻ bất lực trước cuộc sống với thương tật 86%.

Để đi lại bình thường, Lai phải tập dần với đôi chân giả, lúc đầu do không quen, vấp ngã không biết bao nhiêu lần rồi vết thương cứ rỉ máu hành hạ Lai vật vã với cơn đau, nhưng bằng nghị lực và  lòng quyết tâm, sau hai tháng Lai đã tập tễnh những bước đi đầu tiên. Lúc trái gió trở trời, Lai chỉ biết lấy nước mắt để vượt qua sự đau đớn về thể xác, những tưởng sự đau đớn về thể xác và khiếm khuyết về hình thể sẽ khiến Lai chùn bước trước số phận… Nhưng những lúc tuyệt vọng nhất Lai lại tìm đến sách vở để khẳng định một nghị lực "tàn mà không phế".

Để tiếp tục học lớp 5, Lai được chuyển vào Trường Khuyết tật Nguyễn Đình Chiểu (TP Đông Hà), sau đó học cấp hai ở Trường THCS thị trấn Cửa Việt. Đáp lại những lời châm chọc, những cái nhìn ái ngại là bấy nhiêu năm Lai đạt học sinh giỏi và tiên tiến trước sự ngỡ ngàng và khâm phục của thầy cô và bạn bè.

Tốt nghiệp cấp II, Lai đỗ vào Trường THPT Lê Lợi (TP Đông Hà). Từ nhà cách trường hơn 30 km, Lai phải thuê trọ để thuận tiện cho việc học của mình, cuộc sống xa nhà biết bao khó khăn và thách thức. Ngày đầu tiên đến trường, mọi ánh mắt đổ dồn về phía Lai, được sự động viên, khuyến khích của bố mẹ và thầy cô, Lai lấy hết can đảm để tiếp tục con đường chinh phục tri thức của mình.

Để đi học đúng giờ, Lai phải thức dậy từ 5 giờ sáng, mất 30 phút để đeo xong đôi chân giả rồi cùng chiếc nạng gỗ tới trường. Đối với Lai, mất một buổi học là trong người thấy bứt rứt và khó chịu vì không tiếp thu được kiến thức như vậy sẽ không theo kịp bạn bè, và nỗi lo lắng mà Lai sợ nhất là đôi chân giả bị hư, như thế Lai sẽ không thể đến trường được.

Việc học đối với Lai cũng không dễ chút nào, mỗi lần nhìn lên bảng cũng chỉ thấy lờ mờ, những lúc đọc sách nhiều là nước mắt lại chảy và viết được một trang vở là tay tê cứng. Nhưng khó khăn dường như không khuất phục được ý chí và nghị lực của cậu bé khiếm khuyết về hình thể mà ham học này, kết thúc lớp 10 Lai đứng đầu lớp với số điểm tổng kết là 7,6 và học kì I lớp 11 là 7,3.

Cô Trần Thị Hiền, Chủ nhiệm lớp 11B3 tự hào cho biết: "Lai luôn là con chim đầu đàn của lớp, trong các cuộc thi rung chuông vàng, chinh phục tri thức do nhà trường tổ chức, em luôn là đại diện xuất sắc của lớp. Nghị lực của em luôn là tấm gương sáng cho các bạn noi theo và qua ý chí, lòng hiếu học của Lai, thầy cô dường như được tiếp thêm sức mạnh trong việc giảng dạy của mình".

Chia sẻ về ước mơ, Lai thật thà cho biết sẽ cố gắng thi đậu vào ngành Công nghệ thông tin. Mặc dù đam mê máy tính nhưng vì không có nên cứ sau một buổi đến lớp, Lai đều dành buổi còn lại để ra tiệm nét tập gõ chữ. Dẫu biết rằng, con đường phía trước của Lai lắm chông gai và thách thức nhưng bằng ý chí và nghị lực, Lai sẽ tiếp tục bay cao trên con đường học vấn của mình.

Lúc đầu, Lai nghĩ học thật giỏi để mọi người thay đổi cách nhìn, không còn coi thường, kỳ thị người khuyết tật như mình, sau này Lai mới ý thức được chỉ có con đường học mới thay đổi được số phận, có tương lai tương sáng hơn và không ngừng phấn đấu cho việc học của mình. "Dù hoàn cảnh khó khăn, dù bị khiếm khuyết về hình thể, nhưng bằng ý chí và nghị lực của mình, Lai đã làm nên điều kì diệu về thành tích học tập mà không ai cũng có thể làm được, gương sáng của Lai không chỉ dành cho các học sinh mà còn để cho các giáo viên trong trường noi theo, em luôn là niềm tự hào của Trường Lê Lợi này". Cô Nguyễn Thị Hồng Khuyên, Phó Hiệu trưởng Trường THPT Lê Lợi tự hào.

Đình Văn

Trở lại Việt Nam vào những ngày cuối tháng tư, nữ nhà văn người Mỹ Lady Borton đang gấp rút duyệt bản thảo lần cuối cho cuốn sách mới bằng tiếng Anh viết về Điện Biên Phủ, Chủ tịch Hồ Chí Minh và Đại tướng Võ Nguyên Giáp. Gắn bó với Việt Nam hơn nửa thế kỷ, người phụ nữ 82 tuổi này đã chứng kiến nhiều thăng trầm của Việt Nam, coi đây là quê hương thứ hai của mình.

LTS: Từ 2019 đến nay, hàng vạn tấm bằng Cử nhân, Thạc sĩ, Tiến sĩ, Kỹ sư… cùng nhiều văn bản, chứng từ khác của Trường Đại học Kinh doanh và Công nghệ Hà Nội (HUBT) được ký bằng chữ ký “khô” (chữ ký khắc dấu) hay còn gọi là dấu chữ ký khiến cho nhiều người không khỏi hoài nghi về giá trị pháp lý của nó. Ngoài việc sử dụng chữ ký “khô” để cấp các loại văn bằng, chứng chỉ, HUBT còn sử dụng trong công tác văn thư, tài chính kế toán… để duy trì mọi hoạt động của trường. Trước sự việc này, phóng viên Báo CAND đã có loạt bài phản ánh các vấn đề đã và đang diễn ra tại HUBT.

Con số 70 nổi bật được đổ màu theo đa hướng, cách điệu với ngôn ngữ đảo chiều, hàng chữ “Chiến thắng Điện Biên Phủ (1954 - 2024)” mang màu xanh hoà bình. Đó là những nét khắc họa nổi bật của logo Kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ đang được sử dụng chính thức trong các hoạt động tuyên truyền trong những ngày tháng 5 lịch sử này.

Sáng 7/5, Cơ quan CSĐT Công an huyện Tây Giang (Quảng Nam) cho biết, vừa khởi tố bị can, ra lệnh bắt bị can để tạm giam đối với Pơloong Bưu (SN 1995, trú xã Axan, huyện Tây Giang) về hành vi “Hiếp dâm người dưới 16 tuổi”.

Mặc dù cuối tháng 6 kỳ thi tốt nghiệp THPT mới diễn ra nhưng ngay từ đầu năm 2024, nhiều trường đại học (ĐH) đã thông báo nhận hồ sơ xét tuyển sớm. Với ưu thế tạo thêm nhiều cơ hội cho thí sinh trúng tuyển đại học mà không cần lệ thuộc vào kỳ thi tốt nghiệp THPT, xét tuyển sớm đang trở thành phương thức được nhiều thí sinh lựa chọn.

Những ngày tháng 5 lịch sử, khi cả nước có nhiều hoạt động hướng về Điện Biên Phủ, bộ phim tài liệu nghệ thuật "CAND trong khúc tráng ca Điện Biên Phủ" lần đầu tiên kết hợp giữa những thước phim tài liệu, đan xen thực cảnh - cách làm phim mới trong truyền thông hiện đại, với những cảnh quay ở Điện Biên Phủ, một số tỉnh, thành của Việt Nam và Pháp, đã ghi đậm dấu ấn trong lòng công chúng.

Ngày 7/5, lễ tuyên thệ nhậm chức nhiệm kỳ mới của Tổng thống Nga Vladimir Putin sẽ chính thức diễn ra, bắt đầu chặng đường mới với không ít thách thức nhưng cũng nhiều hy vọng, nhất là khi tỉ lệ ủng hộ của người dân Nga đối với ông theo thời gian vẫn liên tục ở mức cao.

Theo dự báo, hôm nay thời tiết tại hầu khắp các tỉnh, thành phố ở miền Bắc và Bắc Trung Bộ sẽ có mưa rào và dông rải rác, cục bộ có mưa to với lượng mưa 10-30 mm, có nơi trên 50 mm. TP Điện Biên Phủ khả năng có mưa, nhiệt độ dao động từ 20-32 độ C.

©2004. Bản quyền thuộc về Báo Công An Nhân Dân.
®Không sao chép dưới mọi hình thức khi chưa có sự đồng ý bằng văn bản của Báo Công An Nhân Dân.
English | 中文