Chợ đêm phố cổ, gam màu xám trước ngày đại lễ

15:49 26/08/2009
Tại chợ đêm phố cổ Hà Nội, auần áo lót phụ nữ, thắt lưng, ví tiền… ngang nhiên đổ đống ra vỉa hè nhàu nhĩ, bẩn thỉu chẳng khác gì một chợ "siđa" bùng phát.

Bắt đầu đi vào hoạt động từ cuối năm 2003, chợ đêm phố cổ Hà Nội từng được nhiều người kỳ vọng là một không gian văn hóa, thương mại, du lịch, quảng bá được hình ảnh và các sản phẩm mang thương hiệu Việt đến với du khách trong và ngoài nước, tiến tới  kỷ niệm 1.000 năm Thăng Long - Hà Nội.

Tuy nhiên, sau gần 6 năm hoạt động, hình ảnh một chợ đêm phố cổ Hà Nội trong con mắt của nhiều du khách là sự nhếch nhác, lộn xộn, thiếu quy củ. Hàng hóa Việt không thấy đâu mà thay vào đó là tràn ngập các mặt hàng đại hạ giá, hàng xuất xứ từ nước ngoài chiếm lĩnh chợ đêm, khiến chợ đêm phố cổ bị biến thành chợ "đại hạ giá".

Nhuộm nhoạm, tràn lan hàng "lởm", hàng đại hạ giá

Bắt đầu họp từ 18h30' thứ 6, thứ 7 và chủ nhật các tuần, kéo dài từ phố Hàng Ngang, Hàng Đào qua Hàng Đường, chợ Đồng Xuân và Hàng Giấy, chợ đêm phố cổ Hà Nội thực sự thu hút được rất đông các du khách trong và ngoài nước. Tuy nhiên, số khách đổ về chợ đêm khó tìm được những sản phẩm mang thương hiệu Việt hay đặc sản quê nhà mà thay vào đó là nhuộm nhoạm, nhếch nhác cùng việc tràn ngập các loại hàng đại hạ giá.

Nhếch nhác hàng rong chợ đêm.

Túi đổ đống 50.000 đồng, quần áo đại hạ giá 25.000 đồng, giảm giá hàng hè không mặc cả, hàng một giá… đó là những tấm biển được xếp dọc các gian hàng tại chợ đêm phố cổ Hà Nội, trở thành hình ảnh quen thuộc đối với du khách. Bởi, phần lớn các hàng hóa được bày bán, chào hàng ở đây lại là các loại hàng lỗi, hàng giá rẻ xuất xứ từ Trung Quốc như quần áo, dày dép, ví, kính mắt…

Những tiếng rao "Áo 25.000 đồng mua nhanh kẻo hết!" cùng tiếng nhạc mở đập sập sình từ các cửa hàng băng đĩa khiến cho âm thanh chợ đêm tạp nham, hỗn loạn. Hơn 400 gian hàng được bày bán tại chợ đêm không có gì khác ngoài quần áo, dày dép, túi xách, băng đĩa, kính mắt lậu... Đặc biệt, các gian cũng chẳng có lấy một trật tự sắp xếp nào. Chỗ nào cũng thấy nào túi, nào dép, nào ví rồi lại dày dép, quần áo, nước mía, chụp ảnh Hàn Quốc… khiến người mua hàng như lạc vào mê cung. Mỗi gian hàng lại bố trí một kiểu, co giãn tùy tiện.

Đặc biệt, mặc dù đã có các gian hàng để bày bán nhưng vỉa hè hai bên chợ đêm dành cho người đi bộ cũng bị lấn chiếm để bán hàng gây mất mỹ quan nghiêm trọng. Quần áo lót phụ nữ, thắt lưng, ví tiền… ngang nhiên đổ đống ra vỉa hè nhàu nhĩ, bẩn thỉu chẳng khác gì một chợ "siđa" bùng phát.

Một điều dễ nhận ra, mặc dù chợ đêm đã được bố trí các thùng đựng rác dọc lối đi nhưng việc rác xả bừa bãi, rác đổ đống vẫn là hình ảnh thường thấy ở chợ đêm. Nào vỏ hộp, túi nilon, bã mía… tiện tay đâu, du khách xả đến đó. Tại phố ẩm thực Đồng Xuân, du khách ngồi ăn xả giấy, thức ăn thừa một cách bừa bãi ngay dưới chân ghế. Quần áo được bày bán ngay bên cạnh các hàng ăn nhếch nhác. Các hàng ăn quà "vặt" như mực nướng, chè, nước hoa quả, bánh mỳ… cũng tiện đâu ngồi đó, lộn xộn vô trật tự, lấn chiếm vỉa hè lối đi của người đi bộ.

Rác thải xả một cách bừa bãi.

Khách cũng vô tư "chổng mông" ngồi ăn uống mặc kệ người mua bán. Đó là chưa kể đến việc tại các hàng quán ăn, thanh niên vô tư cởi trần, ăn uống rồi còn gây lộn, đánh nhau mất hết sự thanh lịch vốn có của người Tràng An trong mắt du khách. 

Cần tổ chức chợ đêm quy củ hơn

Ngay ở đầu chợ đêm phố cổ, du khách đã bị chặt chém một cách không thương tiếc khi gửi xe. Phố Hàng Gai, giá vé gửi xe máy lên đến 5.000 đồng/chiếc. Có nhiều điểm còn thu giá vé mức "trên trời": 10.000 đồng, 20.000 đồng. Nhân viên trông giữ xe mặt mũi bặm trợn, bắt ép người gửi xe phải trả giá cao, không gửi thì đi chỗ khác đã khiến không ít du khách thấy nản lòng ngay từ vòng "gủi xe" trước khi vào chợ đêm phố cổ.

Các bãi trông giữ xe mọc lên tự phát tại các phố như Cầu Gỗ, Đinh Liệt… lấn chiếm lòng đường khiến giao thông đi lại khó khăn, cảnh ùn tắc thường xuyên xảy ra. Trong khi số lượng khách đông dễ dẫn đến chen lấn, xô đẩy, việc tổ chức các gian hàng lộn xộn, không theo trật tự quy củ tại chợ đêm tạo điều kiện cho các "đạo chích" hoành hành.

Đi chợ mà người dân vẫn luôn mang tâm trạng lo lắng, khư khư bảo vệ ví tiền, điện thoại… bởi mất điện thoại di động, ví tiền không còn là chuyện hiếm.

Theo ông Trần Anh Tuấn, Trưởng ban Quản lý chợ đêm phố cổ, hiện nay chợ có hơn 400 gian hàng bày bán.

Trước ngày 10/10, chợ đêm sẽ đưa vào thử nghiệm hoạt động 20 đến 30 chiếc xe điện, phục vụ nhu cầu tham quan, vãn cảnh vòng quanh các phố của du khách. Ban quản lý chợ còn tổ chức lực lượng bảo vệ lên đến 46 người thường xuyên tuần tra để đảm bảo an ninh trật tự cho khách

Nguyễn Hương

Chiều 4/5, thông tin từ Tổng Công ty quản lý Cảng hàng không cho biết, nhân dịp Kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ (7/5/1954-7/5/2024) và triển khai các hoạt động của năm du lịch quốc gia, lượng hành khách đi/đến Điện Biên đã tăng mạnh trong những ngày vừa qua, có ngày khách qua Cảng hàng không Điện Biên tăng gấp 5 lần so với ngày thường.

Thời gian gần đây, qua công tác nắm tình hình, lực lượng Công an phát hiện tình trạng một số đối tượng lừa đảo đã lập các nhóm chat (group), giả danh các “chuyên gia” dụ dỗ nhà đầu tư tham gia hội nhóm kín trên mạng xã hội, cài đặt website, app, gửi tiền đầu tư chứng khoán. Khi nạn nhân không còn khả năng gửi thêm tiền hoặc phát giác, nghi ngờ, các đối tượng khóa tài khoản, chiếm đoạt số tiền của bị hại. Về vấn đề này, Trung tướng Tô Ân Xô, Người phát ngôn Bộ Công an đã có những thông tin khuyến cáo đối với người dân và nhà đầu tư.

Ngày 4/5, thông tin từ Trung tâm dịch vụ nông nghiệp huyện Lộc Ninh, tỉnh Bình Phước cho biết, trên địa bàn các xã: Lộc Thái, Lộc Hưng và thị trấn Lộc Ninh vừa có 4 nạn nhân cùng 4 con chó khác bị một con chó dại cắn bị thương, gây xôn xao dư luận.

Sau nhiều tháng trời nắng như đổ lửa, trong ngày 3 và 4/5, tại một số quận huyện trên địa bàn TP Hồ Chí Minh đã có những cơn mưa giải nhiệt. Tuy nhiên, do mưa nhỏ, lượng nước ít kèm theo dông lốc nên đã xảy ra một số sự cố…

Cục An toàn thông tin, Bộ Thông tin và Truyền thông (TT&TT) vừa đưa ra cảnh báo về một số chiêu thức lừa đảo mới mà người dân cần cảnh giác như mạo danh nhân viên công ty sổ số, lừa đảo cấp chứng chỉ Tiếng Anh quốc tế để chiếm đoạt tiền của các nạn nhân.

Nhà đạo diễn kiệt xuất Roman Carmen đã cùng các đồng nghiệp Xôviết đến Việt Nam năm 1954 và làm bộ phim “Việt Nam”, ghi lại chiến thắng Điện Biên Phủ lịch sử của dân tộc ta.

Những suất quà chứa đựng nhiều tình cảm của cán bộ, chiến sĩ Báo CAND và nhà hảo tâm, với mong muốn đồng hành cùng các em học sinh và giáo viên trường Tiểu học Sơn Lâm, huyện Hương Sơn, tỉnh Hà Tĩnh; qua đó cùng chung tay, góp sức nâng bước các em đến trường.

©2004. Bản quyền thuộc về Báo Công An Nhân Dân.
®Không sao chép dưới mọi hình thức khi chưa có sự đồng ý bằng văn bản của Báo Công An Nhân Dân.
English | 中文