Chủ nhiệm Đoàn Luật sư tỉnh Bình Dương bị tố cáo

13:56 23/10/2006

Nhiều luật sư của Đoàn Luật sư tỉnh Bình Dương vừa gửi đơn đến các cơ quan chức năng yêu cầu làm rõ trách nhiệm của ông Chủ nhiệm Đoàn Luật sư tỉnh Bình Dương Nguyễn Hiệp Phùng vì cho rằng, ông Phùng đã có nhiều việc làm khuất tất, ảnh hưởng đến uy tín, đến hoạt động của Đoàn Luật sư tỉnh Bình Dương.

Từ đơn tố cáo tập thể của luật sư, Sở Tư pháp tỉnh Bình Dương vừa tiến hành thanh tra hoạt động của Đoàn Luật sư tỉnh Bình Dương. Qua kiểm tra các hoạt động dịch vụ tư pháp của Đoàn Luật sư,  Thanh tra Sở Tư pháp đã phát hiện nhiều sai phạm của Ban Chủ nhiệm Đoàn Luật sư.

Cụ thể: Trong tổng số 12 trường hợp xét cho gia nhập vào Đoàn Luật sư của 2 năm 2003 và 2004 thì cả 12 trường hợp đều không có biên bản chấp nhận của Ban Chủ nhiệm Đoàn Luật sư. Có trường hợp, Chủ nhiệm Đoàn Luật sư còn cho ông Vương Huỳnh Nguyên gia nhập Đoàn Luật sư khi chưa có lý lịch tư pháp.

Theo đánh giá của thanh tra Sở Tư pháp, cách làm việc của Ban Chủ nhiệm Đoàn Luật sư còn thể hiện sự tùy tiện khi từ chối không cho 3 người gia nhập Đoàn Luật sư mà không thông báo cho các đương sự bằng văn bản.

Kết luận thanh tra của Sở Tư pháp còn cho thấy, Ban Chủ nhiệm Đoàn Luật sư Bình Dương đã có chủ trương yêu cầu các luật sư từ các nơi khác muốn chuyển về Đoàn Luật sư Bình Dương phải "ủng hộ" 10 triệu đồng/người.

Theo điều tra của phóng viên: Trước đây, với uy thế Chủ nhiệm Đoàn Luật sư, ông Nguyễn Hiệp Phùng từng có yêu cầu luật sư Trần Quốc Khánh phải cấp giấy giới thiệu để cho ông Phùng đi bào chữa cho khách hàng. Điều lạ lùng nhất trong giới luật sư là dù là Chủ nhiệm Đoàn Luật sư, nhưng ông Phùng lại không có văn phòng luật sư riêng nên phải "nhờ" tư cách hoạt động của luật sư Khánh.

Tuy hoạt động tại văn phòng luật sư Khánh, nhưng ông Nguyễn Hiệp Phùng lại không ký hợp đồng cộng tác với văn phòng luật sư Minh Thắng để nộp lệ phí hoạt động hành nghề theo quy định, cũng như không giao hợp đồng dịch vụ với khách hàng đưa về để thông qua văn phòng luật sư Minh Thắng theo quy định của pháp luật.

Từ 1/11/2002 đến 31/8/2003, ông Nguyễn Hiệp Phùng đã nhận của luật sư Khánh 44 giấy giới thiệu để ký hợp đồng với khách hàng và thu phí. Dù luật sư Khánh nhắc nhở nhiều lần và yêu cầu ông Phùng làm đúng quy định của pháp luật, nhưng ông chủ nhiệm Phùng vẫn không có hồi đáp. Vì vậy, tháng 9/2003, ông Khánh đã từ chối cấp giấy giới thiệu cho ông Phùng nữa. Và hậu quả là luật sư Khánh đã bị miễn nhiệm tư cách thành viên Hội đồng Khen thưởng - Kỷ luật của Đoàn Luật sư Bình Dương.

Những việc làm khuất tất trên của ông Nguyễn Hiệp Phùng đã làm giới luật sư tại Bình Dương bất bình.

Mới đây nhất, ngày 19/10, luật sư Phạm Hữu Tình, Đoàn Luật sư tỉnh Bình Dương, đã gửi đơn kiến nghị đến các cơ quan chức năng tỉnh Bình Dương và cả Bộ Tư pháp yêu cầu xem xét lại những việc làm thiếu minh bạch của ông Phùng

Phương Nam

Công an quận Hoàn Kiếm, TP Hà Nội cho biết, qua xác minh, chưa có cơ sở xác định người phụ nữ bán hàng rong trên phố cổ “chặt chém” du khách nước ngoài với việc bán 3 quả dứa giá 500.000 đồng (như mạng xã hội và báo chí phản ánh mấy ngày qua), tuy nhiên, cơ quan chức năng cũng đã lập biên bản xử phạt hành chính 150 nghìn đồng đối với người này về hành vi bán hàng rong không đúng quy định. 

Để đảm bảo TTATGT trên các tuyến đường, trong những ngày lễ 30/4 và 1/5, không quản ngại nắng nóng gay gắt, lực lượng CSGT các địa phương vẫn “đội nắng”, “bám đường”, nghiêm túc thực hiện nhiệm vụ tuần tra, kiểm soát xuyên đêm, xuyên lễ.

Ngày 1/5, Công an TP Cần Thơ cho biết, cơ quan điều tra đã bắt giữ đối tượng Võ Chí Cường (SN 1995, ngụ huyện Tân Hiệp, tỉnh Kiên Giang) để làm rõ về hành vi giết người và cố ý gây thương tích. Cường bị bắt khi đang lẩn trốn ngoài cánh đồng tại ấp Thới Trung, xã Thới Đông (huyện Cờ Đỏ, TP Cần Thơ).

Từ trưa 1/5, sau 5 ngày nghỉ lễ, người dân từ khắp các tỉnh thành đã quay trở lại Hà Nội. Theo đó, trên tuyến cao tốc Pháp Vân-Cầu Giẽ, hướng về trung tâm Hà Nội, lượng phương tiện cũng gia tăng nhanh chóng dẫn đến tình trạng ùn ứ, các phương tiện di chuyển chậm dần.

Ngót 70 năm trước, để có được chiến thắng Điện Biên Phủ “lừng lẫy năm châu, chấn động địa cầu”, thực hiện trọn vẹn khát vọng hòa bình, độc lập, tự do bằng ý chí tự lực, tự cường, dân tộc ta đã phải đánh đổi bằng biết bao máu xương. Đằng sau kỳ tích xứng đáng được ghi vào lịch sử dân tộc như một Bạch Đằng, Chi Lăng, Đống Đa,… đã có những sự hy sinh thầm lặng.

LTS: Ngày 27/4/2023, Tổ công tác triển khai Đề án 06 tỉnh Thái Nguyên triển khai 6 mô hình điểm về Đề án 06. Đến ngày 30/6/2023, Tổ công tác triển khai Đề án 06 của Chính phủ phối hợp UBND tỉnh Thái Nguyên triển khai 21 mô hình điểm về chuyển đổi số trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên (bao hàm 6 mô hình nêu trên). Đến nay, sau gần một năm triển khai, 17 mô hình cơ bản hoàn thành, 4 mô hình đang thực hiện, thiết thực phục vụ người dân, doanh nghiệp, góp phần phát triển kinh tế - xã hội tại địa phương.

Theo Đại tá Trần Thị Kim Lý, Phó Thủ trưởng Thường trực Cơ quan Cảnh sát điều tra (CSĐT), Chánh văn phòng Cơ quan CSĐT Công an TP Hồ Chí Minh, việc triệt phá đường dây tội phạm xuyên quốc gia hoạt động rửa tiền hàng chục ngàn tỷ đồng là kết quả của việc thực hiện nghiêm chỉ đạo của lãnh đạo Bộ Công an về công tác đấu tranh, phòng chống tội phạm có tổ chức, xuyên quốc gia trong tình hình mới. Trên cơ sở nhận diện được loại tội phạm này, Công an thành phố đã xác định được phương thức thủ đoạn hoạt động của các đối tượng, triển khai hiệu quả biện pháp đấu tranh, triệt phá. Tuy nhiên, qua vụ án này cũng cho thấy nhiều vấn đề đáng lưu tâm…

©2004. Bản quyền thuộc về Báo Công An Nhân Dân.
®Không sao chép dưới mọi hình thức khi chưa có sự đồng ý bằng văn bản của Báo Công An Nhân Dân.
English | 中文