Chuyện cảm động về người nữ du kích năm xưa đi tìm con

14:19 02/01/2011
Từ ngày mất con là những ngày đau đớn của bà Nguyễn Thị Ngọc Hường. Trừ những khi công tác, không lúc nào là bà không nghĩ về con. Vẫn biết, trong tình huống đó, không còn sự lựa chọn nào khác, nhưng bà vẫn day dứt như có lỗi với con. Hễ có ai công tác ở đồng bằng lên, bà lại hỏi thăm tung tích con. Nghe ngóng, hỏi thăm hoài như thế, nhưng đứa con vẫn bặt vô âm tín...

Qua giới thiệu của ông Nguyễn Duy Luân, nguyên Bí thư Tỉnh ủy Phú Yên về hành động anh hùng của một người mẹ trẻ trong chiến tranh, đã đau đớn để đứa con mới 5 tháng tuổi lại giữa rừng để cứu toàn bộ cán bộ, nhân viên các cơ quan khối vận tỉnh Phú Yên, tôi tìm đến nhà bà Nguyễn Thị Ngọc Hường ở phường 9, TP Tuy Hòa. Câu chuyện như truyền thuyết trong chiến tranh, được nhiều người chuyền nhau kể, giờ mới được tái hiện một cách đầy đủ từ chính những nhân vật của câu chuyện. 

Tiếng khóc của đứa trẻ giữa rừng

Bà Hường sinh ra trong một gia đình có truyền thống cách mạng. Chú ruột bà - ông Nguyễn Chấn - là Bí thư Tỉnh ủy Phú Yên trong kháng chiến chống Pháp. Cha và 2 anh trai bà tập kết ra Bắc, riêng bà nằng nặc xin ở lại. 15 tuổi, bà thoát li lên căn cứ, làm nhân viên đánh máy cho Văn phòng Tỉnh ủy và Mặt trận Dân tộc Giải phóng miền Nam Việt Nam tỉnh Phú Yên. 22 tuổi bà được kết nạp Đảng.

Tài đánh máy của bà Hường đã trở thành giai thoại. Bà đánh mười ngón, có thể vừa trò chuyện với nhiều người hay vừa hát hò mà vẫn đánh rất nhanh, không sai một lỗi. Nhiều nhân viên đánh máy của các cơ quan tỉnh Phú Yên trong kháng chiến chống Mỹ là do bà đào tạo.

Mối tình giữa bà và anh cán bộ tuyên huấn trẻ, đẹp trai Lê Trận cũng được nhiều người biết. Tuy nhiên, chỉ 2 tháng sau khi bà sinh con thì ông Trận hi sinh. Đứa bé chào đời giữa rừng già đã sớm phải mồ côi cha. 

Câu chuyện xảy ra vào một ngày tháng 8 năm 1968. Lúc đó, sau Tết Mậu Thân, địch càn quét rất dữ, các cơ quan của tỉnh Phú Yên ở xã Sơn Định và Sơn Long, huyện Sơn Hòa phải di chuyển về nhiều nơi. Các cơ quan khối vận tỉnh di chuyển về vùng rừng xã An Lĩnh, huyện Tuy An. Trong trên 30 cán bộ, nhân viên các cơ quan khối vận tỉnh, có ông Trần Bính, một nhân sĩ yêu nước, là Chủ tịch Mặt trận Dân tộc Giải phóng miền Nam Việt Nam tỉnh Phú Yên. Hôm trước, pháo địch tập trung bắn nhiều vào khu vực này, mọi người đoán thế nào cũng có càn quét lớn.

Và đúng như dự đoán, 8h hôm đó, bầy trực thăng, chở theo hàng trăm tên mang sắc phục lính Nam Triều Tiên đổ quân xuống các quả đồi ở xã An Lĩnh. Đây là khu rừng kiệt, cây cối lúp xúp nên rất dễ bị lộ. Nghe tiếng lính Nam Triều Tiên, biết là chúng đã ở rất gần, mọi người thầm thì bàn cách thoát ra khỏi vòng vây.

Về hưu, bà Hường sống bình an trong ngôi nhà nhỏ ở TP Tuy Hoà.

Khó khăn nhất lúc này chính là đứa bé mới 5 tháng tuổi - con bà Hường. Nếu đứa bé thức dậy, cất tiếng khóc là toàn bộ cán bộ, nhân viên các cơ quan khối vận của tỉnh rơi vào tay địch. Mọi người nhìn bà Hường, vừa động viên vừa cầu khẩn. Mọi việc phải được quyết định dứt khoát, không thể chần chừ. Và mọi người, không ai không cầm được nước mắt khi thấy bà Hường vừa hôn con, vừa khóc, nhẹ nhàng đặt đứa con vào một gộp đá và ra hiệu mọi người thoát nhanh khỏi vùng nguy hiểm.

Đi được khoảng vài trăm mét thì đứa bé tỉnh dậy, không có mẹ bèn khóc toáng lên. Bọn lính Nam Triều Tiên ập đến, sục sạo, không phát hiện thêm được gì, một tên sĩ quan bèn ẵm đứa bé xăm xăm bước lên máy bay. Bà Hường trông rõ mồn một, ruột như đứt từng khúc mà không dám khóc thành tiếng. Máy bay đã bay rồi mà tiếng khóc của con vẫn dội vào lòng bà, đau nhói. Tiếng khóc đó còn dội suốt trong trái tim người mẹ trẻ hơn 15 năm sau đó.

Từ chiếc áo thêu tên con

Từ ngày mất con là những ngày đau đớn của bà Nguyễn Thị Ngọc Hường. Trừ những khi công tác, không lúc nào là bà không nghĩ về con. Vẫn biết, trong tình huống đó, không còn sự lựa chọn nào khác, nhưng bà vẫn day dứt như có lỗi với con. Hễ có ai công tác ở đồng bằng lên, bà lại hỏi thăm tung tích con. Nghe ngóng, hỏi thăm hoài như thế, nhưng đứa con vẫn bặt vô âm tín. Tôi hỏi bà Hường: "Vậy trong những ngày đó cô có tin là con còn sống và cô sẽ tìm được con không?". Bà Hường nói: "Không hiểu sao linh tính vẫn mách bảo là con cô còn sống và cô sẽ tìm được nó".

Bà Hường cho biết: Khi đứa bé bị lính Nam Triều Tiên bắt đi, nó mặc chiếc áo bằng vải dù có thêu dòng chữ "Phương Hà - con yêu của mẹ" do chính bà thêu. Bà đã nói với nhiều người về chi tiết này và hi vọng từ đó sẽ tìm được con. Và thật không ngờ, người tìm được đứa con cho bà lại là bạn thân của chồng bà - ông Nguyễn Trung Thành, nguyên Phó Chủ tịch Hội đồng Thi đua khen thưởng tỉnh Phú Yên.

Vợ chồng anh Hùng và con.

Phút giây đoàn tụ

Một thời gian sau đó, nhân có cuộc họp tại thị xã Tuy Hoà, ông Thành tìm gặp bà Hường và báo tin đã tìm thấy đứa con của bà. Bà Hường nghe, mừng quá khóc, hỏi đi hỏi lại: "Có thiệt không em? Có thiệt không em?". Bà xin phép lãnh đạo ra xã Xuân Thọ gặp con. Lần ấy không gặp được con nhưng bà Hường đã thưa chuyện với mẹ con bà Ngọc xin được đón con về.  Bà Chính, hiện ở thôn Đông, xã Vĩnh Phương, TP Nha Trang cho biết: Mặc dù rất thương, coi Hùng như con đẻ và em ruột, nhưng thông cảm với nỗi đau của bà mẹ mất con, mẹ con bà vẫn đồng ý.

Sau đó ít lâu, vào một buổi trưa, bà Hường nghe tiếng gõ cửa. Vừa mở cửa ra, trông thấy một đứa bé giống chồng mình như đúc, bà ôm chầm lấy, nghẹn ngào khóc, gọi con. Đứa bé cũng ôm chầm lấy bà, khóc và gọi tên mẹ. Từ đó, hai mẹ con quấn quýt bên nhau. Hùng tiếp tục việc học bị dang dở cho đến lớp 12. Mấy đứa con chồng sau của bà Hường cũng rất yêu thương anh Hùng, dồn tình thương cho anh như một sự bù đắp. 

Để nhớ ơn người đã nuôi nấng, dạy dỗ con mình, bà Hường vẫn giữ họ tên con như trong giấy khai sinh do bà Chính làm là Phạm Thái Hùng. 43 năm đã trôi qua, đứa bé thất lạc trong chiến tranh ngày ấy bây giờ đã trưởng thành, có một gia đình hạnh phúc và đang làm ăn sinh sống tại TP HCM. Trong trái tim anh vẫn luôn có hai bà mẹ.

Ông Thành nhớ lại, những năm sau giải phóng, ông được phân công về làm Bí thư Đảng ủy xã Xuân Thọ, huyện Sông Cầu - nơi Sư đoàn Bạch Mã của Nam Triều Tiên đóng quân trong chiến tranh. Nghe tin ông về công tác tại xã Xuân Thọ, bà Văn Thị Hoa, nguyên cán bộ Hội Phụ nữ huyện Sông Cầu, là bạn thân của bà Hường, có kể cho ông Thành câu chuyện bà Hường mất con và dặn ông Thành cố gắng hỏi thăm tung tích đứa bé.

Về công tác ở đây một thời gian, hỏi thăm nhiều người, ông Thành được biết: Ở thôn Chánh Nam, xã Xuân Thọ, có mẹ con bà Nguyễn Thị Ngọc và Phạm Thị Chính - giáo viên Tiểu học - có nuôi một đứa bé, nghe đâu là do lính Nam Triều Tiên bắt về trong chiến tranh. Buổi chiều nọ, ông Thành về thôn Chánh Nam, ông chú ý quan sát bọn trẻ đang chơi trên bãi cát. Bất chợt ông nhìn thấy một thiếu niên, mặt mũi khôi ngô, giống như in khuôn mặt bạn ông là Lê Trận.

Tìm đến nhà, trò chuyện cùng bà Ngọc, ông được biết: Năm 1968, trong trận càn quét tại xã An Lĩnh, huyện Tuy An, lính Nam Triều Tiên nhặt được đứa bé trong rừng bèn chở về đây. Mẹ con bà Ngọc thấy thương bèn xin đứa bé về nuôi. Bà Ngọc đưa cho ông Thành xem chiếc áo có thêu dòng chữ "Phương Hà - con yêu của mẹ", ông Thành mừng rỡ, khẳng định: Vậy là đã tìm ra đứa con suốt hơn 15 năm lưu lạc của bà Hường.

Phan Xuân Luật

Đến hôm nay, ông Đạt vẫn nhớ như in từng giây phút của ngày lịch sử 49 năm về trước. Hôm ấy, ông ôm máy ảnh lao ra đường phố Sài Gòn với bầu máu nóng của chàng trai vừa 19 tuổi, chụp những tấm ảnh về thời khắc giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước.

Dịp lễ 30/4 và 1/5, Công an tỉnh Tiền Giang đã huy động 100% lực lượng CSGT làm nhiệm vụ điều tiết, phân luồng, tránh ùn tắc giao thông, đồng thời tăng cường công tác tuần tra kiểm soát, xử lý các hành vi vi phạm trật tự an toàn giao thông, đặc biệt là vi phạm về nồng độ cồn.

Bảo tàng Biệt động Sài Gòn - Gia Định (số 145 Trần Quang Khải quận 1, TP Hồ Chí Minh) là bảo tàng tư nhân đầu tiên tại TP Hồ Chí Minh và là bảo tàng duy nhất tại Việt Nam về lực lượng biệt động Sài Gòn - Gia Định. Bảo tàng nằm trong di tích, địa điểm trước đây thuộc nghiệp đoàn Ngọc Quế - cơ sở bí mật của lực lượng biệt động Sài Gòn thuộc sở hữu của gia đình Anh hùng Lực lượng vũ trang nhân dân (LLVTND) Trần Văn Lai.

Sáng 30/4, Công an huyện Quế Sơn (Quảng Nam) cho biết, lực lượng chức năng vừa dập tắt vụ cháy lớn xảy ra tại Cửa hàng điện tử - điện lạnh Ninh Trang (thị trấn Đông Phú, huyện Quế Sơn). Vụ cháy không gây thiệt hại về người, song đã thiêu rụi nhiều tài sản có giá trị trong cửa hàng.

Mới đây, Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky ra một tuyên bố cho biết, Kiev đặt nhiều kỳ vọng vào Hội nghị Thượng đỉnh Hòa bình cho Ukraine, được lên kế hoạch tổ chức vào tháng 6 tới tại Thụy Sĩ.

Cả nước ghi nhận 207 ca mắc sởi, tăng 2,7 lần so với cùng kỳ năm 2023. Nếu như 4 tháng đầu năm ngoái, Hà Nội không ghi nhận ca ho gà nào thì năm nay số mắc tăng 8 lần. Theo nhận định của chuyên gia dịch tễ, thời gian tới có thể tiếp tục ghi nhận một số ca mắc mới, các ổ dịch nhất là tại những nơi có tỷ lệ tiêm chủng thấp sẽ có nguy cơ tăng cao.

Nhà đầu tư cho rằng do địa phương chưa được Thủ tướng phê duyệt dự án này vào trong danh mục dự án ưu tiên đầu tư thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến 2050; trong khi chính quyền thì báo cáo do nhà đầu tư chưa hoàn thành thủ tục bổ sung mục tiêu hoạt động kinh doanh đặt cược đua chó. Do vậy, từ năm 2016 đến nay, trường đua chó trị giá 300 tỷ vẫn phơi sương cùng tuế nguyệt.

Các giám sát viên của Liên hợp quốc (LHQ) nhận định trong một báo cáo rằng các mảnh vỡ từ một tên lửa rơi xuống thành phố Kharkiv của Ukraine hôm 2/1 là từ tên lửa đạn đạo dòng Hwasong-11 của Triều Tiên, Reuters đưa tin.

©2004. Bản quyền thuộc về Báo Công An Nhân Dân.
®Không sao chép dưới mọi hình thức khi chưa có sự đồng ý bằng văn bản của Báo Công An Nhân Dân.
English | 中文