Chuyện chưa kể 40 năm trước ở Truông Bồn

15:28 25/07/2011
Đã hơn 40 năm trôi qua nhưng chị Thông vẫn còn nhớ rõ nét mặt, nụ cười và ánh mắt của từng đồng đội năm xưa. Đêm 31/10/1968, sau loạt bom của máy bay Mỹ, 11 cô gái và 2 chàng trai TNXP đã nằm lại vĩnh viễn với núi rừng khi tuổi đời chưa tròn đôi tám. Cả tiểu đội chỉ còn một người sống sót, đó chính là nữ thương binh Trần Thị Thông, đang sống một cuộc đời thầm lặng ở TP Vinh.

Quốc lộ 15A là con đường chủ lực và Truông Bồn là một trong những địa bàn trọng yếu của việc chi viện vũ khí, thuốc men, lương thực, hàng hoá cho tiền tuyến miền Nam. Vì thế, máy bay Mỹ ngày đêm bắn phá rất ác liệt. Mỗi ngày có hàng chục tấn bom của kẻ thù rải xuống, nhiều hôm làm tắc nghẽn huyết mạch giao thông. Thế nhưng, chị em TNXP Truông Bồn đã cùng bà con nhân dân ngày đêm hừng hực san lấp hố bom để nối đường cho xe bộ đội đi qua. 14 chiến sỹ thuộc Tiểu đội 2, Đại đội 317 vừa làm nhiệm vụ trực chiến vừa cùng đơn vị bám đường san lấp hố bom. Nhiều hôm chị em phải thức trắng đêm để rải bẹ chuối trắng làm vạch đường và mặc trên mình chiếc áo màu trắng để làm cọc tiêu sống chỉ đường cho những đoàn xe đi qua.

Sau nhiều trận mưa bom nã xuống, băm nát tuyến đường, nhiều mạch giao thông quan trọng bị đứt. Đến 4h sáng 31/10/1968, Tiểu đội 2, do chị Trần Thị Thông, làm Tiểu đội trưởng, đã nhận được lệnh: “Bằng mọi giá phải mở đường máu” để cho đoàn xe của bộ đội đi qua trước khi trời sáng…”.

Nhận được lệnh, chị em TNXP quyết tâm hết sức khẩn trương mở đường. Đến 6h10 cùng ngày, khi công việc đã sắp hoàn thành theo kế hoạch thì bất ngờ máy bay Mỹ đã ầm ào lao tới, bất ngờ trút xuống một lúc 238 quả bom, nhấn Truông Bồn chìm trong biển trời khói lửa.

Ngớt bom, cả Đại đội 317 và nhân dân Mỹ Sơn - Đô Lương oà lên tìm người. Trong ngổn ngang bom đạn và đất đá, đồng đội nỗ lực tìm kiếm nhưng 11 cô gái và hai chàng trai đã vĩnh viễn ra đi, trong đó 7 người không tìm được thi thể. Chị Thông nhớ lại: “Lúc nớ nỏ biết chi, tỉnh lại thấy nằm trong nhà mẹ Thợm, sau ra ngoài thấy nát tan, đau lắm…!!!”.

Vợ chồng chị Trần Thị Thông và anh Lê Hải Diên hôm nay.

Trước đêm cuối cùng, có 8 người được xét nghỉ, một số người còn nhận được giấy báo nhập học các trường đại học, cao đẳng và trung cấp, có người chuẩn bị về quê làm đám cưới: “Bình thường xong việc ai về hầm nhà nấy, nhưng bữa đó mấy chị em về một hầm, bật diêm đọc thư, có đọc được mô, nhưng mà vui rồi không ai ngủ được nói chuyện đến gần sáng, thế mà…”, chị Thông nức nở.

Chị Thông hồn nhiên kể, trước ngày chị gia nhập Đại đội 317  - TNXP Nghệ An (18/5/1965), chị đã có một mối tình tuyệt đẹp với một thanh niên ở quê nhà, đó là anh Phan Tiến Bảy (em ruột của Anh hùng Phan Tư). Chia tay nhau lên đường họ hò hẹn với nhau: “Ngày giải phóng quê hương sẽ trở về làm đám cưới”. Thế nhưng vào chiến trường chưa được bao lâu, chị nhận được tin anh Bảy hy sinh.

Sau trận bom ác liệt ngày 31/10/1968, chị Thông bị thương. Năm 1969, chị được đơn vị cho về Vinh học nghề may mặc. Về đây ở trọ trong nhà ông Đèo (ở phường Đông Vĩnh, TP Vinh hiện nay), ông bà Đèo có mấy người con đều đi bộ đội, nhà chỉ có hai ông bà già nên rất yêu quý chị Thông.

Một ngày kia khi ông Đèo bị ốm nặng, gia đình đã báo tin cho anh Lê Hải Diên (con trai ông Đèo là một quân y thuộc Sư đoàn 308, ở chiến trường Quảng Trị). Trong lần về phép ấy để chăm sóc cha, anh Diên đã gặp chị Thông. Bộ đội và TNXP vốn rất gắn bó với nhau ở chiến trường nên lần đầu gặp gỡ hai người đã yêu nhau. Sau cuộc gặp gỡ ngắn ngủi đó, anh Diên gửi mẹ cha cho chị Thông chăm sóc, còn anh tiếp tục trở  lại chiến trường Quảng Trị để chiến đấu bảo vệ Tổ quốc.

Một năm sau ngày gặp nhau (tức năm 1970), anh Diên và chị Thông đã tổ chức làm đám cưới. Cưới xong mới được 3 ngày thì anh Diên lại khoác ba lô vào chiến trường. Anh Diên cho biết: “Một năm sau ngày cưới thì ở chiến trường anh nhận được tin vợ sinh con trai mừng rơi nước mắt”. Đến năm 1972, anh Diên được phục viên về quê, nhưng lần trở về này anh đã bị thương. Và cũng từ đó cặp vợ chồng thương binh nghèo này mới bắt đầu được ở bên nhau. 

Chị Thông tâm sự: Sau khi về ở với nhau rồi mới biết, có lần hai người đã từng gặp nhau ở Truông Bồn nhưng trong đêm tối không thấy mặt. Bởi ngày đó mỗi ngày có hàng trăm đoàn xe bộ đội ta đi qua Truông Bồn. Tình cảm giữa bộ đội và các cô gái TNXP luôn mang nặng nghĩa tình.

Có một đêm mùa đông năm 1968, trong khi Tiểu đội 2, Đại đội 317 của chị đang sửa đường QL15A, bỗng có đoàn xe chở bộ đội chủ lực của ta vào chiến trường miền Nam chiến đấu. Một số chiến sỹ trẻ, trong đó có cả anh Lê Hải Diên (chồng chị Thông sau này) nhanh nhảu và hồn nhiên: "Các o ơi, ở đây có ai là người Nghệ An không?", "Có ai người Yên Thành không?", "Có ai người Hưng Nguyên không?"... Một số chị em TNXP cũng đối đáp hóm hỉnh: "Xe ơi lăn bánh làm chi? Tình ta chưa gắn xe đi sao đành". Một số chiến sỹ bộ đội đáp lại: "Đến đây ai vợ ai chồng. Ai đi đánh Mỹ ai bồng con thơ?". Lập tức chị em ở TNXP Tiểu đội 2 đáp: "Ở đây em vợ anh chồng/Anh đi đánh Mỹ em bồng con thơ"...

Và trong đêm tối không thấy mặt người, những câu hò, câu ví thay cho ánh mắt nhìn nhau. Riêng với chị Thông, dẫu cho hàng nghìn chuyến xe đi qua Truông Bồn nhưng dường như chuyến xe bộ đội đi qua đêm ấy là chuyến xe làm chị ấn tượng nhất trong khoảng đời TNXP, vì nó ghi lại một kỷ niệm đẹp về tình yêu đôi lứa hồn nhiên của tuổi trẻ thời chiến tranh.

Ngày về sống với nhau, bao đêm nằm tâm sự, vợ chồng anh Diên và chị Thông đã kể cho nhau nghe những chuyện của ngày tháng ở chiến trường. Khi nghe chị Thông kể lại chuyện hò, đối đáp... với một đoàn xe bộ đội đi qua của mùa đông năm 1968 ấy, thì anh Diên mới ngã ngửa ra đoàn xe hôm đó chính là của đơn vị mình. Kỷ niệm đẹp của tuổi trẻ lại ùa về, hai vợ chồng hạnh phúc biết bao!

Ngót nghét 40 năm trời trôi qua nhưng chị Trần Thị Thông vẫn nhớ rõ nét mặt, nụ cười và ánh mắt của từng đồng đội năm xưa - những người đã cùng chị làm nên một Truông Bồn đi vào huyền thoại. Nhiều đêm nằm ngủ chị còn mơ thấy từng người một và rồi cất  tiếng gọi trong mơ

Quỳnh Thương

Vụ sạt lở đất trong đêm khiến nhà ông Trần Văn Khưa bị sập một phần công trình nhà ở. May mắn 6 người trong nhà chạy ra ngoài kịp thời, riêng ông Khưa và vợ bị các đòn gỗ trên mái nhà rơi xuống gây chấn thương, sau đó được lực lượng chức năng hỗ trợ đưa đến Trạm Y tế sơ cứu.

Cảnh sát Thái Lan đang tiến hành điều tra vụ việc 41 thi thể được phát hiện bên trong một tu viện ở tỉnh Phichit nước này, được cho là có liên quan đến hoạt động thiền định.

Một nhóm người hoạt động khai thác vàng từ 6h sáng hôm trước đến sáng ngày hôm sau trong vườn điều của một người dân tại xã Phú Trung, huyện Phú Riềng, tỉnh Bình Phước. Sau khi sàng lọc quặng vàng được bỏ vào bao tải rồi vận chuyển đi nơi khác.

Sáng 25/11, Cơ quan CSĐT Công an thị xã Tịnh Biên (An Giang) cho biết đã ra quyết định khởi tố vụ án, khởi tố bị can và Lệnh tạm giam đối với Lê Văn Điền (SN 1972, HKTT: tổ 14, ấp Tân Thành, xã Tân Lập, thị xã Tịnh Biên, tỉnh An Giang); Lê Thị Ngọc Nhan (SN 1971, vợ Điền); Lê Phước Sang (SN 1991) và Lê Phước Hoàng (SN 1999, con Điền); Lê Công Triết (SN 1983) và Nguyễn Văn Lộc (SN 1982, cháu Điền) để điều tra về tội “Chống người thi hành công vụ”.

Ngày 25/11, Cơ quan Cảnh sát điều tra Công an tỉnh Bình Phước cho biết đã thực hiện Lệnh bắt bị can để tạm giam đối với Leo Minh Hiếu, SN 1999, thường trú thôn 6, xã Long Bình, huyện Phú Riềng; nơi ở thôn Phước Tân, xã Bình Tân, huyện Phú Riềng. Leo Minh Hiếu bị khởi tố về tội “Tàng trữ trái phép vũ khí quân dụng”.

Từ kết luận của Thanh tra TP Hồ Chí Minh cho thấy, nhiều đơn vị được giao quản lý tài sản công ở khu vực trung tâm TP Hồ Chí Minh xem tài sản nhà nước như của riêng mình. Tự tiện cho thuê khi chưa có đề án và cũng tự tiện sử dụng tiền cho thuê tài sản như thể của riêng đơn vị mình...

Do mưa lớn kéo dài những ngày qua đến sáng nay, nhiều huyện miền núi thuộc tỉnh Quảng Nam đã xảy ra sạt lở đất, nhiều khu vực giao thông bị chia cắt. Lực lượng Công an phối hợp cùng các lực lượng chức năng đã khẩn trương triển khai khắc phục sạt lở đất để đảm bảo an toàn, giao thông thông suốt.

Bệnh sởi đã có vaccine phòng ngừa và mấy năm qua chỉ rải rác người mắc. Nhưng năm 2024, bệnh sởi bùng phát ở nhiều địa phương trên cả nước, chuyển hướng mắc nhiều ở nhóm trẻ chưa đến tuổi tiêm chủng và người lớn. Nhiều người lớn chủ quan không nghĩ mình mắc sởi, đến khi nặng mới nhập viện. 

Qua 5 năm thực hiện Chỉ thị số 12 của Thủ tướng Chính phủ về phòng ngừa, đấu tranh với tội phạm và vi phạm pháp luật liên quan "tín dụng đen", với sự quan tâm, chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ và lãnh đạo Chính phủ, sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị, sự đấu tranh, xử lý quyết liệt của các cơ quan chức năng, tình hình tội phạm và vi phạm pháp luật liên quan đến hoạt động "tín dụng đen" đã có những chuyển biến rõ rệt so với trước khi ban hành chỉ thị.

©2004. Bản quyền thuộc về Báo Công An Nhân Dân.
®Không sao chép dưới mọi hình thức khi chưa có sự đồng ý bằng văn bản của Báo Công An Nhân Dân.
English | 中文