Chuyện về người tự nguyện hiến xác cho y học

14:10 22/01/2011
Thời gian gần đây, người dân huyện Núi Thành và TP Tam Kỳ, tỉnh Quảng Nam bàn tán xôn xao về câu chuyện của một người dân ở xã Tam Xuân 2, huyện Núi Thành quyết tự nguyện hiến xác cho Trường Đại học Y Dược Huế. Câu chuyện được thêu dệt lạ lùng từ sự đồn thổi của nhiều người dân...

Sáng 21/1, chúng tôi có mặt tại xã Tam Xuân 2 để gặp ông Nguyễn Tấn Được (55 tuổi, thôn An Đông, xã Tam Xuân 2, huyện Núi Thành, Quảng Nam), người tự nguyện hiến xác sau khi qua đời.

Ông Nguyễn Tấn Được tâm sự: "Nếu cho tôi được nghĩ lại để quyết định thì tôi vẫn giữ nguyên ý nguyện là muốn được hiến xác cho y học. Từ khi ý nguyện xin được hiến xác cho y học của tôi được Trường Đại học Y Dược Huế chấp thuận, tôi thấy cuộc đời mình sống có ý nghĩa hơn".

Ông kể, sau khi rời quân ngũ, năm 1981 ông thi vào Khoa Sư phạm Sinh Trường Đại học Quy Nhơn, học được 1 năm thì căn bệnh mắt viên hoàn điểm của ông tái phát, thế là ông phải đành dang dở việc học. Trong khi đó một phần cũng do điều kiện quá khó khăn, ông khăn gói về lại quê chữa trị hơn 2 tháng thì mắt ông đỡ lại. Từ đó ông quyết ở lại quê hương nơi ông sinh ra và lớn lên lập nghiệp, làm lụng cật nhọc gần 3 năm đến năm 1984 ông mới lấy vợ và sinh con.

Ông Được trao đổi với phóng viên về việc tự nguyện hiến xác.

Uống ngụm nước chè nóng, ông kể tiếp: Tình cờ vào năm 2003, tôi đọc được cuốn Tạp chí Y học Việt Nam trong đó có đề cập việc con người hiến xác sau khi chết, tạo điều kiện cho các sinh viên ngành Y dược có tiêu bản người thật để học tập, nghiên cứu… Điều đó làm tôi nhớ lại những năm tháng khoác áo sinh viên. Khi đó, chúng tôi cũng rất cần các tiêu bản về giống cây, con vật để học tập, quan sát nên tự dưng trong tôi thoáng xuất hiện ý định sẽ hiến xác cho y học. Sau thời gian dài suy nghĩ tôi đã đi đến quyết định viết lá thư bày tỏ ý nguyện xin được hiến xác gửi đến Trường Đại học Y Dược Huế và đã được trường chấp thuận vào ngày 6/12/2007.

Khi chúng tôi đến nhà ông tìm hiểu, thì có một số người dân xung quanh thì thầm chuyện của ông, họ nói: "Vì đời ai dại gì mà đi hiến thân xác của mình cho người khác muốn làm gì thì làm". Cho dù người dân bàn tán như thế nào, nhưng ông Được vẫn quyết chí đem tâm nguyện của mình thực hiện cho bằng được. Thế là ông đã làm được chuyện này.

Vào năm 2005, sau khi nhận được bức thư bày tỏ ý nguyện xin được hiến xác cho y học sau khi chết, Trường Đại học Y Dược Huế đã có hướng dẫn cho ông Nguyễn Tấn Được làm các thủ tục hiến xác theo quy định như: địa chỉ cụ thể về nhân thân, sự xác nhận của địa phương về ý nguyện hiến xác là có thật; kèm theo đó là ý kiến đồng ý của gia đình... Sau khi gia đình ông chấp nhận ước nguyện của ông, cùng lúc này Trường Đại học Y Dược Huế đã cấp thẻ hiến xác cho ông Nguyễn Tấn Được.

Theo đó, sau khi qua đời, Bộ môn Giải phẫu của Trường Đại học Y Dược Huế sẽ tiếp nhận thân xác của ông Nguyễn Tấn Được để phục vụ công tác giảng dạy và nghiên cứu.

Khi tôi đề cập đến vấn đề chuyện của ông tự nguyện hiến xác cho Trường Đại học Y Dược Huế thì người nhà, bà con ông có cản trở hay không? Ông Được ngẫm một hồi rồi ông dứt khoát: "Tôi rất tỉnh táo khi viết thư bày tỏ ý nguyện xin được hiến xác cho y học sau khi qua đời. Tôi mong sau khi từ giã cõi đời này sẽ làm được điều gì đó có ích cho xã hội. Tôi cũng đã suy nghĩ, trăn trở rất nhiều để đi đến quyết định này". "Vợ và các con đều góp ý, bảo tôi phải suy nghĩ cho kỹ vì đây không phải là chuyện đùa. Tôi cũng đã phân tích cặn kẽ nên gia đình đều ủng hộ.

Con trai đầu của ông Được - anh Nguyễn Tấn Nhân (29 tuổi) cho hay: "Đây là ý nguyện của cha nên gia đình đều ủng hộ, ngày trước cha cũng đã học Khoa Sư phạm sinh nên cũng hiểu về các Trường Đại học Y Dược họ cần gì và sinh viên cần gì

An Khang

Ngày 21/4, Hội Nhà báo Việt Nam đã tổ chức Lễ kỷ niệm 75 năm Ngày thành lập Hội Nhà báo Việt Nam (21/4/1950-21/4/2025); Hội nghị toàn quốc Hội Nhà báo Việt Nam năm 2025 và sơ kết 4 năm thực hiện Quyết định số 558/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ về Chương trình hỗ trợ hoạt động sáng tạo tác phẩm, công trình văn học nghệ thuật, báo chí.

Liên quan đến vấn đề xử lý nghệ sĩ, người nổi tiếng quảng cáo sai sự thật hiện nay, Cục trưởng Cục Nghệ thuật biểu diễn - NSND Xuân Bắc và Cục trưởng Cục Phát thanh Truyền hình và Thông tin điện tử Lê Quang Tự Do đã có những trao đổi cụ thể trong buổi họp báo thường kỳ quý I năm 2025 của Bộ Văn hoá, Thể thao và Du lịch vào chiều 21/4, tại Hà Nội.

Sau gần 1 tháng xét xử và nghị án, sáng 21/4, HĐXX phúc thẩm, TAND cấp cao tại TP Hồ Chí Minh đã tuyên giảm mức án cho bị cáo Trương Mỹ Lan từ chung thân xuống 30 năm tù, giữ nguyên  hình phạt 12 năm tù về tội “Rửa tiền” và 8 năm tù tội “Vận chuyển trái phép tiền tệ qua biên giới”.

Sáng 21/4, tại TP Hạ Long, Công an tỉnh Quảng Ninh tổ chức lễ phát động phong trào thi đua học tập tấm gương dũng cảm hy sinh “Vì nước quên thân, vì dân phục vụ” của Liệt sĩ, Thiếu tá Nguyễn Đăng Khải, cán bộ Phòng Cảnh sát ĐTTP về ma túy, Công an tỉnh Quảng Ninh. Đại tá Trần Văn Phúc, Giám đốc Công an tỉnh chủ trì lễ phát động.

Chiều 21/4, Cơ quan CSĐT Công an tỉnh Bạc Liêu cho biết vừa khởi tố các bị can: Huỳnh Bá Phúc (SN 1961); Ngũ Thế Nghĩa (SN 1984, cùng ngụ phường Hưng Lợi, quận Ninh Kiều, TP Cần Thơ); Nguyễn Hữu Khoa (SN 1977, ngụ phường Lê Bình, quận Cái Răng, TP Cần Thơ) về hành vi “Vi phạm quy định về đấu thầu gây hậu quả nghiêm trọng”.

Trong vai trò là thành viên Tiểu ban An ninh, Bộ Tư lệnh Cảnh vệ đã sớm xây dựng kế hoạch, phân công Phòng Cảnh vệ miền Nam - cơ quan thường trực tại TP Hồ Chí Minh - chủ trì xây dựng phương án, bố trí lực lượng, phương tiện, trang thiết bị nhằm đảm bảo an ninh, an toàn tuyệt đối các hoạt động kỷ niệm.

©2004. Bản quyền thuộc về Báo Công An Nhân Dân.
®Không sao chép dưới mọi hình thức khi chưa có sự đồng ý bằng văn bản của Báo Công An Nhân Dân.