Cô gái Nhật giúp nông dân Huế tiêu thụ nông sản sạch

14:47 07/06/2015
Với mục đích phát triển mô hình chăn nuôi, trồng trọt theo hướng “nông nghiệp sạch”, chị Katayama Emiko (38 tuổi, đến từ TP Tokyo, Nhật Bản) đã bỏ nhiều công sức để đưa mô hình “Cửa hàng nông dân” từ xứ sở hoa anh đào đến Cố đô Huế để giúp nông dân nghèo có cơ hội tiêu thụ nông sản do mình làm ra. Việc làm có ích này của Emiko được người dân xứ Huế cảm phục, quý trọng...

Đến “Cửa hàng nông dân” ở số 44 Hai Bà Trưng, TP Huế, chúng tôi thật sự bất ngờ trước những thông tin giới thiệu tên tuổi, địa chỉ của nhà sản xuất trên mỗi sản phẩm rau, củ, quả được bày bán ở đây. Càng ngạc nhiên hơn khi chủ cửa hàng này là một cô gái Nhật Bản, nói tiếng Việt rất chuẩn. Đó là chị Katayama Emiko. “Mình ghi thông tin vậy để khách hàng họ có thắc mắc gì thì liên hệ trực tiếp với người sản xuất luôn. Như vậy vừa tạo niềm tin, vừa mang lại uy tín với người tiêu dùng”, Emiko giải thích.

Qua trò chuyện, Emiko kể rằng, sau khi tốt nghiệp tại Trường Đại học Tokyo, do cảm mến đất nước và con người Việt Nam, năm 2005, chị đã tình nguyện sang Việt Nam để thực hiện dự án Nhịp cầu châu Á - Nhật Bản (Bridge Asia Japan - BAJ) tại TP Hồ Chí Minh. Sau đó, chị được bổ nhiệm làm Giám đốc của dự án BAJ tại Huế.

“BAJ là một tổ chức phi chính phủ, đối tác của cơ quan Hợp tác quốc tế Nhật Bản (JICA) nhằm triển khai các dự án cộng đồng và phát triển bền vững tại Việt Nam và Myanmar. Suốt hơn 3 năm qua, dự án này đã phối hợp với Phòng Kinh tế, UBND TP Huế thực hiện nhiều chương trình ý nghĩa nhằm đem lại lợi ích cho người nông dân”, Emiko chia sẻ.

Chị Emiko kiểm tra các sản phẩm nông sản tại “Cửa hàng nông dân” số 44 Hai Bà Trưng, TP Huế.

Năm 2012, dự án này do Emiko cùng các cộng tác viên bắt đầu triển khai thực hiện thí điểm ở phường Thủy Xuân (TP Huế) và giúp gần 40 hộ dân ở phường này xây dựng hầm biogas tạo khí đốt, điện thắp sáng. Đến nay, dự án đã được triển khai mở rộng trên 3 phường, gồm: Thủy Xuân, Thiểu Biều và Hương Long, TP Huế.

Emiko cho biết, trong quá trình đến tìm hiểu trực tiếp tại các hộ dân để hỗ trợ kinh phí giúp người dân xây dựng hầm biogas, chị đã phát hiện phần lớn trong vườn nhà người dân đều có trồng các loại rau, củ, quả, nhưng lại không có đầu ra tiêu thụ. Nghe bà con nông dân nói vậy, chị liên tưởng đến “Cửa hàng nông dân” ở Nhật Bản. Bởi ở Nhật, số lượng người già làm nông nghiệp rất lớn, do mô hình sản xuất nhỏ nên sản phẩm của họ làm ra không được các hợp tác xã tiêu thụ, vì thế họ đành ký gửi nông sản ở các cửa hàng để bán. Chị đã lấy ý tưởng này để xây dựng một “Cửa hàng nông dân” ngay tại trung tâm TP Huế và hướng dẫn người dân quy trình phát triển chăn nuôi, trồng trọt theo hướng nông nghiệp sạch, thân thiện với môi trường.

Hiện “Cửa hàng nông dân” của chị có đến 30 mặt hàng nông sản từ các loại rau, củ, quả đến gạo, ớt, thịt gà, thịt heo và các thực phẩm sạch đã qua chế biến do người nông dân trên địa bàn TP Huế cung cấp. Đây là cửa hàng thực phẩm độc đáo nhất của Huế. Rau, củ được bày bán ở đây rất an toàn, hoàn toàn không có phun, tẩm các loại thuốc hóa học nên gia đình rất yên tâm. Đặc biệt nhất là cửa hàng còn cung cấp thông tin của người sản xuất trên các sản phẩm để giúp người mua có thể tìm hiểu…

Ông Võ Quang Thắng, trú phường Thủy Biều, TP Huế, một trong 11 hộ dân cung cấp sản phẩm cho “Cửa hàng nông dân”, trải lòng: “Gia đình tui chuyên cung cấp rau má, rau khoai, chim bồ câu... cho cửa hàng. Do thực hiện theo kiểu “nhà vườn” nên ngày nào tui cũng có sản phẩm rau sạch đến ký gửi tại cửa hàng này. Nhờ cửa hàng mà nông sản bán chạy hơn, giúp gia đình tăng thu nhập, ổn định cuộc sống. Đặc biệt là rau quả cung cấp tại đây sạch hoàn toàn 100%, không bị phun bất cứ loại chất gì...”.

Điều đáng nói, thông qua các thông tin từ các trang web quảng bá du lịch, “Cửa hàng nông dân” của Emiko không những thu hút người Huế đến mua hàng, mà còn là điểm đến thường xuyên của nhiều du khách nước ngoài, đặc biệt là du khách Nhật. “Khách nước ngoài đến Huế thường chỉ biết mua đặc sản Huế là mè xửng làm quà, chứ họ không hề biết ở Huế còn có những “đặc sản” khác. Vì thế, mình thường giới thiệu sản phẩm mứt bưởi, muối xả hay gạo dẻo do nông dân Huế chính tay làm nên để quảng bá cho du khách, qua đó góp phần quảng bá hình ảnh Cố đô Huế và giúp bà con nông dân tiêu thụ sản phẩm được nhiều hơn. Tới đây, mình sẽ quyết tâm mở rộng mô hình này”, chị Emiko bày tỏ.

Anh Khoa

Nhiều quy định được điều chỉnh và có nhiều quy định hoàn toàn mới được đề nghị tại dự thảo Nghị định Quy định chi tiết một số điều và hướng dẫn thi hành Luật Quảng cáo. Đặc biệt, trong đó có các quy định về quảng cáo trên mạng, quảng cáo thương hiệu Quốc gia trên đài truyền thanh cấp xã, quảng cáo sản phẩm, hàng hoá dịch vụ đặc biệt như thực phẩm chức năng, mỹ phẩm…

Cơ quan điều tra xác định, Đinh Trường Chinh không tổ chức cho Công ty Việt Hân Sài Gòn triển khai thực hiện dự án theo các nội dung đã cam kết tại hợp đồng đã ký với Vinafood II mà giao dịch chuyển nhượng lại cho Công ty cổ phần Bất động sản Mùa Đông - VID (Công ty Mùa Đông) thông qua trung gian Hoàng Ngọc Cẩm Hồng (là em họ của Chinh).

Tối 14/7, tại Hội trường Bộ Công an, Hà Nội đã diễn ra Chương trình gặp mặt, biểu dương con CBCS đạt giải quốc gia, quốc tế, con thương binh, con liệt sĩ Công an, con đỡ đầu, con nuôi Công an đạt thành tích cao trong học tập năm học 2024-2025.

Liên quan đến chủ trương di dời nhà trên và ven kênh, rạch của TP Hồ Chí Minh, nguyên Phó Giám đốc Sở Xây dựng Lê Trần Kiên từng nêu ra phương án: Để đẩy nhanh và thực hiện có hiệu quả việc di dời và tổ chức lại cuộc sống của người dân đang sống trên và ven kênh, rạch, trước hết là để cân đối nguồn vốn ngân sách và huy động nguồn lực xã hội, thành phố đã chia thành 3 nhóm dự án. Trong đó 52 dự án di dời, chỉnh trang kênh, rạch, quy mô 13.827 căn; kinh phí bồi thường, hỗ trợ và tái định cư khoảng 21.518 tỷ đồng được dự kiến chi từ ngân sách.

Lời hứa đổi đất của chính quyền địa phương không trở thành hiện thực, một hộ dân ở xã Triệu Sơn và ba hộ dân khác ở xã Nga Sơn, tỉnh Thanh Hoá đã xây tường rào ngăn cách, đòi lại đất của mình…

Theo Bộ Y tế, từ đầu năm 2025 đến nay, cả nước ghi nhận hơn 32.000 ca mắc sốt xuất huyết. Dịch sốt xuất huyết đang diễn biến phức tạp ở phía Nam khi số ca mắc và tử vong tăng vọt, có tỉnh tăng tới hơn 340% so với cùng kỳ, nhiều trường hợp nhập viện biến chứng nặng phải thở máy, lọc máu, thay huyết tương. Bộ Y tế cảnh báo, hiện nay đang bước vào mùa cao điểm của dịch sốt xuất huyết trên cả nước khi thời tiết mưa nhiều, nóng ẩm tạo điều kiện thuận lợi cho muỗi phát triển và truyền bệnh.

Ngày  14 /7, Cơ quan An ninh điều tra Công an tỉnh Hà Tĩnh đã tiến hành khởi tố vụ án, khởi tố bị can và ra lệnh bắt tạm giam 4 tháng đối với đối tượng Phạm Viết Công (SN 10/1/1957, quê quán, HKTT: thôn Cồn Soi, xã Đồng Lộc, tỉnh Hà Tĩnh) về hành vi lợi dụng các quyền tự do dân chủ xâm phạm lợi ích của Nhà nước, quyền, lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân theo Điều 331 Bộ luật Hình sự năm 2015, sửa đổi 2017. Các quyết định đã được Viện kiểm sát nhân dân tỉnh Hà Tĩnh phê chuẩn theo quy định.

Liên quan đến đường dây giết mổ, buôn bán lợn chết nhiễm bệnh, VKSND TP Hà Nội đã phê chuẩn quyết định khởi tố đối với 5 đối tượng về tội "Vi phạm quy định về an toàn thực phẩm", trong đó có 2 chủ hàng thịt lợn ở chợ tạm Phùng Khoang, phường Đại Mỗ là Dư Đình Hợi và Nguyễn Viết Chiếm, Báo CAND đã có bài phản ánh về tình trạng đìu hiu tại chợ Phùng Khoang sau vụ thịt lợn bệnh, lợn chết được 2 đối tượng Hợi, Chiếm bán tại chợ tạm bị phanh phui. Đặc biệt, sau khi vụ việc gây chấn động này, tại chợ tạm Phùng Khoang cũng không còn bóng dáng quầy thịt lợn nào hoạt động.

Thông tin từ Trung tâm dự báo khí tượng thủy văn Quốc gia, đêm qua và sáng sớm nay (15/7), khu vực Bắc Bộ tiếp tục có mưa rào và dông rải rác, cục bộ có nơi mưa to với lượng mưa có nơi trên 25mm như: trạm Làng Mô (Lai Châu) 33,2mm; trạm Mường Thín (Điện Biên) 25,6mm; trạm Du Già (Tuyên Quang) 28,8mm…

Bằng nhiều cách sau khi tiếp cận được “con mồi”, bà Châu đưa ra chiếc “bánh vẽ” kiếm tiền khiến cho nhiều người rơi vào “thiên la địa võng”. Những khoản tiền hàng tỷ đồng sau khi vào tay bà Châu, “nhà đầu tư” không thể nào đòi lại được…

©2004. Bản quyền thuộc về Báo Công An Nhân Dân.
®Không sao chép dưới mọi hình thức khi chưa có sự đồng ý bằng văn bản của Báo Công An Nhân Dân.