Có nên “xếp hạng” đạo đức nhà giáo?

06:37 22/03/2021
Trong quy định mới nhất về chức danh nghề nghiệp giáo viên, Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) quy định có 3 hạng chức danh và giáo viên thứ hạng cao có tiêu chuẩn đạo đức nghề nghiệp cao hơn thứ hạng thấp. Mặc dù đạo đức nhà giáo là một trong những tiêu chuẩn quan trọng để đánh giá giáo viên, song việc định từng tiêu chí đạo đức cho từng phân hạng giáo viên đang tạo ra nhiều ý kiến trái chiều.


Thông tư 03/2021 của Bộ GD&ĐT quy định mã số, tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp và bổ nhiệm, xếp lương viên chức giảng dạy trong các trường THCS công lập, quy định 3 hạng giáo viên xếp thứ tự từ thấp đến cao là III, II, I. Trong đó, về “Tiêu chuẩn về đạo đức nghề nghiệp”, đối với giáo viên hạng III, Thông tư 03 nêu ra nhiều quy định như chấp hành nghiêm túc các quy định, trau dồi đạo đức, thương yêu học sinh, chuẩn mực trong ứng xử.

Nhiều ý kiến cho rằng, việc phân chia đạo đức nhà giáo theo hạng có thể gây ra tổn thương không đáng có cho giáo viên. Ảnh minh hoạ

Trong quy định về “Tiêu chuẩn về đạo đức nghề nghiệp” của giáo viên hạng II, Thông tư 03 nêu: “Ngoài các tiêu chuẩn về đạo đức nghề nghiệp của giáo viên THCS hạng III, giáo viên THCS hạng II phải “luôn luôn gương mẫu thực hiện các quy định về đạo đức nhà giáo”. Riêng đối với giáo viên hạng I, Thông tư 03 nêu thêm tiêu chí: “Phải là tấm gương mẫu mực về đạo đức nhà giáo và vận động, hỗ trợ đồng nghiệp thực hiện tốt các quy định về đạo đức nhà giáo”.

Với các quy định cụ thể như trên, Thông tư 03 đã “xếp loại” đạo đức nghề nghiệp của giáo viên theo hướng giáo viên ở thứ hạng cao sẽ có yêu cầu cao hơn về đạo đức nghề nghiệp. Cùng với đó, các Thông tư 01, 02, 03, 04 năm 2021 của Bộ GD&ĐT cũng đặt ra tiêu chuẩn về đạo đức nhà giáo với quy định nhà giáo mầm non và phổ thông hạng I có tiêu chuẩn đạo đức cao hơn nhà giáo hạng II, nhà giáo hạng II có đạo đức cao hơn nhà giáo hạng III.

Thầy Trần Trung Hiếu, giáo viên Trường THPT chuyên Phan Bội Châu (Nghệ An) cho rằng, về số lượng chứng chỉ, tên văn bằng đào tạo, trình độ chuyên môn, năng lực chuyên môn, nghiệp vụ; thành tích và thâm niên công tác của từng cán bộ quản lý, giáo viên ở các cấp có thể xếp hạng theo hạng I, hạng II và hạng III nhưng đạo đức nhà giáo thì không nên phân loại để xếp hạng thành I, II, III. “Ở đây, tôi nghĩ là chưa phù hợp.

Nếu không tường minh các khái niệm rất dễ làm cho giáo viên hiểu sai và gây tranh cãi. Không nên "mặc định" đạo đức nhà giáo theo kiểu hạng I cao hơn hạng II, còn đạo đức nhà giáo hạng II sẽ cao hơn nhà giáo hạng III” - thầy Hiếu nêu quan điểm. Cũng theo đề xuất của thầy Hiếu, cả 3 hạng giáo viên chỉ cần thống nhất một mức tiêu chuẩn chung về đạo đức nghề nghiệp. Bởi trong Luật Giáo dục, đạo đức nghề giáo là quy định chung bắt buộc tất cả phải thực hiện, ai trong nghề đó cũng phải tuân thủ.

Một số chuyên gia trong lĩnh vực giáo dục cũng cho rằng, việc phân chia đạo đức nhà giáo theo hạng như thông tư mới là không phù hợp và không cần thiết. Bởi lẽ, mọi giáo viên phải có chuẩn chung về đạo đức nghề nghiệp nói riêng và đạo đức nhà giáo nói chung, dù giáo viên đó ở hạng nào, già hay trẻ, trường công hay trường tư, thành thị hay nông thôn.

Giống như đạo đức xã hội là chuẩn mực chung, phải là giá trị phổ quát cho mọi người, do đó không nên tách ra để xếp hạng một cách máy móc theo từng loại. Điều này có thể gây ra những tổn thương không đáng có đối với nhà giáo.

Về vấn đề này, ông Đặng Văn Bình, Phó Cục trưởng phụ trách Cục Nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục, Bộ GD&ĐT cho biết: Về tiêu chuẩn đạo đức nhà giáo đã có quy định riêng nhưng nhà giáo ở đây cũng là viên chức. Do đó, phải có sự kết hợp cả tiêu chuẩn về đạo đức nhà giáo và đạo đức nghề nghiệp.

"Việc mỗi hạng đều có tiêu chuẩn về đạo đức nhà giáo thì chúng tôi làm rõ rằng, chùm thông tư mới phải tuân thủ quy định của luật, hướng dẫn của Chính phủ và Bộ Nội vụ. Cụ thể mỗi hạng chức danh nghề nghiệp, ngoài tên hạng phải có 4 tiêu chuẩn gồm tiêu chuẩn nhiệm vụ, tiêu chuẩn về đạo đức, tiêu chuẩn về trình độ nghiệp vụ và chuyên môn nghề nghiệp. Chúng ta chỉ có một tiêu chuẩn đạo đức nhà giáo thống nhất cho giáo viên ở các hạng. Nhưng ở hạng cao sẽ có yêu cầu về mức độ thực hiện cao hơn. Tất cả giáo viên hạng II đều phải thực hiện yêu cầu đạo đức của giáo viên ở hạng III, nhưng đã phấn đấu lên hạng II thì tất cả thầy cô đều phải gương mẫu trong thực hiện các quy định này. Ở hạng I cũng phải thực hiện tất cả quy định ở hạng III nhưng khi đã phấn đấu lên hạng I thì thầy cô còn có nhiệm vụ hỗ trợ đồng nghiệp thực hiện tốt các quy định này”, ông Bình nói.

Đại diện Cục Nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục cũng thừa nhận, khi ban hành một chính sách mới và cả trong quá trình thực hiện, cơ quan quản lý nhà nước đều lắng nghe tất cả ý kiến từ dư luận. Với những ý kiến, góp ý giúp phù hợp, có thể thuận lợi hơn cho quá trình quản lý, điều hành, cơ quan quản lý sẽ nghiên cứu, xem xét để chỉnh sửa.

Hùng Quân

Các đối tượng đã làm giả bằng cấp để nộp hồ sơ làm cộng tác viên, phóng viên của một số báo, tạp chí. Sau đó, với danh nghĩa phóng viên, cộng tác viên, các đối tượng này đã đến cơ quan, doanh nghiệp, tổ chức, hộ kinh doanh thu thập thông tin liên quan đến hoạt động điều hành, kinh doanh, sản xuất của các cơ sở rồi cưỡng đoạt tài sản.

Trung Quốc ngày 3/5 đã phóng một tàu vũ trụ không người lái thực hiện sứ mệnh kéo dài gần hai tháng nhằm lấy đá và đất từ phía xa của Mặt Trăng, trở thành quốc gia đầu tiên thực hiện nỗ lực đầy tham vọng này.

Trung tướng Nguyễn Văn Long, Thứ trưởng Bộ Công an đã nhấn mạnh như vậy tại buổi làm việc ngày 3/5 với Công an tỉnh Điện Biên và các đơn vị chức năng của Bộ Công an để đánh giá, rút kinh nghiệm chương trình sơ duyệt khối diễu binh, diễu hành của lực lượng CAND tại Lễ kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ.

Sáng 3/5, Cơ quan CSĐT Công an TP Rạch Giá (Kiên Giang) cho biết, đã tống đạt quyết định khởi tố vụ án, khởi tố bị can, thực hiện lệnh bắt tạm giam đối với Danh Út Hiểu (SN 1985, ngụ phường Vĩnh Thanh, TP Rạch Giá) và Đặng Hoàng Lâm (SN 1987, ngụ phường Vĩnh Quang, TP Rạch Giá) cùng về tội “Cưỡng đoạt tài sản”.

Trong vụ án “Chuyến bay giải cứu”, Hằng đã đưa hối lộ hơn 1,1 tỷ đồng và chi hơn 12 tỷ đồng để nhờ người xin cấp phép “Chuyến bay giải cứu” và bị tuyên phạt 20 tháng tù về tội "Đưa hối lộ". Trong vụ án mới đây, Hằng đã lạm dụng tín nhiệm để chiếm đoạt tài sản là 4 xe ô tô trị giá hơn 1,8 tỷ đồng.

Tổng công ty Cảng hàng không Việt Nam (ACV) cho biết, dự kiến sẽ đồng loạt triển khai thu phí không dừng từ ngày 5/5 tại 5 sân bay lớn gồm Nội Bài, Cát Bi, Phú Bài, Đà Nẵng và Tân Sơn Nhất.

Ngày 3/5, Cơ quan CSĐT Công an huyện Đại Lộc (Quảng Nam) cho biết, vừa khởi tố vụ án, khởi tố bị can, bắt tạm giam Nguyễn Văn Phú (SN 1996, trú xã Điện Hồng, thị xã Điện Bàn) để tiếp tục điều tra về hành vi chống người thi hành công vụ.

©2004. Bản quyền thuộc về Báo Công An Nhân Dân.
®Không sao chép dưới mọi hình thức khi chưa có sự đồng ý bằng văn bản của Báo Công An Nhân Dân.
English | 中文