"Con đường đau khổ" ở Hà Nội

11:00 29/07/2009
"Đường biến thành ao" - đây là câu nói quen thuộc của người dân Thủ đô sau mỗi trận mưa lụt tại nhiều tuyến đường ở trung tâm thành phố, nhưng Hà Nội hiện còn nhiều "con đường đau khổ" mà nổi bật nhất là tuyến QL32, đoạn từ thị trấn Cầu Diễn đến Nhổn, huyện Từ Liêm.

Đoạn đường dài vài kilômét này có đến hàng trăm ổ gà, ổ trâu, ổ voi mà mỗi khi mưa xuống thì ngập lụt, lầy lội như… cày ruộng, gây tai họa cho người tham gia giao thông; khi nắng thì bụi cuốn bay mù mịt, người dân sống ở quanh con đường này đang phải chịu cảnh ô nhiễm môi trường trầm trọng.

Đường, sông và ruộng

Hơn 7h sáng 17/7, mưa ràn rạt quất vào mặt, hàng đoàn ôtô tải, buýt, bốn chỗ, xe máy rồng rắn từ Nhổn vào nội thành. Có mặt ở con đường vốn nổi tiếng "đau khổ" này, chúng tôi không khỏi rùng mình với cảnh lầy lội, ngập lụt, sụt lún và mất an toàn giao thông đang diễn ra ở đây. Khó ai có thể tưởng tượng đây là một cửa ngõ để vào nội thành của Thủ đô, mà nó giống như đang ở một thôn quê xa lắc nào đó.

Giao thông vào giờ cao điểm những ngày không mưa vốn luôn đông đúc và tắc nghẽn, vào ngày mưa lại càng khốn khổ hơn nhiều. Từng ổ voi nằm giữa đường ngày khô ráo còn biết mà tránh, ngày mưa nước ngập thì chịu. Người ta leo lên vỉa hè, bám víu vào một chỗ nào cao hơn để đi đến công sở cho kịp giờ làm.

"Con đường đau khổ" đoạn Nhổn biến thành sông với đầy ổ trâu, ổ voi, nguy hiểm cho người tham gia giao thông.

Hãi hùng nhất phải kể đến đoạn ngã tư Nhổn kéo dài đến chợ Nhổn. Đoạn đường này biến thành một khúc sông đặc màu đất đỏ với vô số ổ voi, ổ trâu sâu hoắm. Không riêng chúng tôi, xe máy nào nhìn thấy "đoạn sông" nguy hiểm này cũng đều lưỡng lự.

Nhưng không có con đường nào khác, tất cả đánh phải lao xe xuống, tăng ga hết cỡ để chạy qua mà run bần bật vì không biết ổ trâu, ổ voi nằm ở chỗ nào mà tránh. Nước ngập đến nửa xe, nếu gặp ổ trâu coi như ngã nhào. Hàng đoàn xe máy rồng rắn bám vào hai bên vỉa hè- nơi nước ngập thấp hơn để đi... Đến chợ Nhổn còn hãi hơn khi nước ở ao dâng lên tràn vào chợ. Hoa quả, rau cỏ bì bõm lội nước ao, rất mất VSATTP.

Bao giờ mới thoát khỏi cảnh… khổ

Bao năm nay, người dân sống dọc QL32, đoạn từ Cầu Diễn huyện Từ Liêm đến huyện Hoài Đức đang phải chịu chung nổi khổ của QL đã xuống cấp trầm trọng. Chị Nguyễn Thị Việt, nhà ngay ở mặt phố Nhổn bức xúc cho biết: "Trời mưa thì đường thành sông, nước vào sát mép nhà. Trời nắng thì bụi mù mịt rất khổ. Con đường này vốn không có chỗ thoát nước, mưa hay nắng đều ngập vì nước thải của nhà dân lại đổ cả ra đường. Tai nạn giao thông và tắc đường thường xảy ra ở đây". 

Người dân bắc tre, cát để không cho xe máy leo lên vỉa hè khi trời mưa lụt.

Dự án xây dựng QL32 từ Hà Nội đi Sơn Tây đã được khởi công xây dựng từ năm 2005, nhưng đến nay đoạn từ Cầu Diễn đến huyện Hoài Đức vẫn chưa thi công, hình thành "con đường đau khổ" vì bị băm nát, cày xới quá tải của các phương tiện.

Từ số nhà 8 đến 30 phố Nhổn bị xuống cấp trầm trọng nhất, Công ty Quản lý đường đã nhiều lần đổ đá lấp các ổ voi, ổ trâu, nhưng chỉ được vài ngày đâu lại vào đấy vì bị các phương tiện qua lại cày xới lên. Người dân sống ở đây chỉ mong muốn con đường được đổ cao hơn để tránh ngập úng, bụi bẩn, đảm bảo ATGT.

Thiết nghĩ, Hà Nội đang bước vào mùa mưa bão, để tránh ngập ứ, đảm bảo ATGT cho các phương tiện qua lại con đường này, các cơ quan chức năng cần khắc phục, sửa chữa những chỗ xuống cấp, nguy hiểm đến tính mạng người tham gia giao thông, tránh để những tai nạn đáng tiếc xảy ra

Trần Hằng

Hiện nay, một số mô hình quản lý, giáo dục, giúp đỡ người chấp hành xong án phạt tù (CHXAPT) thu hút được sự tham gia tích cực của các cơ quan, ban, ngành, đoàn thể và nhân dân phối hợp với Công an TP Hồ Chí Minh và các quận, huyện, phường trong công tác này. Tuy nhiên, hoạt động thực tế gặp không ít khó khăn, hạn chế, chưa có cơ chế bền vững về nguồn lực để hỗ trợ người CHXAPT có công ăn, việc làm để ổn định cuộc sống, tái hòa nhập cộng đồng…

Trong cuộc đời của mỗi người luôn có nhiều khoảnh khắc đẹp và đáng nhớ. Một trong những khoảnh khắc đó đã mang đến sự may mắn cho họ như định mệnh và nên duyên vợ chồng hạnh phúc viên mãn cả cuộc đời. Riêng tình yêu của tôi với nhà giáo, Thiếu tướng Phạm Văn Dần, sau là Tổng cục trưởng Tổng cục Xây dựng lực lượng CAND, cũng xuất phát từ khoảnh khắc đẹp như vậy.

Đại diện thường trực Nga tại Liên hợp quốc ở Geneva ngày 14/11 (giờ địa phương) tuyên bố Nga sẵn sàng đàm phán chấm dứt chiến sự ở Ukraine nếu Tổng thống đắc cử Mỹ Donald Trump khởi xướng, nhưng cuộc đàm phán nào cũng cần dựa trên thực tế về các bước tiến của Nga.

Nhiều khu đất lớn đang trong giai đoạn chính quyền TP Đà Nẵng rao bán đấu giá bị doanh nghiệp ngang nhiên lấn chiếm làm công trình, bãi tập kết máy móc, vật liệu xây dựng. Thậm chí, có trường hợp chiếm đất công rồi tổ chức cho người khác đổ xà bần, rác thải để thu tiền theo đầu xe. Đã có trường hợp bị truy cứu trách nhiệm hình sự... 

Cơn bão Man-yi, hiện cách đảo Luzon (Philippines) khoảng 2.000 km được đánh giá là cơn bão mạnh cấp 15, giật trên cấp 17, có khả năng tiến vào Biển Đông trong ngày 18/11.

Không chỉ nhiều lần phớt lờ chỉ đạo của Ban Bí thư Trung ương Đoàn về vấn đề quản lý đất công như Báo CAND đã phản ánh vào ngày 9/11, tại Phân viện Thanh Thiếu niên miền Nam (TP Thủ Đức - TP Hồ Chí Minh) thuộc Học viện Thanh Thiếu niên Việt Nam còn để xảy ra tình trạng công trình trị giá 34 tỷ đồng được đầu tư bằng vốn ngân sách sau 15 chưa quyết toán xong và có nguy cơ phải đập bỏ do xây dựng không phép…

"Không thể để Thủ đô cứ mưa lớn lại ngập, trong nội đô ngập, ở ngoại đô, người dân phải chèo thuyền vào tầng 2 nhà mình",  TS Cao Đức Phát, nguyên Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã phát biểu như vậy tại Hội thảo khoa học “Triển khai Luật Thủ đô số 39/2024/QH15: Một số vấn đề lý luận và thực tiễn” được tổ chức sáng 14/11 tại Hà Nội.

Ngày 14/11, Cơ quan An ninh điều tra Công an tỉnh Bình Dương cho biết đã có kết luận điều tra về đường dây chế tạo, tàng trữ, sử dụng, mua bán trái phép vũ khí quân dụng số lượng lớn do bị can Lềnh Chi Và (SN 1984) và Nguyễn Trung Hiếu (SN 1991), cùng ngụ tại huyện Định Quán (Đồng Nai) thực hiện hành vi phạm tội.

Trưa 14/11, Giải đua ghe Ngo trong Lễ hội Oóc Om Bóc - Đua ghe Ngo Sóc Trăng khu vực ĐBSCL lần thứ 6 và Tuần VH-TT&DL Sóc Trăng lần thứ 1 năm 2024 chính thức khai mạc tại Khán đài đua ghe Ngo (sông Maspero, TP Sóc Trăng), với sự tranh tài của 60 đội ghe Ngo (53 đội nam, 7 đội nữ) đến từ các tỉnh Sóc Trăng, Bạc Liêu, Cà Mau, Hậu Giang, Kiên Giang và TP Cần Thơ.

©2004. Bản quyền thuộc về Báo Công An Nhân Dân.
®Không sao chép dưới mọi hình thức khi chưa có sự đồng ý bằng văn bản của Báo Công An Nhân Dân.
English | 中文