“Cơn lốc” hàng hoá xuất xứ Trung Quốc

16:10 31/05/2007
Có lẽ chưa bao giờ "cơn lốc" hàng hoá Trung Quốc lại tràn đến từng gia đình mạnh mẽ như bây giờ, đủ loại, từ trái cây, xì dầu đến tương ớt và nhiều loại khác.

Trên thị trường hiện nay rất nhiều loại trái cây có xuất xứ Trung Quốc nhưng đều được người bán giới thiệu là hàng Thái Lan, Mỹ.

Ở nhiều gian hàng bách hoá ở Hà Nội, các đồ gia dụng nấu bếp như nồi áp suất, chảo rán, muôi, thìa inox... phần lớn là hàng Trung Quốc. Không chỉ ở quầy bày bán đồ gia dụng mà ngay cả ở gian hàng bán thực phẩm, cũng rất nhiều mặt hàng này.

Tại một số siêu thị nhỏ và các quầy bán hàng trên đường phố, rất nhiều các loại nước xì dầu không có nhãn mác rõ ràng được bày bán công khai. Những chai xì dầu này chỉ in toàn chữ Trung Quốc, không hề có bất kỳ nhãn phụ bằng tiếng việt. Những người bán hàng khi được hỏi cũng chỉ biết do Trung Quốc sản xuất. Còn cụ thể do cty nào nhập khẩu, chịu trách nhiệm về chất lượng hàng hoá thì... chịu.

Chai nước xì dầu không rõ xuất xứ này cũng có mầu đen đen như các loại xì dầu sản xuất trong nước, khi ăn lại có vị ngòn ngọt chứ không quá mặn như xì dầu nội nên rất nhiều người tiêu dùng mua về ăn. Loại nước xì dầu này đặc biệt phổ biến ở các tỉnh như Thái Nguyên, Tuyên Quang...

Bà Nguyễn Thị Minh (phường Quang Trung, TP. Thái Nguyên) cho biết, gia đình bà thường xuyên mua loại xì dầu này về ăn vì con gái bà rất thích chan với canh. Thậm chí, thỉnh thoảng bà còn cho vào quấy bột cho đứa cháu nội mới 8 tháng tuổi!

Tuy nhiên, khi hỏi bà có đọc được tiếng Trung Quốc để chắc chắn chai xì dầu có thành phần, chỉ tiêu chất lượng đảm bảo không thì bà lắc đầu bảo: tôi thấy con gái thích thì mua thôi chứ làm sao biết được!

Một loại gia vị khác khá phổ biến không chỉ ở các quán ăn mà cả các gia đình là tương ớt. Tại nhiều hàng sạp trong chợ hoặc bên đường bày bán khá nhiều tương ớt được đóng trong vỏ chai nước khoáng bóc nhãn.

Các chủ hàng luôn miệng giới thiệu là đặc sản của vùng Quảng Đông, Trung Quốc, rất thơm ngon, giá mỗi chai dao động từ 5.000 đến 8.000 đồng tuỳ cửa hàng. Chai tương ớt loại này có mầu sắc tươi rất bắt mắt. Nhìn bề ngoài thì không thể biết được nguồn gốc của nó là ở Trung Quốc hay một cơ sở sản xuất hàng thủ công trong một ngõ ngách Hà Nội, hay xóm nhỏ một tỉnh thành nào đó.

Bà Nguyễn Thị Thanh ở tổ 6, Định Công, Hà Nội từng ăn loại tương ớt này, cho biết, bà mua chai tương ớt trong dịp đi Lạng Sơn cách đây mấy tháng. Người bán hàng ở chợ Tân Thanh giới thiệu là tương ớt đặc sản Trung Quốc nên bà mua một chai với giá 4.000 đồng. Nhưng mua về ăn bà thấy tương ớt có vị hơi ngai ngái, không thơm mùi ớt tươi nên bà bỏ xó trên chạn bếp vài tháng nay.

Khoảng 80% hàng nhập lậu có  xuất xứ từ Trung Quốc

Một quan chức của ngành Quản lý thị trường còn khẳng định, có tới khoảng 80% hàng nhập lậu về đến địa phận Hà Nội bị phát hiện là hàng Trung Quốc. Trong đó, chủ yếu là hàng công nghệ gia dụng, công nghiệp...

Một số mặt hàng tiêu dùng như bàn chải đánh răng và một số gia vị thực phẩm... cũng có tỉ lệ khá cao nhập lậu từ Trung Quốc.

Một trong những mặt hàng tiêu dùng mà phần lớn là hàng được sản xuất ở Trung Quốc là vải may mặc. Các đầu mối vải hiện nay như chợ Ninh Hiệp, chợ Đồng Xuân... chủ yếu là vải lậu tuồn về từ Trung Quốc.

Theo Lã Xưa (Gia đình & Xã hội)

Thứ trưởng Lê Văn Tuyến yêu cầu, mục tiêu cao nhất của lực lượng Cảnh sát Quản lý trại giam, cơ sở giáo dục bắt buộc, trại giáo dưỡng (QLTG, CSGDBB, TGD) là bảo đảm tuyệt đối an toàn cơ sở giam giữ; quản lý giáo dục được người phạm tội sau khi hết án phải nhận thức tốt, chấp hành tốt pháp luật, làm ăn lương thiện, không tái phạm.

Đa số ý kiến các đại biểu thảo luận tại hội trường Quốc hội sáng 9/5 bày tỏ sự quan tâm và ủng hộ việc đánh thuế tiêu thụ đặc biệt đối với mặt hàng nước giải khát có hàm lượng đường trên 5g/100ml. Tuy nhiên, các đại biểu cũng kiến nghị, cần phân loại hợp lý các đối tượng áp dụng, nhất là đối với sản phẩm tự nhiên…

Với mục tiêu xây dựng quốc gia phát triển văn minh, hiện đại, đưa Việt Nam vào kỷ nguyên vươn mình của dân tộc đã đặt ra yêu cầu cấp thiết thực hiện cuộc “cách mạng” tinh gọn bộ máy hệ thống chính trị. Điều này đòi hỏi sự thống nhất trong nhận thức và quyết tâm, quyết liệt trong hành động với phương châm “chỉ bàn làm, không bàn lùi” với những vấn đề cụ thể sau:

Chủ tịch UBND TP Hà Nội nhấn mạnh, các sở, ban, ngành, chính quyền địa phương xác định truyền thông là một phần trong công cụ quản trị, không né tránh truyền thông mà chủ động hợp tác, cung cấp thông tin, đối thoại và xử lý với tinh thần trách nhiệm cao nhất.

Trưa ngày 6/5/2025, nhận được tin PGS.TS Nguyễn Lân Cường đã rời cõi nhân gian sau nửa năm chống chọi với bạo bệnh, tôi liền gọi điện thoại chia buồn với GS Nguyễn Lân Dũng – người anh ruột của nhà khảo cổ được mệnh danh là chuyên gia “cổ nhân học”. Quen biết PGS.TS Nguyễn Lân Cường và từ lâu được ông coi là một người bạn vong niên, với tôi đó là vinh hạnh và tôi luôn trân trọng, cảm phục ông, một nhà khoa học đúng nghĩa, luôn say mê với khảo cổ và nhiệt huyết với cuộc đời…

Ngay sau sự cố mưa gây dột lênh láng tại nhà ga T3, sân bay Tân Sơn Nhất, ngày 8/5 Cơ quan Thường trực Hội đồng kiểm tra Nhà nước về công tác nghiệm thu công trình xây dựng đã có văn bản gửi Tổng Công ty Càng hàng không Việt Nam - CTCP (ACV) yêu cầu rà soát các vấn đề phát sinh trong quá trình đưa công trình vào khai thác…

Ngày 9/5, thông tin Văn phòng UBND tỉnh Thanh Hoá cho hay, UBND tỉnh sẽ bố trí một phần vận động viên của đội tuyển thể thao thành tích cao thuộc Trung tâm huấn luyện và thi đấu TDTT tỉnh Thanh Hoá sử dụng cơ sở tại Trung tâm Hội nghị Hàm Rồng (TP Thanh Hoá).

©2004. Bản quyền thuộc về Báo Công An Nhân Dân.
®Không sao chép dưới mọi hình thức khi chưa có sự đồng ý bằng văn bản của Báo Công An Nhân Dân.