Công bố Lệnh của Chủ tịch nước về 8 Luật
Đó là: Luật Quy hoạch đô thị; Luật sửa đổi, bổ sung Điều 126 của Luật Nhà ở và Điều 121 của Luật Đất đai; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của các Luật liên quan đến đầu tư xây dựng cơ bản; Luật Cơ quan đại diện nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam ở nước ngoài; Luật Quản lý nợ công; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Điện ảnh; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Di sản văn hoá; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Sở hữu trí tuệ.
Theo Luật sửa đổi, bổ sung Điều 126 của Luật Nhà ở thì có 3 điểm mới so với Điều 126 hiện hành, đó là: người có quốc tịch Việt Nam đều có quyền sở hữu nhà ở tại Việt Nam. Người gốc Việt Nam thuộc các diện về đầu tư trực tiếp tại Việt Nam theo pháp luật về đầu tư; người có công đóng góp cho đất nước; nhà văn hoá, nhà khoa học, người có chuyên môn, kỹ năng đặc biệt mà Việt Nam có nhu cầu và đang làm việc tại Việt Nam. Người có vợ hoặc chồng là công dân Việt
Những điều chuyển, bổ sung của Điều 126 đã khẳng định người Việt Nam định cư ở nước ngoài là một bộ phận không thể tách rời của dân tộc Việt Nam, góp phần khuyến khích kiều bào về xây dựng đất nước, đồng thời tạo điều kiện thuận lợi cho kiều bào về quê hương sinh sống.
Về nội dung sửa đổi, bổ sung Điều 121 của Luật Đất đai hiện hành thì người Việt Nam định cư ở nước ngoài sẽ có thêm 3 quyền (quyền được bồi thường khi Nhà nước thu hồi đất, quyền cho thuê và quyền được ủy quyền quản lý nhà ở), nhưng so với công dân Việt Nam ở trong nước thì đối tượng này bị hạn chế hơn 2 quyền, đó là quyền góp vốn và quyền bảo lãnh bằng tài sản là nhà ở gắn liền với quyền sử dụng đất ở