Đãi vàng trái phép trên sông Pô Kô: Hiểm nguy rình rập

09:09 14/05/2013
Hàng ngày người dân nơi đây bỏ nương, rẫy kéo nhau ra lòng sông Pô Kô dưới chân cầu Kroong, tụ tập thành nhiều nhóm gần cả trăm người với các dụng cụ đãi vàng thủ công thô sơ. Các dụng cụ mà người dân sử dụng chủ yếu bằng chảo đãi, xẻng, thau, chậu, cuốc… hì hục lặn ngụp, đắm mình múc đất đá dưới đáy sông để “tìm vàng”.

Theo tìm hiểu của chúng tôi, những người đào đãi vàng chủ yếu thuộc 2 thôn, thôn 3 và thôn 4 thuộc xã Kroong, huyện Sa Thầy, tỉnh Kon Tum. Không chỉ đào đãi dưới lòng sông mà ngay sát bờ, không khí “ lao động” cũng không kém phần hăng say.

Đào đãi vàng như công trường trên dòng sông Pô Kô.

Được biết, bãi vàng trên sông Pô Kô đoạn dưới chân cầu Kroong có từ khá lâu rồi, nhưng số lượng vàng không nhiều, thời gian khai thác không lâu, một năm chỉ có vài tháng khai thác. Tuy nhiên, tình trạng này vẫn chưa được ngăn chặn.

Trao đổi với chúng tôi, ông Nguyễn Thành Đức, Chủ tịch UBND xã Kroong cho biết: “Chính quyền địa phương vẫn biết hiện tượng người dân đổ xô đi đãi vàng trái phép dưới chân cầu Kroong, lực lượng Công an xã cũng nhiều lần truy đuổi, chính quyền địa phương cũng có nhắc nhở, cũng như tuyên truyền, vận động người dân, nhưng đâu lại vào đấy, lực lượng còn quá mỏng để thực hiện được điều này”.

“Việc đãi vàng dưới chân đập thủy điện là điều vô cùng nguy hiểm, vì vậy chúng tôi liên tục cảnh báo người dân, không riêng gì người dân khai thác vàng mà cả những người dân làm đồng áng, bắt cá, chăn bò 2 bên bờ sông dưới chân đập. Tuy nhiên điều đáng nói ở đây là, việc xả nước của hồ thủy điện thường diễn ra vào buổi sáng khoảng từ 8h đến 9h, mà không có lịch xả nước cụ thể gởi xuống chính quyền địa phương, vì vậy chúng tôi cũng đang rất khó khăn trong việc cảnh báo xả nước cho người dân sống và làm việc bên 2 bờ sông”, ông Nguyễn Thành Đức chia sẻ.

Tình trạng đào đãi vàng dưới dòng sông Pô Cô, nằm ngay dưới chân đập thủy điện là vô cùng nguy hiểm, ảnh hưởng trực tiếp đến tính mạng của người dân. Chính quyền địa phương cần có biện pháp ngăn chặn, đồng thời huy động các tổ chức đoàn thể, già làng, thôn trưởng, những người có uy tín đẩy mạnh công tác tuyên truyền, vận động, thuyết phục người dân để tránh những hậu quả đáng tiếc có thể xảy ra…

Văn Phong

Nửa thế kỷ sau ngày đất nước nối liền một dải, Việt Nam hiện lên trong mắt truyền thông quốc tế là một quốc gia vững vàng, độc lập, không ngừng phát triển và hội nhập, người Việt Nam tử tế và hiếu khách. Đại lễ 30/4/2025 không chỉ là dấu mốc lịch sử, mà còn lan tỏa niềm vui chiến thắng, niềm tự hào dân tộc tới bạn bè năm châu. 

Thứ trưởng Đặng Hoàng Oanh đề nghị các cấp, các ngành, tổ chức xã hội, doanh nghiệp, cá nhân và thân nhân các gia đình có người được đặc xá tạo mọi điều kiện thuận lợi nhất để những người được đặc xá nhanh chóng tái hòa nhập cộng đồng.

Chiều 1/5, thông tin từ Ủy ban An toàn giao thông Quốc gia cho biết, trong ngày thứ 2 của kỳ nghỉ lễ, toàn quốc xảy ra 65 vụ, làm chết 28 người, bị thương 56 người. So với cùng kỳ năm 2024 giảm 10 vụ, giảm 2 người chết, tăng 6 người bị thương. Tất cả các vụ đều xảy ra trên đường bộ, đường sắt, đường thủy không xảy ra tai nạn. 

Đảng ủy Cục Cảnh sát giao thông, Bộ Công an và gia đình thương tiếc báo tin: đồng chí Đại tá Trần Đào, nguyên Cục trưởng Cục Cảnh sát giao thông từ trần vào hồi 12h45’ ngày 1/5/2025, hưởng thọ 89 tuổi.

Ngày 1/5, Văn phòng Cơ quan CSĐT, Công an tỉnh Nghệ An cho biết, đơn vị hiện đang tạm giữ đối tượng Hà Văn Thúy (SN 1985), trú tại xóm Bắc Thắng, xã Tân Thắng, huyện Quỳnh Lưu để tiếp tục điều tra, làm rõ về hành vi gây rối trật tự công cộng.

Sáng 1/5, Trại giam An Điềm - Bộ Công an (đóng tại huyện Đại Lộc, Quảng Nam) tổ chức Lễ công bố quyết định đặc xá năm 2025 của Chủ tịch nước. Trung tướng Lê Văn Tuyến, Thứ trưởng Bộ Công an, Ủy viên Thường trực Hội đồng tư vấn đặc xá năm 2025, Trưởng Ban chỉ đạo đặc xá Bộ Công an dự và chỉ đạo buổi lễ.

Theo Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương, nhiều người bị vết thương rất nhỏ như gai đâm, đinh đâm, xước da, dập móng... nhưng chủ quan không xử lý, dẫn tới nhiễm uốn ván nặng, khi vào viện đã nguy kịch. Tỷ lệ tử vong do uốn ván rất cao, nhất là ở trường hợp có thời gian ủ bệnh ngắn. 

80 năm đã trôi qua kể từ khi cuộc vượt ngục lịch sử diễn ra tại nhà tù Hỏa Lò (tháng 3/1945-3/2025). Chốn ngục tù tăm tối xưa kia nay đã trở thành Di tích lịch sử Nhà tù Hỏa Lò giữa trung tâm Thủ đô, hằng ngày đón nhiều lượt khách tham quan.

Trạm Kiểm soát Biên phòng Nhơn Hải (Đồn Biên phòng Nhơn Lý, Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng tỉnh Bình Định) phối hợp với Đội CSGT đường thủy (Phòng CSGT Công an tỉnh Bình Định) và Cơ quan CSĐT Công an tỉnh Bình Định điều tra, làm rõ vụ một mô tô nước mất lái lao lên bờ làm 1 người tử vong, 1 người bị thương.

©2004. Bản quyền thuộc về Báo Công An Nhân Dân.
®Không sao chép dưới mọi hình thức khi chưa có sự đồng ý bằng văn bản của Báo Công An Nhân Dân.