Đắk Lắk: Nhiều bác sĩ rời bệnh viện công sang làm việc tại bệnh viện tư nhân

08:15 19/09/2011
Tại tỉnh Đắk Lắk đang có tình trạng hàng loạt các bác sĩ ở các bệnh viện công bỏ việc chuyển sang làm ở các bệnh viện, phòng khám bệnh tư nhân.

Theo bác sĩ Nguyễn Phi Tiến, Giám đốc Sở Y tế, chỉ tính từ năm 2009 trở lại đây, Đắk Lắk đã có 48 bác sĩ bỏ việc tại các bệnh viện công sang "đầu quân" cho các cơ sở y tế tư nhân, trong đó có 12 bác sĩ ở Bệnh viện Đa khoa tỉnh.

Cũng theo bác sĩ Nguyễn Phi Tiến, phần lớn các bác sĩ bỏ việc ở các bệnh viện công đều là các bác sĩ chuyên khoa, chuyên khoa 1, thạc sĩ có kinh nghiệm, chuyên môn khá trên địa bàn. Thậm chí, có nhiều bác sĩ được các bệnh viện công cử đi đào tạo các chuyên khoa, chuyên khoa I, chuyên khoa II, thạc sĩ... nhưng sau khoá học sẵn sàng bồi thường thiệt hại cho Nhà nước để chuyển sang làm cho các cơ sở y tế tư nhân.

Mặc dù, tỉnh Đắk Lắk đã có chính sách đãi ngộ để thu hút các bác sĩ có chuyên môn cao về công tác ở các tuyến cơ sở nhưng 3 năm qua, các trung tâm y tế dự phòng, các bệnh viện tuyến huyện cũng chưa tiếp nhận được bác sĩ nào.

Một trong những nguyên nhân các bác sĩ bỏ việc ở các bệnh viện công theo bác sĩ Tiến là do thu nhập thấp trong khi đó áp lực công việc lại quá nhiều.

Hiện nay, tỉnh Đắk Lắk đã bổ sung chính sách đãi ngộ về việc thu hút bác sĩ có chuyên môn cao cũng như khuyến khích, động viên các bác sĩ công tác ở các địa bàn khó khăn, vùng sâu, vùng xa.

Cụ thể, tỉnh có chế độ hỗ trợ một lần đối với bác sĩ chuyên khoa II là 25 triệu đồng, bác sĩ nội trú, thạc sĩ y khoa là 20 triệu đồng, bác sĩ chuyên khoa I là 15 triệu đồng, dược sĩ đại học hệ chính quy là 10 triệu đồng (trước đây, mức hỗ trợ một lần đối với bác sĩ chuyên khoa I là 15 triệu đồng, chuyên khoa II là 20 triệu đồng, dược sĩ đại học hệ chính quy là 10 triệu đồng, không có đối tượng bác sĩ nội trú, thạc sĩ y khoa).

Ngoài chế độ phụ cấp ưu đãi nghề, tỉnh Đắk Lắk còn thực hiện chế độ hỗ trợ thêm hằng tháng cho các bác sĩ ở các cơ sở y tế công lập. Cụ thể, đối với bác sĩ công tác ở các xã vùng 3, biên giới, mức hỗ trợ là 500.000 đồng/người/tháng; các xã khu vực II và thị trấn của các huyện Ma Đrắk, Lắk, Krông Bông, Ea Súp, Buôn Đôn mỗi người được hỗ trợ 300.000 đồng/tháng, các xã, phường, thị trấn còn lại 200.000 đồng/tháng

Q.H.

Để xử lý dứt điểm hơn 300 dự án, công trình chậm tiến độ kéo dài, tỉnh Hà Tĩnh sẽ kiên quyết thay thế hoặc điều chuyển sang công việc khác đối với cán bộ, công chức năng lực yếu, không dám làm, né tránh, đùn đẩy, sợ trách nhiệm, chậm trễ và không đáp ứng yêu cầu công việc được giao trong giải quyết các vấn đề liên quan.

Liên quan đến vụ huy động hơn 3.700 tỷ đồng và mất khả năng thanh toán xảy ra tại Công ty TNHH MTV Tư vấn đầu tư GFDI, chiều nay (18/11), Cơ quan CSĐT Công an TP Đà Nẵng đã tiến hành khởi tố vụ án, khởi tố bị can và thực hiện lệnh bắt tạm giam đối với Nguyễn Quang Hoàng (SN 1988, Tổng Giám đốc), và Trần Thị Mỹ Hạnh (SN 1992, Trưởng phòng ngân quỹ công ty) về tội "Lừa đảo chiếm đoạt tài sản".

Dù liên tục lao dốc trong 2 tuần qua, nhưng vàng vẫn chưa từng đánh mất sức hấp dẫn của mình. Mỗi khi giá kim loại quý tăng hoặc giảm mạnh, thị trường đều "dậy sóng", người người nhà nhà nhộn nhịp giao dịch. Cơ quan điều hành khẳng định sẽ đưa ra các giải pháp khiến vàng không trở thành mặt hàng hấp dẫn để đầu cơ.

©2004. Bản quyền thuộc về Báo Công An Nhân Dân.
®Không sao chép dưới mọi hình thức khi chưa có sự đồng ý bằng văn bản của Báo Công An Nhân Dân.
English | 中文