Dân thành cổ Quảng Trị thiếu đất

15:25 28/12/2006
Thành Cổ Quảng Trị ngày nay đang phát triển từng ngày. Thật khó có thể nhận ra Thành cổ hôm này và Thành cổ 30 năm về trước. Thế nhưng có một thực trạng đáng buồn là Quảng Trị hôm nay vẫn chưa có một bãi rác và nghĩa trang "đàng hoàng".

Hơn 30 năm sau chiến tranh, trên mảnh đất thiêng Thành cổ (thị xã Quảng Trị) đã có những đổi thay to lớn. Mặc dù vậy, người dân Thành cổ vẫn còn gặp không ít khó khăn, đặc biệt là đất xây dựng điểm xử lý rác thải và nơi làm nghĩa địa.

Qua hơn 10 năm với hàng chục cuộc họp giữa UBND tỉnh Quảng Trị, thị xã Quảng Trị và các ban, ngành chức năng nhưng đến nay vẫn chưa tìm được giải pháp khả quan…

Rác thải bao trùm thị xã

Những năm 1980, dân cư ở thị xã Quảng Trị tăng rất nhanh, một mặt những người xa quê hương trong chiến tranh trở về quê cũ, mặt khác không ít người lính trên mọi miền đất nước từng tham gia chiến đấu bảo vệ mảnh đất thiêng Thành cổ trong cuộc chiến 81 ngày đêm đỏ lửa mùa hè năm 1972 trở lại mảnh đất này sinh sống vì muốn được ngày ngày hương khói cho đồng đội đã mất.

Thị xã Quảng Trị vì vậy ngày một trở nên đông đúc, trong khi tổng diện tích đất tự nhiên ở đây chỉ có vỏn vẹn 630ha. Vậy nên khó khăn về điểm xử lý rác thải và đất làm nghĩa địa là không tránh khỏi.

Trước thực trạng này, năm 1989, chính quyền thị xã cho xây dựng bãi rác rộng khoảng 1ha nằm ở khu phố 1, phường 1. Có lẽ lúc bấy giờ do không dự đoán được sự phát triển mọi mặt của thị xã, nên chỉ ít năm sau đó, địa điểm này đã nảy sinh nhiều yếu tố bất hợp lý.

Cụ thể, điểm xử lý rác thải vừa nằm sát hồ chứa nước Tích Tường, nơi cung cấp nước sinh hoạt cho cư dân thị xã, vừa nằm gần khu dân cư và chỉ cách nghĩa trang liệt sĩ thị xã một… bức tường. Trong khi đó, quy trình xử lý rác thải ở đây chỉ đơn giản là chôn lấp.

Qua hơn 15 năm, 1ha đất ở đây không thể chứa hết rác thải, mặc cho người ta đã chôn chồng lên hàng chục lớp. Thành ra, rác thải cứ thế tràn ra đường và khu dân cư lân cận. Hậu quả, khi có gió Tây Nam thổi mạnh, một khối lượng lớn rác thải với đủ loại rác bay khắp thị xã.

Về mùa mưa lũ, nước từ trên cao dội về chảy qua bãi rác, đổ xuống khu dân cư với một màu đen xỉn và hôi hám. Thậm chí, thứ nước này không chỉ thẩm thấu mà còn ồ ạt chảy vào hồ chứa nước Tích Tường…

Không có đất làm nghĩa địa

Do thiếu đất nên người dân Thành cổ còn gặp khó khăn khác, đó là chỗ chôn cất người chết. Ngay sau khi Quảng Trị được tách ra từ tỉnh Bình Trị Thiên (cũ) năm 1992, huyện Hải Lăng đã cắt một phần đất ở xã Hải Lệ cho thị xã Quảng Trị để xây dựng nghĩa địa nhân dân.

Qua gần 15 năm, nghĩa địa này đã có trên 5 nghìn mộ. Điều đáng nói, khu nghĩa địa do không có người quản lý dẫn đến mồ mả ở đây được chôn cất lộn xộn. Thêm vào đó, vì lo không có đất chôn cất người chết, nhiều gia đình đã xây dựng mộ giả, thậm chí xây bờ tường chiếm chỗ trước.

Sau nhiều cuộc họp giữa chính quyền và người dân, một biện pháp khá… buồn đã phải đưa ra, rằng người chết có quê hương bản quán ở đâu thì đưa về đó!

Qua gần 15 năm với hàng chục cuộc họp bàn bạc giải quyết những khó khăn trên, nhưng đến thời điểm này, những khó khăn ấy vẫn chưa giải quyết được

Phan Thanh Bình

Nếu có cơ hội đến Điện Biên dịp kỷ niệm 70 năm Chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ, nhất định bạn không thể bỏ qua các di tích lịch sử gắn liền với một “thiên sử vàng” của dân tộc Việt Nam; là nơi các thế hệ đi trước đã  hy sinh của bao máu xương để làm nên chiến thắng “Lừng lẫy năm châu, chấn động địa cầu”.

Là đơn vị chủ công trong công tác bảo vệ tuyệt đối an ninh, an toàn các hoạt động kỷ niệm chiến thắng Điện Biên Phủ nói chung, Lễ diễu binh, diễu hành nói riêng; thực hiện nhiệm vụ bảo vệ vòng trong cùng, các đơn vị của Bộ Tư lệnh Cảnh vệ đã chủ động triển khai lực lượng, trang thiết bị, phương tiện phục vụ công tác bảo vệ.

Ngày 5/5, Cơ quan CSĐT Công an TP Hồ Chí Minh hoàn tất kết luận điều tra, chuyển hồ sơ sang Viện KSND cùng cấp đề nghị truy tố Nguyễn Thanh Tâm (SN 1997, ngụ huyện Củ Chi) về tội: "Giết người" và "Cướp tài sản".

Ngày 4/5, Thượng tướng Nguyễn Duy Ngọc, Ủy viên Trung ương Đảng, Thứ trưởng Bộ Công an đã có Thư khen gửi Giám đốc Công an tỉnh Hải Dương; đồng chí Cục trưởng Cục An ninh mạng và phòng chống tội phạm sử dụng công nghệ cao về thành tích triệt phá nhóm đối tượng hoạt động thu thập, tàng trữ, trao đổi, mua bán trái phép thông tin tài khoản ngân hàng nhằm mục đích lừa đảo chiếm đoạt tài sản, rửa tiền với quy mô rất lớn, lên đến hàng nghìn tỷ đồng.

Hướng tới 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ (7/5/1954 - 7/5/2024), 66 năm Ngày Truyền thống lực lượng An ninh chính trị nội bộ (10/5/1958 - 10/5/2024), từ ngày 3 - 5/5, Công an tỉnh Nghệ An tổ chức giao lưu, học tập kinh nghiệm giữa lực lượng làm công tác An ninh chính trị nội bộ các tỉnh Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Trị, Thừa Thiên Huế và TP Hà Nội.

Sau khi tìm đến các mỏ khai thác đá trái phép, Phạm Ngọc Hùng cùng đồng bọn đã tự xưng là nhà báo, có mối quan hệ quen biết với nhiều lãnh đạo nên đã đòi bảo kê, thu mua đá rồi chiếm đoạt số tiền hơn 500 triệu đồng.

Trước năm 1954, Sân bay Điện Biên vốn là sân bay dã chiến của quân đội Pháp. 70 năm sau, qua nhiều lần nâng cấp, Sân bay Điện Biên đã trở thành sân bay dân dụng hiện đại, đáp ứng khai thác máy bay cỡ lớn, là cầu nối kinh tế tại 6 tỉnh biên giới Tây Bắc.

©2004. Bản quyền thuộc về Báo Công An Nhân Dân.
®Không sao chép dưới mọi hình thức khi chưa có sự đồng ý bằng văn bản của Báo Công An Nhân Dân.
English | 中文