Liên quan đến vụ việc bốn thuyền viên Việt nhảy trốn khỏi tàu cá Đài Loan vì bị hành hạ như nô lệ:

Đang chờ kết quả xác minh của các công ty môi giới Đài Loan

09:37 13/08/2013
Thông tin về bốn thuyền viên Việt Nam đang làm việc cho một tàu cá Hsieh Ta của Đài Loan nhảy xuống biển trốn khỏi tàu vì bị hành hạ, đánh đập như nô lệ đang làm nóng dư luận trong nước.

Ngay sau khi tiếp nhận thông tin này, chúng tôi đã liên hệ với Cục Quản lý lao động ngoài nước, Bộ LĐ-TB&XH; Ban Quản lý lao động Việt Nam tại Đài Loan cùng các doanh nghiệp (DN) dịch vụ đưa thuyền viên đi làm việc tại Đài Loan để tìm hiểu. Tuy nhiên cho đến chiều 12/8, đại diện Cục Quản lý lao động ngoài nước cho biết, hiện Cục đang yêu cầu các DN dịch vụ rà soát, báo cáo. Các DN phải chủ động liên hệ với môi giới Đài Loan để xác định xem có phải lao động do mình đưa đi hay không.

Bà Nguyễn Thị Tuyết Nhung, Trưởng ban Quản lý lao động Việt Nam tại Đài Loan cho biết, Ban cũng chỉ biết thông tin qua báo chí nước ngoài, báo chí Đài Loan không đưa tin về việc này. Ban cũng đang cố gắng tìm thêm thông tin, do tên tàu cá dịch ra tiếng Anh nên lệch so với tên tàu của Đài Loan. Bà Nhung cũng cho biết, hiện có 4 doanh nghiệp chủ lực đưa thuyền viên sang làm việc trên các tàu cá Đài Loan là TSC, Imasco, LOD và TTLC. 

Ông Lê Nhật Tân, Phó Tổng Giám đốc Công ty cổ phần Phát triển nguồn nhân lực LOD cho PV Báo CAND biết, công ty đang tích cực nhờ đối tác Đài Loan kiểm tra thông tin để xác định tàu Hsieh Ta của Đài Loan của chủ nào, từ đó xác định được danh tính thuyền viên. Xác minh được thông tin về tên tuổi của thuyền viên thì mới biết được thuyền viên của DN nào đưa đi.

Còn theo ông Phong, phụ trách mảng thuyền viên Đài Loan của Công ty TTLC thì việc đưa thuyền viên sang Đài Loan, DN trong nước thường ký với công ty môi giới tại Đài Loan, nên hiện cũng đang liên hệ với môi giới để xác định được thuyền viên Việt Nam. Ông Phong cho biết thêm, trước đây cũng đã có trường hợp thuyền viên nhảy xuống biển để được vào làm việc trên bờ. Nhưng với việc của 4 thuyền viên như báo chí nước ngoài đưa là bị đánh đập, hành hạ như nô lệ là khá hy hữu.

Thông tin mà Hãng AFP dẫn nguồn từ Ủy ban cá ngừ nhiệt đới liên Mỹ - IATTC hiện đang là thông tin mấu chốt để các cơ quan chức năng, các DN của Việt Nam tìm kiếm thông tin về 4 thuyền viên: Tàu cá Hsieh Ta của Công ty Hong Yuan Fishery, ở Cao Hùng, Đài Loan, số đăng ký IMO là 8648391, số đăng ký Đài Loan: CT6-1239, hô hiệu (call sign): BH3239. Tàu dài 48,95m, ngang 8m, trọng tải 472 tấn, đóng năm 1990. Tàu này được phép đánh bắt cá ngừ đại dương ở Thái Bình Dương Số đăng ký do IATTC cấp cho tàu là 14600. Công ty Hong Yuan Fishery, quản lý tàu cá này ở địa chỉ: 33 Lane 61 phố Wuling, quận Lingya, Kaohsiung City 802, Đài Loan. Đài Loan hiện có 153 tàu được phép của IATTC đánh bắt cá ngừ ở Thái Bình Dương.

Chúng tôi sẽ tiếp tục cập nhật thông tin về vụ việc này từ phía các cơ quan có liên quan.

Theo báo Liberation (Pháp) ngày 11/8, trả lời đài phát thanh Radio 1 của Polynesia (Pháp), ông Jean-Piere Lebrun, phiên dịch cho bốn thuyền viên Việt Nam trốn khỏi tàu cá Hsieh Ta của Đài Loan ngày 8/8 cho hay bốn thuyền viên này đã bị đánh đập, hành hạ như nô lệ trên tàu Đài Loan. Ông Lebrun cho biết thêm, suốt 2 năm, bốn thuyền viên Việt Nam chỉ được lên bờ đúng một lần. Họ phải làm việc 7 ngày/tuần, 18 giờ/ngày và thường xuyên bị đánh đập, hành hạ như dùng lưỡi câu móc vào má và vào gót chân. Tất cả tiền lương của bốn thuyền viên bị giữ lại để trả tiền ăn ở và tiền vé máy bay khi về nước.

Hôm 8/8, nhân cơ hội tàu Hsieh Ta đang kéo một chiếc tàu khác ở gần đảo Tahiti (quần đảo Polynesia thuộc Pháp ở Nam Thái Bình Dương), cách bờ cảng Papeete chừng 800 mét, bốn thuyền viên Việt Nam đã nhảy xuống biển mang theo các đồ cá nhân. Những người này được trung tâm cứu nạn cảng Papeete đưa lên bờ. Theo hãng tin AFP, trong ngày 11/8, bốn thuyền viên này đã bắt đầu các thủ tục để trở về Việt Nam.

Thu Uyên

Nếu có cơ hội đến Điện Biên dịp kỷ niệm 70 năm Chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ, nhất định bạn không thể bỏ qua các di tích lịch sử gắn liền với một “thiên sử vàng” của dân tộc Việt Nam; là nơi các thế hệ đi trước đã  hy sinh của bao máu xương để làm nên chiến thắng “Lừng lẫy năm châu, chấn động địa cầu”.

Là đơn vị chủ công trong công tác bảo vệ tuyệt đối an ninh, an toàn các hoạt động kỷ niệm chiến thắng Điện Biên Phủ nói chung, Lễ diễu binh, diễu hành nói riêng; thực hiện nhiệm vụ bảo vệ vòng trong cùng, các đơn vị của Bộ Tư lệnh Cảnh vệ đã chủ động triển khai lực lượng, trang thiết bị, phương tiện phục vụ công tác bảo vệ.

Ngày 5/5, Cơ quan CSĐT Công an TP Hồ Chí Minh hoàn tất kết luận điều tra, chuyển hồ sơ sang Viện KSND cùng cấp đề nghị truy tố Nguyễn Thanh Tâm (SN 1997, ngụ huyện Củ Chi) về tội: "Giết người" và "Cướp tài sản".

Ngày 4/5, Thượng tướng Nguyễn Duy Ngọc, Ủy viên Trung ương Đảng, Thứ trưởng Bộ Công an đã có Thư khen gửi Giám đốc Công an tỉnh Hải Dương; đồng chí Cục trưởng Cục An ninh mạng và phòng chống tội phạm sử dụng công nghệ cao về thành tích triệt phá nhóm đối tượng hoạt động thu thập, tàng trữ, trao đổi, mua bán trái phép thông tin tài khoản ngân hàng nhằm mục đích lừa đảo chiếm đoạt tài sản, rửa tiền với quy mô rất lớn, lên đến hàng nghìn tỷ đồng.

Hướng tới 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ (7/5/1954 - 7/5/2024), 66 năm Ngày Truyền thống lực lượng An ninh chính trị nội bộ (10/5/1958 - 10/5/2024), từ ngày 3 - 5/5, Công an tỉnh Nghệ An tổ chức giao lưu, học tập kinh nghiệm giữa lực lượng làm công tác An ninh chính trị nội bộ các tỉnh Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Trị, Thừa Thiên Huế và TP Hà Nội.

Sau khi tìm đến các mỏ khai thác đá trái phép, Phạm Ngọc Hùng cùng đồng bọn đã tự xưng là nhà báo, có mối quan hệ quen biết với nhiều lãnh đạo nên đã đòi bảo kê, thu mua đá rồi chiếm đoạt số tiền hơn 500 triệu đồng.

Trước năm 1954, Sân bay Điện Biên vốn là sân bay dã chiến của quân đội Pháp. 70 năm sau, qua nhiều lần nâng cấp, Sân bay Điện Biên đã trở thành sân bay dân dụng hiện đại, đáp ứng khai thác máy bay cỡ lớn, là cầu nối kinh tế tại 6 tỉnh biên giới Tây Bắc.

©2004. Bản quyền thuộc về Báo Công An Nhân Dân.
®Không sao chép dưới mọi hình thức khi chưa có sự đồng ý bằng văn bản của Báo Công An Nhân Dân.
English | 中文